Thủ tướng: Dứt khoát tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân
Nhiều nguyên tắc thực hiện chiến lược vắc xin được lãnh đạo Chính phủ đưa ra, như dứt khoát tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân, đảm bảo đủ vắc xin tiêm 2 mũi, tiêm phủ vắc xin cho người trên 50 tuổi.
Ngày 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sơ kết một tháng thực hiện Chỉ thị 16 tại một số tỉnh thành. Hội nghị trực tuyến được tổ chức tại điểm cầu 36 địa phương, gồm các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16 và một số địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch.
Thủ tướng chỉ đạo cuộc họp ngày 15/8 với 36 tỉnh thành.
Phân bổ vắc xin phải đủ cho người dân tiêm 2 mũi
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, hiện đã qua 26 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, 21 ngày giãn cách tại Hà Nội; 22 ngày giãn cách tại tỉnh Phú Yên; 7 ngày giãn cách tại tỉnh Khánh Hòa và 13 ngày giãn cách tại Đà Nẵng. Tổng số các địa phương này ghi nhận 216.719 ca mắc Covid-19, trong đó số ca mắc ghi nhận qua sàng lọc tại cộng đồng là 39.918 (chiếm 18,4% tổng số ca mắc). Số ca mắc mới sàng lọc cộng đồng đã bắt đầu xu hướng giảm tại một số địa phương.
Dù dịch bệnh từng bước được kiểm soát tại các địa phương nhưng diễn biến vẫn hết sức phức tạp, nhất là tại TPHCM và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Một số địa phương thuộc khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên) dịch chưa được kiểm soát triệt để, vẫn còn khả năng bùng phát và nguy cơ xuất hiện các ổ dịch lớn, do dịch đã lây lan rộng ra cộng đồng, trong các nhà máy, xí nghiệp và khu vực đông dân cư.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nhiều tỉnh đang phải đối mặt với thực tiễn hằng ngày số người nhiễm rất nhiều, ca bệnh tăng liên tục, trong khi năng lực điều trị tại chỗ rất hạn chế cả về người và trang thiết bị dù có sự chi viện của Trung ương cũng như các tỉnh thành khác.
Đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, Phó Thủ tướng đề nghị kiểm soát chặt người, phương tiện ra, vào tại một số địa phương sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh, được coi là vùng xanh an toàn gồm 8 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh; ở khu vực Tây Nguyên là các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng. Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện di chuyển qua hầm đèo Hải Vân. Tất cả lái xe, người đi trên xe khi ra, vào những địa phương này đều phải xét nghiệm nhanh.
Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Y tế khi phân bổ vắc xin cho các tỉnh phải tính toán có đủ để tiêm cả 2 mũi đối với một số loại vắc xin không thể tiêm kết hợp với nhau.
Video đang HOT
“Từ nay đến hết tháng 9/2021 phải tranh thủ từng ngày, từng giờ để có nhiều vắc xin nhất, tiêm nhanh nhất có thể cho người dân” – Phó Thủ tướng khuyến cáo.
Bao phủ vắc xin ngay cho người trên 50 tuổi
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, dứt khoát tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thêm một số bài học kinh nghiệm quan trọng trong chống dịch, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu, quyết liệt, mạnh mẽ và dứt khoát; sự vào cuộc của nhân dân.
“Chiến thắng hay không phụ thuộc vào lòng dân, sự tham gia của người dân có tính chất quyết định, người dân là chủ thể, là trung tâm của công tác phòng chống dịch” – Thủ tướng khái quát.
Thời gian tới, về lãnh đạo, chỉ huy, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Theo đó, tại các địa phương thực hiện Chỉ thị 16, Bí thư cấp ủy phải trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
“Lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu cao nhất, dứt khoát phải quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả và gần dân, bám sát dân” – người đứng đầu Chính phủ nhắc lại.
Về điều trị, Thủ tướng nhắc các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh ở từng địa bàn và điều kiện cụ thể của từng trường hợp, chủ động thực hiện cách ly F0, F1 tập trung hoặc tại nhà, nhằm đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm chéo (nếu cách ly tập trung) và lây lan ra cộng đồng (nếu cách ly tại nhà). Đối với địa bàn ít ca mắc, vẫn phải cách ly tập trung. Tăng cường kiểm tra để thực hiện thật chặt, thật nghiêm công tác này.
Các cơ sở điều trị (kể cả bệnh viện dã chiến, bệnh viện tư nhân) phải bảo đảm các điều kiện về môi trường, ô xy y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý, không coi F0 chưa có triệu chứng là người bệnh để có phương án cách ly (tại các trung tâm thu dung hoặc tại nhà khi bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết) và chăm sóc phù hợp về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần, nhằm giảm tỷ lệ F0 có triệu chứng. Lãnh đạo Chính phủ cũng nhắc việc bảo đảm điều kiện và điều trị, can thiệp y tế kịp thời nhằm giảm tối đa các trường hợp tử vong. Ông quán triệt “đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vào thời điểm này”.
