Thủ tướng Đức đề xuất thiết lập vùng an toàn ở Idlib, Syria
Để cải thiện tình hình nhân đạo tại tỉnh Idlib của Syria, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị thiết lập một vùng an toàn ở tỉnh này.
Pháo binh của quân đội Syria tấn công vào mục tiêu của phiến quân tại al-Habit, tỉnh Idlib, ngày 22/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin ngày 3/3, Thủ tướng Merkel đã đề xuất thiết lập một vùng an toàn ở Idlib nhằm bảo vệ và cứu trợ cho người tị nạn Syria. Bà bày tỏ mong muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ việc thiết lập vùng an toàn cho hàng trăm nghìn người tị nạn ở vùng Tây Bắc Syria, đồng thời cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang cẳng thẳng ở Idlib, nhấn mạnh cần có một lệnh ngừng bắn, một khu vực được bảo vệ an toàn cho hàng trăm nghìn người chạy về phía biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cùng ngày đã ủng hộ cách xử lý cứng rắn của Hy Lạp để ngăn chặn dòng người di cư và tị nạn tràn vào biên giới châu Âu. Ông Seehofer kêu gọi duy trì Thỏa thuận về kiềm chế người tị nạn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, không để lặp lại kịch bản như hồi năm 2015 khi hơn 1 triệu người tị nạn tràn vào châu lục này. Ông nhấn mạnh khi biên giới ngoài châu Âu không được bảo vệ, chính sách tị nạn của châu Âu cũng sẽ không thể vận hành và điều này sẽ gây phương hại rất lớn cả về chính trị và tài chính cho châu Âu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đức cũng khẳng định sẽ hỗ trợ hết sức cho chính quyền Athens trong việc ngăn chặn người tị nạn ở biên giới Hy Lạp, cũng là biên giới ngoài của châu Âu. Trong khi đó, Chủ tịch đảng đoàn Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) Alexander Dobrindt cảnh báo Đức không nên gửi tín hiệu gây hiểu nhầm cho người tị nạn Syria. Ông nêu rõ rằng cần phải giúp những người tị nạn hiểu rằng họ không có cơ hội đến Đức.
Trong một diễn biến khác liên quan, theo phóng viên TTXVN tại New York, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock ngày 3/3 cho biết các hoạt động cứu trợ nhân đạo tạ Syria đã bị quá tải do có gần 1 triệu người đã chạy trốn khỏi bạo lực ở phía Tây Bắc Syria trong thời gian gần đây
Phó Tổng Thư ký LHQ đưa ra nhận định trên sau khi cùng với các quan chức khác của LHQ đánh giá các nỗ lực cứu trợ dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và tại tỉnh Idlib. Theo ông Lowcock, việc phái đoàn gồm nhiều cơ quan của LHQ tới Idlib là một bước quan trọng để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ đang diễn ra ở vùng Tây Bắc Syria. Đây là dịp để các cơ quan nhân đạo của LHQ có cơ hội thu thập thông tin trực tiếp, chi tiết về nhu cầu nhân đạo trên thực địa và tìm kiếm giải pháp tốt nhất để bảo vệ dân thường.
Theo Mạnh Hùng – Hữu Thanh (TTXVN)
Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngừng tấn công dân thường tại Syria
Theo Reuters, ngày 3-12, trước thềm hội nghị cấp cao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại London, lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí rằng phải chấm dứt mọi hành động tấn công nhằm vào người dân Syria, trong đó có khu vực Idlib hiện do phiến quân kiểm soát.
Lãnh đạo các nước Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức (từ bên trái sang) tại London, ngày 3-12, trước thềm hội nghị cấp cao NATO.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh: "Các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ hành động để tạo điều kiện cho người tị nạn trở về an toàn, tự nguyện và lâu dài và cuộc chiến chống khủng bố phải được tiếp tục dưới mọi hình thức".
Thủ tướng Anh Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng bày tỏ ủng hộ Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Ghassan Salame trong những nỗ lực thúc đẩy tiến trình chính trị do người dân Libya làm chủ nhằm chấm dứt xung đột tại nước này.
Trước đó cùng ngày, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin từ London, Tổng thống Erdogan thông báo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp và Anh sẽ thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Syria. "Các diễn biến liên quan Chiến dịch Mùa xuân hòa bình cũng sẽ được đưa ra đánh giá", ông Erdogan nói với các phóng viên. Giữa tháng 10-2019, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng người Kurd ở khu vực đông bắc Syria trong chiến dịch mang tên "Mùa xuân hòa bình".
Trong diễn biến khác, cuối tháng 11 vừa qua, Đặc phái viên LHQ về Syria Geir Pedersen cho biết, vòng đàm phán thứ hai do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ về vấn đề Syria kéo dài một tuần tại Geneva (Thụy Sĩ) đã kết thúc mà các bên không đạt đồng thuận về chương trình nghị sự. Đại diện của Chính phủ Syria và phe đối lập đồng chủ tọa vòng đàm phán đã không thể nhất trí về lịch trình các cuộc đàm phán soạn thảo hiến pháp. Do đó, 45 thành viên của cơ quan soạn thảo hiến pháp (gồm các đại diện của chính phủ, phe đối lập và tổ chức xã hội ở Syria) đã không nhóm họp. LHQ đánh giá các cuộc đàm phán của Ủy ban Hiến pháp Syria là bước tiến trên con đường dài tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria.
H.H
Theo Reuters, Anadolu
Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc dùng người tị nạn làm vũ khí gây sức ép với EU Ngày 3/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã phản đối mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho hàng chục nghìn người tị nạn muốn tới Liên minh châu Âu (EU). Người di cư tập trung tại khu vực Pazarkule, Edirne, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, ngày 29/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo...