Thủ tướng: “Đừng sợ dân giàu các đồng chí ạ”
Sáng nay (11/11), Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Thảo luận tại tổ Hải Phòng, Đồng Tháp, Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ có bài phát biểu rất đáng chú ý.
Thủ tướng trao đổi với ĐBQH trong giờ giải lao (ảnh quochoi.vn).
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, đến nay, Đảng, Quốc hội và chúng ta đều nhận thức cần thiết phải xã hội hóa trong phát triển kinh tế xã hội. “Tất cả các nhà đầu tư đều hỏi: Ông muốn chúng tôi đầu tư, vậy có luật pháp gì không? Trước chúng ta mới làm cấp Nghị định, nhưng họ không tin Nghị định, nhà đầu tư tin luật. Phải có luật thì họ mới làm. Vai trò của Nhà nước trong một số lĩnh vực cần phải giảm xuống, còn vai trò của tư nhân cần phải tăng cao hơn”, Thủ tướng nói.
Vẫn theo Thủ tướng, PPP để đất nước kêu gọi nhiều nguồn lực phát triển. Đây là hướng đi hết sức cần thiết và là quá trình tư duy của Đảng và Nhà nước ta. “Tôi đi các địa phương, bức xúc của người dân về đầu tư, công trình, dự án từ to đến nhỏ rất bức xúc, rất thiếu thốn. Còn các nước phát triển người ta đầu tư xong rồi, chỉ còn hưởng lợi. Chúng ta bây giờ vừa sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư hạ tầng, hàng loạt vấn đề đặt ra”, Thủ tướng cho biết.
Video đang HOT
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, trong dân nguồn lực còn rất lớn, nhưng chưa có luật pháp bảo vệ họ thì họ không bỏ ra đầu tư. Hiến pháp đã bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền công dân rất lớn. Nhưng phải có luật pháp cụ thể, không có luật pháp thì khó thu hút các nhà đầu tư. “Vấn đề cấp bách lớn như vậy nên Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều thúc đẩy Luật PPP ra đời”, Thủ tướng cho hay.
Theo Thủ tướng, về kinh tế thì hai bên đều phải có lợi, hướng đi như vậy mới có thể kêu gọi người dân, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Phải nhanh về thủ tục, thuận lợi trong quản lý, phải minh bạch, khách quan.
Hiện nay, do chồng chéo, vướng mắc của luật pháp nên nhà đầu tư chưa nhiệt huyết khi đầu tư vào Việt Nam. “Thể chế bây giờ rất quan trọng, nếu gỡ được thể chế thì vấn đề đầu tư rất tốt. Khi đầu tư theo hình thức công tư thì cả Nhà nước và nhà đầu tư, người dân đều có lợi, dân sẽ giàu có hơn. Dân có giàu thì nước mới mạnh, đó cũng chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước… Đừng sợ dân giàu, các đồng chí ạ”, Thủ tướng nói.
Vẫn theo Thủ tướng, vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tư nhân để họ yên lòng là rất quan trọng. Khi quyết định danh mục chẳng hạn thì quyền lợi Nhà nước và tư nhân đều được bảo đảm. Các thủ tục thuận lợi, mang tính thị trường. Thuyền lên nước lên, quan điểm này phải rất rõ trong luật. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính nằm ở đây. Tất cả các lĩnh vực quan trọng đều phải mở ra để thu hút doanh nghiệp. Chúng ta muốn Nhà nước và tư nhân cùng làm, trừ những việc mà Nhà nước phải nắm yết hầu trong nền kinh tế như tiền tệ, quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng cho rằng, Luật PPP nên quy định những nguyên tắc quan trọng để nhà đầu tư yên tâm, còn lại giao cho Chính phủ quy định những việc khác cho thông thoáng. Ông cũng đề nghị Quốc hội, ưu tiên cho những vùng xa xôi, khó khăn, hướng vào vùng khó khăn để thu hút PPP.
Theo danviet.vn
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: "Tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng"
Chiều nay (7/11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp tục trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Ông đã nói nhận khuyết điểm về một nội dung và cho biết sẽ làm bản tự kiểm gửi Thủ tướng Chính phủ để nhận trách nhiệm.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân (ảnh IT).
Trong phần chất vấn, ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang) đã nói: Quyết định số 402 của Thủ tướng ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Thủ tướng đã xác định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với tỷ lệ dân số.
"Nhưng đến nay gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư để hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2021 đến 2030 trình Quốc hội tại kỳ họp này tiếp tục đề xuất chính sách này. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ tính khả thi của chính sách này?", ĐB Lan chất vấn.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nói: Đây là lần thứ hai thay mặt Bộ Nội vụ, tôi xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng. Đây là một quyết định về chính sách đối với cán bộ người dân tộc được ban hành từ tháng 3/2016, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ, hiện còn 4 nhiệm vụ chưa làm. "Tôi xin báo cáo, sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng trong tháng 12/2019 để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng.
Một quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách như vậy mà chúng tôi chưa ban hành chính sách, chưa có phối hợp với Bộ Tài chính để lập kinh phí thực hiện; chưa có tổng hợp báo cáo hàng năm; đề án xây dựng đào tạo bồi dưỡng cán bộ của người dân cũng chưa có, khuyết điểm này phải được kiểm điểm đến nơi, đến chốn", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thẳng thắn.
Theo danviet
Thủ tướng: Xác minh thông tin người Việt tử vong trong container ở Anh Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công an, Ngoại giao và chính quyền 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh khẩn trương xác minh thông tin về vụ 39 người chết trong container ở Anh. Chiều 26/10, trước phản ánh về vụ 39 người chết trong container tại Anh, trong đó có thể có người Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo như...