Đặc biệt, để giảm tỷ lệ tử vong, Thủ tướng gợi ý một số biện pháp để Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu, xem xét, có hướng dẫn cụ thể, như ưu tiên tiêm, bao phủ vắc xin cho các đối tượng trên 50 tuổi, có điểm tiêm riêng cho người cao tuổi. Giảm số ca mắc, hướng dẫn cụ thể về việc cần làm để duy trì vùng xanh bền vững.
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tiêm vắc xin cho toàn dân. Khuyến khích các doanh nghiệp, các địa phương tìm nguồn, kết nối, mua vắc xin nhưng Bộ Y tế phải thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng vắc xin bảo đảm an toàn, hiệu quả, cấp phép, bảo quản, lưu trữ, chủ trì tiêm miễn phí cho toàn dân.
Thủ tướng khẳng định lại: “Tiêm miễn phí cho toàn dân, dứt khoát là như vậy”.
Sở Y tế TP.HCM kêu gọi toàn ngành tham gia phòng chống dịch COVID-19
Sở Y tế TP.HCM kêu gọi toàn ngành cùng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, sẵn sàng kích hoạt trong vòng 24 giờ kể từ khi có chỉ đạo của ban giám đốc.
Dịch COVID-19 tại TP.HCM đang vào giai đoạn căng thẳng khi số ca mắc tăng cao, ngành y tế TP.HCM đang dốc sức làm tất cả để kiểm soát dịch - Ảnh: T.T
Ngày 14-7, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi tất cả các bệnh viện của thành phố, quận huyện và Trung tâm cấp cứu 115 về việc sẵn sàng ứng phó điều trị bệnh nhân COVID-19 trong tình hình mới.
Theo Sở Y tế, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số lượng ca bệnh ngày càng tăng, trong đó có nhiều trường hợp cần cấp cứu chuyên khoa và là người nước ngoài.
Nhằm sẵn sàng ứng phó điều trị trong tình hình mới, kịp thời điều trị cho người bệnh nghi nhiễm, nhiễm COVID-19, Sở Y tế kêu gọi toàn ngành cùng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. Sở Y tế giao nhiệm vụ cụ thể:
Bệnh viện tuyến cuối sẵn sàng chi viện về nhân sự, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao... cho Bệnh viện hồi sức COVID-19 khi được Sở Y tế điều động.
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa khẩn trương xây dựng phương án "bệnh viện tách đôi" (một nửa tiếp nhận người bệnh không mắc COVID-19, nửa còn lại dành tiếp nhận người mắc COVID-19) đảm bảo 2 khu vực được tách biệt và có cổng đi riêng.
Phân công nhân sự cho 2 "bệnh viện tách đôi" và hỗ trợ các bệnh viện thu dung điều trị COVID-19. Các bệnh viện phải hoàn thiện kế hoạch trong ngày 14-7 và sẵn sàng kích hoạt trong vòng 24 giờ kể từ khi có chỉ đạo của ban giám đốc Sở Y tế.
Các bệnh viện được phân công thu dung điều trị COVID-19: Người bệnh nghi nhiễm, nhiễm được xem như các trường hợp cấp cứu cần phải được chuyển ngay vào bệnh viện có chức năng cách ly, điều trị kịp thời.
Trường hợp người nghi nhiễm, nhiễm là người nước ngoài không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại các bệnh viện thu dung điều trị COVID-19, nếu tình trạng nặng sẽ được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hoặc Bệnh viện hồi sức COVID-19.
Sở Y tế TP.HCM giao phòng kế hoạch tài chính và phòng nghiệp vụ dược hướng dẫn các bệnh viện được phân công điều trị, đặc biệt là Bệnh viện hồi sức COVID-19 mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao... theo hình thức mua sắm khẩn cấp trong điều kiện dịch bệnh.
Ngoài ra, Sở Y tế đề nghị các phòng chức năng tham mưu thành lập 9 tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch bao gồm các thành viên từ Sở Y tế và các bệnh viện.
TP.HCM tiến sát ngưỡng 19.000 ca COVID-19
Sở Y tế TP.HCM cho biết thời gian qua đã chuyển đổi công năng của các bệnh viện đa khoa thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận người bệnh COVID-19 và mở rộng thêm các cơ sở thu dung điều trị.
Tính đến thời điểm hiện nay có 10 cơ sở thu dung điều trị COVID-19 và 15 bệnh viện điều trị COVID-19. Ngày 14-7 Bệnh viện hồi sức COVID-19 bắt đầu hoạt động tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu với công suất 1.000 giường hồi sức cấp cứu chuyên sâu điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch.
Trong ngày 14-7 TP.HCM ghi nhận 2.229 ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc từ ngày 27-4 đến nay là 18.802 ca.
Bộ Công Thương đề nghị tiêm vắc xin cho lái xe, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất Bộ Công Thương vừa có văn bản hoả tốc đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin cho lái xe, người lao động vận tải, logistic để giảm thiểu sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Thông tin trên được thể hiện tại công văn số 4580/BCT-CN ngày 30/7/2021 nhằm góp phần...