Thủ tướng Đức sẵn sàng điều trần về bê bối nghe lén
Phát biểu trên Đài Radio Bremen hôm 7.5, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết nếu được yêu cầu, bà sẵn sàng điều trần trước Ủy ban Điều tra của quốc hội.
Bà Merkel đang chịu rất nhiều áp lực sau khi truyền thông nước này liên tục đưa tin về việc Cơ quan Tình báo đối ngoại Đức (BND) hỗ trợ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén các đồng minh ở châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière phải giải trình trước ủy ban nói trên về vụ bê bối. Ông de Maizière là cộng sự thân tín của bà Merkel và trước đây là bộ trưởng chuyên trách giám sát các cơ quan tình báo của nước này.
Vụ việc đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận vì Berlin từng phản ứng rất gay gắt hồi tháng 10.2013 khi các tài liệu do cựu nhân viên CIA Edward Snowden công bố cho thấy điện thoại di động của Thủ tướng Đức đã bị NSA nghe lén. Hồi đầu tuần, bà Merkel khẳng định chính phủ Đức luôn kiểm soát chặt chẽ BND nhưng cũng cho rằng cơ quan này “cần phải phối hợp với cơ quan tình báo các nước, như NSA, để chống khủng bố”.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Hạ viện Canada ủng hộ nghe lén nghi can khủng bố
Hạ viện Canada đã thông qua dự luật chống khủng bố (còn gọi là dự luật C-51) vào tối 6-5 (giờ địa phương) với 183 phiếu thuận và 96 phiếu chống. Dự luật còn phải được Thượng viện thông qua.
Bộ trưởng An ninh nội địa Steven Blaney nhận định luật chống khủng bố năm 2015 sẽ mang đến các công cụ luật pháp cần thiết để bảo vệ người dân trước nguy cơ nghiêm trọng của các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (tự xưng).
Đài phát thanh Canada ghi nhận dự luật C-51 quy định các điều khoản mở rộng quyền hạn của cơ quan tình báo về kiểm soát mạng Internet và lần đầu tiên cho phép tiến hành công tác tình báo ở nước ngoài.
Trước đây, Cục Tình báo an ninh Canada (thuộc Bộ An ninh công cộng) được phép thu thập thông tin và giám sát nghi can. Nay theo dự luật C-51, Cục có thể gây nhiễu hoạt động của các nghi can (như xem lén thông tin trên Internet) và nghe lén đối với nghi can Canada và thân nhân.
Dự luật còn đề ra các biện pháp ngăn chặn người muốn xuất cảnh tham gia khủng bố. Dự luật quy định để bắt giữ người, các cơ quan liên bang chỉ cần trao đổi với thẩm phán trong phiên tòa riêng không có luật sư bào chữa. Trao đổi và chia sẻ thông tin trên Internet nhằm tuyên truyền khủng bố sẽ được xem là hành vi phạm tội cho dù người truy cập có mục đích gì.
Dự luật C-51 được trình vào đầu năm nay sau khi xảy ra hai vụ tấn công khủng bố ở Canada, trong đó có vụ nổ súng ở Quốc hội. Sau đó, dự luật đã bị phản ứng gay gắt.
Nhiều ý kiến chỉ trích dự luật đe dọa các quyền tự do cơ bản của công dân. Trong số ý kiến phản đối có cả các nguyên thủ tướng, đoàn luật sư, các tổ chức luật gia, các giáo sư đại học và các doanh nghiệp. Hàng ngàn người đã xuống đường phản đối dự luật C-51 (ảnh). Báo The Golbe and Mail ngày 6-5 nhận định với dự luật này, Canada chính thức trở thành nhà nước-cảnh sát.
H.DUY
Theo_PLO
Tổng thống Chile yêu cầu tất cả bộ trưởng từ chức Tổng thống Chile, bà Michelle Bachelet yêu cầu tất cả bộ trưởng trong nội các nước này từ chức trong lúc bà quyết định ai đi ai ở, theo Reuters ngày 7.5. Tổng thống Chile, bà Michelle Bachelet - Ảnh: Reuters Phát biểu trên kênh truyền hình địa phương tối 6.5, Tổng thống Chile, bà Michelle Bachelet thông báo: "Một vài giờ trước,...