Thủ tướng: Dùng chung một app cho nhân dân, người có app đỏ thì không được di chuyển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ và thống nhất dùng chung một ứng dụng (app) cho nhân dân, trong đó quy định rõ “người có app xanh được di chuyển, người có app vàng hạn chế di chuyển, người có app đỏ thì không được di chuyển (ở nhà)”.
Cụ thể, về ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, tại văn bản số 6837/VPCP-KGVX ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 13/9/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ và thống nhất dùng chung một app cho nhân dân, trong đó quy định rõ “người có app xanh được di chuyển, người có app vàng hạn chế di chuyển, người có app đỏ thì không được di chuyển (ở nhà)”.
* Theo Thông báo số 242/TB-VPCP, trong thời gian sớm nhất phải có một ứng dụng chính thức duy nhất, thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Khi triển khai ứng dụng mới, tất cả người dân đã khai báo thông tin trên các ứng dụng do các Bộ chỉ đạo xây dựng, triển khai trước đây sẽ phải được tự động cập nhật, chuyển sang ứng dụng mới, không bắt buộc người dân phải khai báo lại từ đầu.
Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Trước mắt, chỉ đạo kết nối, liên thông ngay các cơ sở dữ liệu phát sinh từ các ứng dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng (hiện do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý) và kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an quản lý để phục vụ phòng, chống dịch.
Đồng thời, chủ trì, thống nhất với Bộ Công an, Bộ Y tế chỉ đạo phát triển một ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để người dân sử dụng thuận tiện (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống COVID – PcCOVID).
Video đang HOT
Bộ Y tế chỉ đạo toàn hệ thống y tế thực hiện cập nhật, kết nối thông tin cần thiết cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, kết quả xét nghiệm, kết quả tiêm vaccine, điều trị bệnh nhân COVID-19… Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về Bảo hiểm Y tế.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ các thông tin cần thiết cho công tác phòng, chống dịch trong cơ sở dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan; chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng dụng mới (PcCOVID).
Số ca mắc mới, tử vong ở TPHCM ngày 24/9 giảm sâu sau nhiều tháng
Số lượng bệnh nhân ghi nhận mỗi ngày tại TPHCM đã giảm mạnh những ngày qua. Có thể thấy, đây là dấu hiệu tích cực trong công tác điều trị.
Tính từ 17h ngày 23/9 đến 17h ngày 24/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.537 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 3.786 trường hợp, giảm 1.266 ca so với hôm qua.
Bí thư TPHCM: "Không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt"
Sau một tuần tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để từng bước kiểm soát dịch Covid-19, tiến tới trạng thái "bình thường mới", các đoàn công tác của Thành ủy và UBND TPHCM đã tới các địa phương nhằm sơ kết các hoạt động phòng, chống dịch trong 7 ngày qua. Trong đó, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, làm trưởng đoàn đã tới dự hội nghị sơ kết tại thành phố Thủ Đức chiều 22/9.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.
"Chúng ta không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt mà cần từng bước mở dần, thích ứng an toàn để kinh tế phục hồi và các hoạt động xã hội dần trở lại bình thường", Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh tại hội nghị.
Người đứng đầu Đảng bộ thành phố lưu ý, để chuẩn bị cho trạng thái "bình thường mới", thành phố Thủ Đức cần xây dựng chiến lược bài bản về y tế. Bên cạnh đó, thành phố trực thuộc TPHCM cần tính đến việc làm, chỗ ở cho công nhân, người lao động trong chiến lược an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, khi lực lượng công nhân quay trở lại làm việc, những vấn đề về an sinh sẽ được giải tỏa, tuy nhiên, việc mở cửa lại các hoạt động cần tính đến chỗ ở an toàn với dịch Covid-19. Thành phố Thủ Đức cần rà soát những khu nhà ở chật hẹp, không đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người dân và có kế hoạch để kêu gọi đầu tư.
Khoảng thời gian toàn địa bàn giãn cách xã hội cũng là lúc để thành phố Thủ Đức bố trí, sắp xếp, quy hoạch lại nhằm tương xứng với tầm vóc, định hướng phát triển.
Bệnh nhân Covid-19 xuất viện ở tiến sát ca cần nhập viện
Chiều 24/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh, thành phố chỉ còn một tuần để phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước mốc thời gian ngày 30/9.
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, chủ trì buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19, thông tin, trong ngày 23/9, thành phố ghi nhận thêm 5.052 trường hợp mắc Covid-19 mới được công bố. Số lượng bệnh nhân ghi nhận mỗi ngày tại TPHCM đã giảm mạnh những ngày gần đây.
Trong ngày, thành phố có 3.591 bệnh nhân Covid-19 nhập viện và 3.260 bệnh nhân xuất viện. Như vậy, số bệnh nhân Covid-19 xuất viện trong một ngày đang tiến sát tới số bệnh nhân cần nhập viện, đây là dấu hiệu tích cực trong công tác điều trị.
Trong 24 giờ qua, thành phố ghi nhận 140 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong, đây là con số thấp nhất trong nhiều tháng qua. Ngày 22/8, trước khi siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, thành phố ghi nhận 340 ca F0 tử vong, đến nay, con số đó đã được kéo giảm rõ rệt.
Hiện tại, ngành y thành phố đang điều trị cho 40.054 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, thành phố có 2.037 bệnh nhân nặng cần thở máy và 23 người cần can thiệp ECMO.
Chính thức rút ngắn thời gian tối thiểu 6 tuần giữa 2 mũi AstraZeneca
Sáng 24/9, văn phòng UBND TPHCM, đã có văn bản khẩn gửi Sở Y tế thành phố nhằm truyền đạt ý kiến của ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố, về khoảng cách thời gian giữa 2 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca.
Theo đó, UBND TPHCM thống nhất với đề xuất của Sở Y tế về việc rút ngắn khoảng thời gian tiêm mũi 2 sau khi hoàn tất mũi một. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định.
TPHCM đồng ý rút ngắn thời gian xuống khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca xuống còn tối thiểu 6 tuần (Ảnh: Hải Long).
Như vậy, người từng tiêm mũi một bằng vắc xin AstraZeneca tại TPHCM sẽ được tiêm mũi 2 cùng loại vắc xin trên hoặc bằng vắc xin Pfizer trong thời gian tối thiểu là 6 tuần.
Trước đó, Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và báo cáo UBND TPHCM về việc xin rút ngắn thời gian giữa 2 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Cụ thể, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.
Phát hiện F0 là công nhân xây dựng ở Hoài Đức, Hà Nội Thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Hà Nội trong tối nay, trong đó có một ca tại cộng đồng, một ca tại khu phong tỏa. Như vậy, trong ngày Thủ đô ghi nhận 6 F0. Phân bố các F0 theo chùm ca bệnh: chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (một ca); chùm sàng lọc ho...