Thủ tướng Đức tới Hy Lạp thảo luận về xung đột ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Ngày 27/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thực hiện chuyến thăm chính thức Hy Lạp. Tại Athens, nhà lãnh đạo Đức đã có cuộc thảo luận cởi mở và nhất trí về nhiều chủ đề với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Thủ tướng Scholz khẳng định Hy Lạp và Đức được liên kết bởi lịch sử lâu dài và đầy biến cố. Hai nước ngày nay là những đối tác thân thiết trong Liên minh châu Âu (EU) và đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Người dân hai nước có mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đoàn kết. Nhà lãnh đạo Đức ca ngợi quá trình cải cách thành công của Hy Lạp, ông khẳng định đã thấy một “Hy Lạp mới” với một nền kinh tế năng động, hiệu quả.
Thủ tướng Đức bày tỏ sự vui mừng vì hai chính phủ Đức và Hy Lạp đã hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tin cậy. Thủ tướng Hy Lạp cũng nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia và cho rằng mối quan hệ này hết sức quan trọng đối với cả hai nước.
Video đang HOT
Trong cuộc thảo luận, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào những thách thức lớn mà châu Âu đang phải đối mặt, như cuộc xung đột ở Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và tình hình khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Liên quan đến tình hình căng thẳng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Thủ tướng Scholz khẳng định mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ quan trọng đối với cả hai nước, mà còn đối với toàn bộ châu Âu và NATO. Ông kêu gọi Athens và Ankara tăng cường đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình trạng hiện nay. Ông nhấn mạnh Đức có thể làm trung gian hòa giải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần mình, Thủ tướng Mitsotakis tuyên bố Hy Lạp đã sẵn sàng “mở rộng tình hữu nghị” với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Ông mong muốn những mâu thuẫn phải được giải quyết một cách hòa bình.
Về tiến trình mở rộng EU, nhà lãnh đạo Đức cho biết bên cạnh những triển vọng mở ra cho Ukraine, Moldova và trong dài hạn là Gruzia, trọng tâm chính hiện nay là triển vọng gia nhập EU của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Balkan. Ông cam kết Đức và Hy Lạp sẽ cùng nhau nỗ lực hết sức để ủng hộ và thúc đẩy mục tiêu này.
Hy Lạp gửi 40 xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để nhận phương tiện hiện đại từ Đức
Hy Lạp đã cùng các đồng minh NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, gửi thiết bị quân sự tới Kiev.
Hy Lạp sẽ nhận được 40 chiếc Marder của Đức để đổi lấy việc giao xe cho Ukraine. Ảnh: AAP/DPA
Theo trang tin greekreporter.com, Hy Lạp sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do Liên Xô chế tạo cho Ukraine sau khi đạt được thỏa thuận với Đức vào cuối tuần trước, theo đó nước này sẽ nhận được từ Berlin cùng số lượng 40 xe bọc thép chở quân Marder hiện đại hơn.
Thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Panagiotopoulos và người đồng cấp Đức Christine Lambrecht được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhằm hỗ trợ Ukraine phòng thủ trong cuộc xung đột với Nga.
Hy Lạp đã cùng các đồng minh NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, gửi thiết bị quân sự tới Kiev.
Cho đến tháng 5, Hy Lạp đã cung cấp cho Ukraine các thiết bị như 122 xe BMP-1 cùng đạn dược; 15.000 quả rocket 73 ly; 2.100 quả rocket 122 ly; 20.000 súng trường tấn công AK-47; 3.200.000 hộp đạn 7,62 mm; 60 tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger MANPADS; 17.000 quả đạn pháo 155 ly; 1.100 tên lửa chống tăng RPG-18.
Sự ủng hộ của Hy Lạp đối với Ukraine đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Nga khi hồi tháng 7 Moskva tuyên bố Hy Lạp là một quốc gia "không thân thiện".
Vào tháng 6, Nga đã trục xuất 8 nhà ngoại giao Hy Lạp vì "quá trình đối đầu" của họ đối với Moskva. Động thái này nhằm trả đũa việc Hy Lạp trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga khỏi Athens. Trong tháng 4, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Hy Lạp rằng quan hệ giữa hai quốc gia "có chung niềm tin" đã "gần như không còn gì".
Các quan chức Nga cũng từng cáo buộc rằng có một sự bôi nhọ được dàn dựng đối với Nga ở Hy Lạp sau cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Đức, EU hối thúc sớm triển khai tái thiết Ukraine Trong hai ngày 24 và 25/10, tại thủ đô Berlin của Đức diễn ra 2 hội nghị thảo luận các biện pháp giúp Ukraine nhanh chóng xây dựng lại cơ sở hạ tầng quan trọng và đảm bảo phục hồi sau xung đột Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tại Hội...