Thủ tướng Đức yêu cầu duy trì hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung năng lượng
Đức có kế hoạch chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine và giá năng lượng tăng cao, Berlin đã phải cân nhắc lại.
Thủ tướng Đức Olaf Schol. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 17/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã yêu cầu tạo điều kiện để 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại tại nước này tiếp tục hoạt động đến giữa tháng 4/2023.
Trước đó, Đức có kế hoạch chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine và giá năng lượng tăng cao, Berlin đã phải cân nhắc lại kế hoạch này. Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nội dung lá thư của ông Scholz gửi tới các bộ trưởng trong Nội các nêu rõ chính phủ sẽ sớm tạo điều kiện pháp lý để cho phép các nhà máy điện hạt nhân Isar 2, Neckarwestheim 2 và Emsland có thể duy trì hoạt động qua ngày 31/12/2022 đến 15/4/2023.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, từ đảng Xanh, đề xuất chỉ duy trì hoạt động của 2 trong số 3 nhà máy hạt nhân kể trên tới mùa Xuân năm sau để giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng nếu cần thiết. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do (FDP) thuộc liên minh cầm quyền, đề xuất duy trì hoạt động của cả 3 nhà máy. Các cuộc đàm phán sau đó trong nội bộ liên minh cầm quyền đã không thể mang lại tiếng nói chung. Trong bối cảnh đó, tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Scholz cho thấy ông đã chủ động can thiệp để chấm dứt thế bế tắc này.
Nội dung lá thư có đoạn nêu rõ ông Scholz sẽ sử dụng quyền ban hành chỉ thị của thủ tướng để xúc tiến kế hoạch trên, yêu cầu các Bộ Kinh tế, Môi trường và Tài chính tạo cơ sở pháp lý để duy trì hoạt động của 3 nhà máy điện hạt nhân. Các bộ liên quan hoàn tất soạn thảo các quy định và trình lên nội các sớm nhất có thể. Ngoài ra, trong thư, ông Scholz cũng yêu cầu bộ phối hợp để đưa ra một dự luật “tham vọng” nhằm tăng hiệu quả năng lượng, xúc tiến luật hóa thỏa thuận nhằm loại bỏ than đá vào năm 2030.
Cơ sở chứa chất thải hạt nhân dưới lòng đất trong tương lai của Thụy Sĩ
Ngày 12/9, Thụy Sĩ thông báo sơ bộ vị trí được lựa chọn để xây dựng kho chứa chất thải hạt nhân dưới lòng đất nằm ở một khu vực ở phía Bắc thành phố Zurich, gần biên giới Đức.
Chính phủ Thụy Sĩ dành 20 tỷ franc (20,94 tỷ USD) cho dự án xây dựng.
Theo thiết kế, kho chứa này sau khi hoàn thiện sẽ có thể lưu giữ chất thải hạt nhân trong ít nhất 200.000 năm tới. Theo công ty National Cooperative for the Disposal of Radioactive Waste (NAGRA) phụ trách dự án, kho chứa sẽ đi vào hoạt động vào năm 2050. Chính NAGRA, do các đơn vị vận hành nhà máy năng lượng hạt nhân và chính phủ thành lập, đã đề xuất xây dựng kho chứa chất thải dưới lòng đất ở vùng Laegern ở phía Bắc. Công ty cho biết địa điểm xây dựng được xác định sau 14 năm đánh giá, theo đó đã hội tụ những điều kiện địa chất phù hợp nhất, mức độ ổn định cao nhất và linh hoạt nhất đối với 1 kho chứa dưới lòng đất.
NAGRA sẽ xin chính phủ cấp phép sử dụng địa điểm này để xây dựng kho chứa chất thải từ 4 nhà máy điện hạt nhân của Thụy Sĩ vào cuối năm 2024. Dự kiến, Quốc hội và Chính phủ Thụy Sĩ sẽ thông qua quyết định cấp phép vào năm 2029.
Mức đền bù thiệt hại cho các vùng chịu ảnh hưởng, trong đó có cả Đức, chưa được quyết định.
Đức lùi thời điểm loại bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Đức đã quyết định tạm dừng việc loại bỏ nhà máy điện hạt nhân, theo đó đặt 2 nhà máy điện hạt nhân là Neckarwestheim và Isar 2 trong "trạng thái chờ" nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Tháp làm lạnh tại nhà máy điện hạt nhân Emsland, Đức. Ảnh: DPA Trong thông báo ngày 5/9, Bộ trưởng...