Thủ tướng Đức Olaf Scholz đối mặt cuộc điều tra mới xung quanh bê bối gian lận thuế
Nhà lãnh đạo Đức sẽ đối mặt với một cuộc điều tra của Quốc hội sau lễ Phục sinh, và hậu quả chính trị của nó có thể rất nghiêm trọng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz có thể là đối tượng điều tra của Quốc hội về vụ bê bối gian lận thuế. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo tờ Politico, phe đối lập trung hữu của Đức đang muốn gây sức ép lên Thủ tướng Olaf Scholz bằng cách khởi động một cuộc điều tra của Quốc hội xung quanh nghi vấn vai trò của ông tới vụ bê bối trốn thuế lớn.
Vụ án – bắt nguồn từ hơn 5 năm trước khi ông Scholz vẫn còn là thị trưởng thành phố Hamburg – có liên quan đến cái gọi là vụ “Cum Ex” có quy mô lớn hơn, khi nhà nước bị lừa hơn 30 tỷ euro vì một số ngân hàng, công ty hoặc cá nhân yêu cầu chính quyền hoàn thuế cho những chi phí bị cho là không hề tồn tại.
Vụ bê bối trên đã bao trùm chiến dịch tranh cử của vị chính trị gia Đảng Dân chủ Xã hội vào năm 2021 nhưng cuối cùng nó gây ít tác động vì khi đó khả năng ông Scholz có liên quan vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, lúc này vụ việc đang nóng trở lại sau khi những chi tiết mới xuất hiện.
Nghị viện bang Hamburg đã có kế hoạch triệu tập ông Scholz trong mùa xuân này tới một ủy ban điều tra về vụ bê bối. Và giờ đây, khối CDU/CSU trung hữu còn muốn thiết lập một cuộc điều tra ở cấp quốc gia tại Bundestag (Quốc hội Đức)
“Chúng tôi sẽ yêu cầu một ủy ban điều tra của Quốc hội về vụ thuế Scholz-Warburg ở Bundestag trong tuần Quốc hội họp đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh”, ông Mathias Middelberg, Phó chủ tịch nhóm nghị sĩ của CDU, cho biết ngày 4/4.
Đáp lại, người phát ngôn của Chính phủ Đức nói rằng “về nguyên tắc”, Berlin không bình luận về các quyết định được công bố bởi các thành viên Bundestag “không tôn trọng cơ quan hiến pháp”.
Video đang HOT
Nhóm CDU/CSU hiện có đủ số phiếu trong Quốc hội để có thể thành lập ủy ban điều tra. Đảng Cánh tả của Đức cũng cho biết họ sẽ ủng hộ yêu cầu này.
Các ủy ban điều tra của Quốc hội có thể triệu tập các nhân chứng và chuyên gia cũng như yêu cầu tiếp cận các tài liệu. Mặc dù những phát hiện của họ sẽ được tóm tắt trong một báo cáo không ràng buộc trách nhiệm, nhưng những hậu quả chính trị của nó với ông Scholz, trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới, có thể rất đáng kể.
Trong một bức thư gửi nhóm nghị sĩ CDU/CSU mà Politico xem được, Chủ tịch hai đảng này là Friedrich Merz và Alexander Dobrindt nói rằng vụ việc nên được điều tra do tầm quan trọng “đáng kể” của nó đối với nền chính trị quốc gia Đức.
Ông Scholz đã trở thành mục tiêu của các đảng đối lập vì có mối liên hệ với một ngân hàng tại Hamburg liên quan đến âm mưu trốn thuế. Cụ thể, trong thời gian làm thị trưởng, ông đã gặp riêng ba lần với một trong những chủ sở hữu của ngân hàng MM.Warburg & Co., lúc đó đã bị cơ quan thuế Hamburg điều tra. Các quan chức bang khi đó đang tìm cách đòi lại từ MM.Warburg & Co. số tiền 47 triệu euro mà họ tin là tiền thu bất chính liên quan đến vụ lừa đảo.
Trong thời gian làm thị trưởng thành phố Hamburg, ông Scholz đã gặp một trong các chủ sở hữu MMWarburg & Co., ngân hàng có liên quan đến âm mưu trốn thuế. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, cuối cùng, cơ quan quản lý tài chính bang Hamburg đã để thời hiệu đối với yêu cầu thanh toán số tiền hết hạn. Và nhiều năm sau, sau khi chi tiết về các cuộc gặp của ông Scholz với chủ ngân hàng xuất hiện, các nhà phê bình bắt đầu đặt câu hỏi liệu thành viên hàng đầu Đảng Dân chủ Xã hội này có thể đã can thiệp có lợi cho ngân hàng hay không.
