Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga
Hai ngày sau cuộc điện đàm hôm 15/11 với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiết lộ “tin không tốt” về cuộc chiến ở Ukraine.
Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 12/2022. Cuộc điện đàm diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ.
Ngày 17/11, trong một phát biểu tại sân bay Berlin ngay trước khi lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc trò chuyện.
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.
Theo Thủ tướng Đức, cuộc điện đàm diễn ra rất chi tiết và nó phát đi thông điệp rằng giờ đây trách nhiệm của ông Putin là phải đảm bảo cuộc chiến ở Ukraine đi đến hồi kết, trong đó bao gồm việc chấm dứt chiến tranh bằng cách rút các lực lượng của Liên bang Nga khỏi Ukraine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Scholz cũng lưu ý rằng cuộc điện đàm cho thấy rằng quan điểm của Tổng thống Liên bang Nga về cuộc chiến ở Ukraine hầu như không thay đổi và đây là một tin không tốt.
Đề cập tới việc một số người tin rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc dễ dàng, Thủ tướng Đức nhấn mạnh: “Không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra” và Đức, với tư cách là quốc gia ủng hộ Ukraine lớn nhất ở châu Âu, sẽ phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine để họ có thể tự bảo vệ mình.
Trong phát biểu ngày 17/11, ông Scholz còn chia sẻ rằng trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp quay trở lại nắm quyền, sẽ là không tốt nếu Washington duy trì liên lạc thường xuyên với ông Putin trong khi các lãnh đạo châu Âu không làm như vậy.
Liên quan tới cuộc diện đàm của hai nhà lãnh đạo Nga-Đức hôm 15/11, Điện Kremlin cho biết trong khi trò chuyện “Tổng thống Liên bang Nga lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ từ chối và vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán đã bị chính quyền Kiev làm gián đoạn”.
Điện Kremlin cũng xác nhận rằng Tổng thống Putin đã nhắc lại lập trường mà ông đã nêu trong nhiều tháng: bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải giải quyết các lợi ích an ninh của Moskva và dựa trên “thực tế lãnh thổ mới”.
Theo ông Putin, xung đột ở Ukraine có thể kết thúc nếu Kiev từ bỏ tham vọng NATO và công nhận bốn khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền. Ukraine đã bác bỏ những điều kiện đó.
Trước đó vào tháng 6/2024, Tổng thống Putin đã họp với ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, nêu bật những điều kiện để đàm phán với Ukraine.
Các điều kiện này bao gồm quân đội Ukraine rút khỏi Donetsk và Lugansk, Zaporizhzhia, Kherson. Bên cạnh đó là cam kết của Ukraine về việc áp dụng quy chế không liên kết, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước, dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng tất cả điều kiện này phải được ghi nhận trong các thỏa thuận quốc tế cơ bản.
Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ 'kịch bản Đức' về hòa bình ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga vừa chính thức bác bỏ đề xuất được gọi là "kịch bản Đức" nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Đề xuất này gợi nhớ đến tình hình nước Đức sau Thế chiến II, khi Tây Đức gia nhập NATO còn Đông Đức trở thành thành viên Khối Hiệp ước Warsaw.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia (Nga) ngày 31/10, ông Rodion Miroshnik, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga, đã khẳng định quan điểm phản đối áp dụng mô hình này vào tình hình Ukraine hiện nay.
Theo đề xuất này, các vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát sẽ được gia nhập NATO, trong khi Nga vẫn duy trì quyền kiểm soát tại những khu vực họ đang nắm giữ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã chỉ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn từ kịch bản này.
Ông Denis Denisov, chuyên gia đến từ Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nhận định việc thực hiện kịch bản này sẽ tạo điều kiện cho NATO triển khai cơ sở hạ tầng quân sự, trực tiếp đe dọa an ninh của Nga. "Phi quân sự hóa Ukraine là một trong những mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự đặc biệt của chúng tôi. Việc Ukraine gia nhập NATO hoàn toàn mâu thuẫn với mục tiêu này", ông Denisov nhấn mạnh.
Nhà khoa học chính trị Igor Pshenichny cho rằng Mỹ đang thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến "kịch bản Đức". Theo ông, điều này xuất phát từ lo ngại rằng cuộc xung đột càng kéo dài, số vùng lãnh thổ Ukraine nằm dưới ảnh hưởng của Mỹ sẽ càng giảm đi.
Tại Đức, vấn đề Ukraine đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới chính trị. Gần đây, ông Matthias Miersch, Tổng thư ký đảng Dân chủ Xã hội, đã kêu gọi công nhận di sản chính trị của cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder - người từng vấp phải chỉ trích vì mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo nhận định của Artyom Sokolov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moskva, xã hội Đức đang có nhu cầu thay đổi cách tiếp cận chính trị. Quyết định từ bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đức, buộc chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz phải xem xét lại các chính sách hiện tại.
Tuy nhiên, chuyên gia Sokolov cũng lưu ý rằng những đề xuất mang tính xây dựng về vấn đề Ukraine thường vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ các bên liên quan.
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định rằng Kiev phải thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo xung đột với Nga kết thúc vào năm 2025 thông qua biện pháp ngoại giao. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại New York (Mỹ) ngày 25/9. Ảnh: Reuters/TTXVN Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh được phát sóng ngày 16/11, Tổng thống...