Mặc dù Thủ tướng Scholz liên tục phủ nhận việc can thiệp, nhưng ông cũng không đưa ra câu trả lời nào về nội dung đã được thảo luận trong các cuộc gặp riêng với chủ ngân hàng bị điều tra. Thay vào đó, ông Scholz nhiều lần tuyên bố trong suốt hai năm rưỡi qua rằng ông không thể nhớ nội dung của các cuộc trao đổi.
Lời tuyên bố đó hiện đang bị đặt dấu hỏi khi xuất hiện các chi tiết trong phiên điều trần kín của ủy ban Bundestag với ông Scholz vào tháng 7/2020, trong đó ông dường như dễ dàng nhớ được chi tiết về các cuộc gặp của mình với chủ ngân hàng. Những người chỉ trích cho rằng ông Scholz chỉ bắt đầu tuyên bố không nhớ gì về các cuộc gặp này khi nguy cơ bùng nổ chính trị trở nên rõ ràng.
Thủ tướng Scholz và các đồng minh của ông đã nhiều lần lên tiếng phản bác, cho rằng những lời chỉ trích như vậy là có động cơ chính trị và nhấn mạnh rằng các cuộc điều tra trước đây không tìm thấy hành vi sai trái nào. Ông Scholz cũng nhấn mạnh rằng cuối cùng, ngân hàng đã hoàn trả 47 triệu euro, dù chỉ sau khi có lệnh của tòa án. Văn phòng Công tố viên Hamburg cho biết vào tháng 3 rằng họ không thấy bất kỳ nghi ngờ ban đầu nào đối với thủ tướng trong vụ việc.
Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản phe đối lập lên kế hoạch đào sâu hơn. “Thủ tướng muốn thấy một ranh giới được vạch ra ngăn làm rõ vấn đề thuế này. Nhưng nhiệm vụ của Quốc hội là kiểm soát chính phủ, xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là với rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời”, nhà lập pháp đảng CDU Matthias Hauer cho biết.
Đường xa thử sức bền
Bước vào nhiệm kỳ bằng một chương trình hành động mạnh mẽ về khí hậu, với mục tiêu trọng tâm là xây dựng một nền kinh tế trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng chính phủ liên minh 3 đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã trải qua sự khởi đầu với những thách thức lớn chưa từng có.
Cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu từ những tháng cuối năm 2021, biến thể Omicron xuất hiện gây ra làn sóng dịch bệnh mới vào mùa Đông đã khiến nhiều mục tiêu kinh tế của Đức gặp khó khăn. Căng thẳng liên quan tới tình hình xung đột tại Ukraine không chỉ khiến chương trình nghị sự của chính phủ mà cả chính sách đối ngoại của Đức phải thay đổi.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Có thể nhận thấy, thời điểm "liên minh đèn giao thông" Đỏ - Vàng - Xanh (gồm 3 đảng Dân chủ Xã hội - SPD, Dân chủ Tự do - FDP và đảng Xanh) của Thủ tướng Olaf Scholz nhậm chức - tháng 12/2021 cũng chính là thời điểm giá năng lượng bắt đầu "phi mã". Tại Đức, giá các loại khí đốt tăng cao kỷ lục, tới gần 500% chỉ trong vài tháng, khiến hóa đơn năng lượng của nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp cũng tăng đột biến.
Trong lúc chưa tìm ra lời giải, cuộc khủng hoảng tại Ukraine lại càng tạo thêm gánh nặng cho ngành năng lượng Đức, đẩy lạm phát của nền kinh tế lớn nhất "lục địa già" vào tình trạng chưa từng có kể từ khi tái thống nhất năm 1990. Theo dự báo của Viện kinh tế IfW, lạm phát của Đức có thể lên tới 5,8% trong năm nay và tăng trưởng kinh tế cũng bị giảm xuống còn 2,1%, thay vì mức 4% dự báo trước đó.
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) thậm chí dự báo giá tiêu dùng tăng cao cùng với những khó khăn kinh tế do tác động của làn sóng dịch mới mang tên "biến thể Omicron" có thể đẩy Đức đứng trước nguy cơ suy thoái về mặt kỹ thuật. Theo Bundesbank, với hai quý liên tiếp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức giảm 0,7% trong quý IV/2021 và có thể lại suy giảm đáng kể trong quý I/2022, suy thoái về kỹ thuật được xác định. Tương tự như vậy, những thách thức trong chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài, gây khó khăn nghiêm trọng cho sản xuất công nghiệp và ảnh hưởn tới hoạt động đầu tư vào quá trình khử cacbon.
Đại dịch COVID-19, được cho là đang dần được kiểm soát trước thời điểm chính phủ của ông Scholz nhậm chức, đã bùng phát trở lại với tốc độ lây nhiễm chưa từng có do sự xuất hiện của biến thể Omicron. Với mức thiệt hại ước tính 350 tỷ USD sau 2 năm đại dịch, các chuyên gia cho rằng ngay cả khi GDP vào cuối năm 2022 đạt được mức trước khủng hoảng, vẫn có một "khoảng cách đáng kể" trong hoạt động kinh tế so với trước khi đại dịch bùng phát.
Về đối ngoại, chưa đầy 100 ngày trên cương vị là người điều hành chính phủ, ông Olaf Scholz, tại phiên họp bất thường của Quốc hội liên bang ngày 27/2, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đã công bố những thay đổi trong chính sách đối ngoại. Theo đó, Berlin sẽ bổ sung 100 tỷ euro cho các lực lượng vũ trang Đức với lý do muốn đầu tư nhiều hơn cho an ninh của đất nước. Với mục tiêu phát triển quân đội liên bang "hiệu quả, hiện đại và tiến bộ", Thủ tướng Scholz còn khẳng định từ năm nay, Đức sẽ đặt mục tiêu hằng năm chi trên 2% GDP cho quốc phòng.
Cùng với quyết định trên, chính sách năng lượng và khí hậu cũng được điều chỉnh. Thay vì mục tiêu đến năm 2030, Đức sẽ sử dụng 80% điện từ năng lượng tái tạo, 50% hệ thống sưởi phải ở mức trung hòa với khí thải, loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân và than đá lần lượt vào năm 2022 và 2030, Đức cho phép xây dựng 2 nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng và công bố một số biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào khí đốt của Nga. Ngoài việc đình chỉ phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), Berlin thông báo xem xét khả năng hoãn kế hoạch loại bỏ dần than đá, khử carbon trong nền kinh tế cũng như đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân còn lại.
Đánh giá về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Thủ tướng Olaf Scholz, giới phân tích nhận định mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, căng thẳng Nga - Ukraine là yếu tố chi phối và "đánh dấu bước ngoặt" của Đức trong một số chính sách quan trọng, nhưng không thể phủ nhận đã có những bước tiến nhất định trên mặt trận đối nội. Đúng như cam kết tranh cử, Thủ tướng Olaf Scholz đã triển khai kế hoạch tăng mức lương tối thiểu từ 9,6 lên 12 euro/giờ theo lộ trình. Nhờ chính sách phù hợp, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức đã giảm về mức trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ người lao động có việc làm cũng tiếp tục duy trì đà tăng ổn định. Song song với nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và đầu tư vào nhà ở đang được thực hiện.
Về đối ngoại, rõ ràng tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thể hiện được vai trò của nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong nỗ lực làm trung gian tháo ngòi căng thẳng giữa Nga/Ukraine cũng như Nga/phương Tây qua các chuyến công du con thoi tới Nga, Ukraine, Mỹ, các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một loạt nước châu Âu. Cách xử lý của Thủ tướng Đức trong vấn đề liên quan tới Nga được cho là nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của Đức.
Đối mặt với những thử thách không hề nhỏ, song cách phản ứng và điều chỉnh chính sách của Thủ tướng Scholz đã nhận được sự ủng hộ khá cao của người dân. Có tới 73% số người được hỏi ủng hộ cách xử lý của ông Scholz sau 100 ngày đầu tiên nắm quyền. 47% người Đức coi chính phủ mới là "sự khởi đầu mới thực sự" cho đất nước. Một cuộc khảo sát khác do Allensbach tiến hành cho biết 60% người Đức tin rằng "Liên minh đèn giao thông" sẵn sàng thúc đẩy cải cách và 51% ủng hộ tầm nhìn chiến lược dài hạn của liên minh này.
Được đánh giá là một chính trị gia "thích làm việc ở hậu trường", "thích truyền đạt kết quả chứ không phải giải thích cách thực hiện", giới phân tích cho rằng ông Scholz đã có những tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra những quyết sách cuối cùng. Nhiều thách thức mà nước Đức phải đối mặt trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Thủ tướng Scholz vẫn chưa thể giải quyết, những vướng mắc mới cũng đang nảy sinh, đòi hỏi chính phủ phải đề ra quyết sách phù hợp. Có lẽ đây cũng là "hành trình thử sức bền" đối với nhà lãnh đạo đang dẫn dắt một liên minh chưa từng tồn tại ở Đức.
Thủ tướng Đức trấn an khi giá cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước trượt dốc Phát biểu với phóng viên ngày 24/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đảm bảo rằng Deutsche Bank - ngân hàng lớn nhất của Đức - khó có khả năng chịu chung số phận với Credit Suisse của Thụy Sĩ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài RT, trong một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) sau khi cổ phiếu của ngân...