Thủ tướng Đức đề xuất đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu
Ngày 26/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng nhiều khả năng nước này phải sống chung với các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan đến tháng 1/2021, trong khi Chánh Văn phòng Thủ tướng lại đề xuất rằng thời hạn áp đặt các biện pháp phòng ngừa đại dịch này cần kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội, bà Merkel nhấn mạnh do số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao nên các biện pháp hạn chế được áp đặt trước Giáng sinh có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến đầu tháng 1 năm tới đối với hầu hết các khu vực ở Đức. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức lại cho rằng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội cần phải được kéo dài hơn nữa, có thể đến tháng 3/2021 vì nước này sắp phải trải qua một mùa Đông đầy khó khăn.
Ngày 25/11, Thủ tướng Merkel đã nhất trí với lãnh đạo 16 bang của nước này về việc gia hạn và thắt chặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh cho đến ngày 20/12 tới, nhưng sẽ nới lỏng các quy định này vào dịp Giáng sinh để các gia đình và bạn bè có thể cùng nhau đón mừng ngày lễ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng cho biết chính phủ liên bang có kế hoạch triển khai gói viện trợ hàng tỷ USD để hỗ trợ cho các cửa hàng bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa và sẽ công bố gói viện trợ này vào tháng 12. Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), ngày 26/11, Đức có thêm 22.268 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 983.588 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 389 ca, nâng tổng số người không qua khỏi lên 15.160 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, về kỳ nghỉ Đông sắp tới, Thủ tướng Merkel đã lên tiếng ủng hộ việc đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu vào ngày 10/1/2021. Bà khuyến cáo mùa trượt tuyết đang đến gần, các chuyến du lịch không nên diễn ra và tránh mọi cuộc tiếp xúc không cần thiết. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được sự thống nhất ở châu Âu về việc liệu chúng tôi có thể đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết hay không”.
* Tại Phần Lan, Thủ tướng Sanna Marin ngày 26/11 cho biết tình hình dịch bệnh ở nước này đã nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, bà cho rằng chính phủ đã quyết định rằng chưa có cơ sở để áp đặt các biện pháp khẩn cấp như đã làm vào tháng 3.
Video đang HOT
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết tỷ lệ mắc bệnh tại Phần Lan trong vòng 14 ngày qua là 75,8 trên 100.000 người, mức thấp thứ 2 ở châu Âu sau Iceland. Mặc dù vậy, Chính phủ Phần Lan vẫn cảnh báo số ca nhiễm mới đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở xung quanh thủ đô Helsinki, số ca nhiễm mới trong tuần trước đã tăng gần 70% so với tuần trước nữa. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Marin cho rằng số ca nhiễm mới tiếp tục tăng và số người phải nhập viện cũng gia tăng, do đó không nên bỏ qua bất kỳ biện pháp nào khi bà đề cập đến khả năng phải tái áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Cùng ngày, Chính phủ Phần Lan cũng khuyến nghị giới chức các địa phương tạm thời đóng cửa tất cả các không gian công cộng ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Khu vực xung quanh thủ đô Helsinki sẽ ban hành lệnh cấm tổ chức tất cả các sự kiện tập trung đông người ở cả trong không gian kín và ngoài trời, yêu cầu học sinh từ 15 tuổi trở lên phải học trực tuyến, và các biện pháp hạn chế khác.
* Trong khi đó, tại Hungary, nước này hiện chưa có kế hoạch tăng cường các biện pháp hạn chế dù giới chức y tế thông báo số ca nhiễm và tử vong mới vẫn tiếp tục tăng lên. Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas ngày 26/11 cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét số ca nhiễm trong tuần tới để cân nhắc đưa ra quyết định. Do đó, hiện nay Chính phủ Hungary vẫn duy trì các biện pháp hạn chế đang được áp đặt và không có thay đổi gì cho đến cuộc họp chính phủ vào tuần tới.
Trong ngày 26/11, Hungary thông báo ghi nhận 6.360 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao thứ 2 kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Số ca tử vong cũng tăng thêm 115 ca, số trường hợp không qua khỏi trong vòng một ngày cao thứ 3 dù lệnh phong tỏa một phần được áp dụng từ đầu tháng này. Ông Gulyas cho biết số ca nhiễm mới gia tăng là do nước này mở rộng đối tượng xét nghiệm, trong đó có giáo viên.
* Tại Thụy Điển, Hoàng tử Carl Philip, 41 tuổi, và vợ là Công chúa Sofia, 35 tuổi, đang phải tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Dự kiến, Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia, cũng như Công chúa Victoria và chồng là Hoàng thân Daniel, cũng sẽ thực hiện xét nghiệm trong ngày 26/11.
Châu Âu 'bất an' dưới thời Thủ tướng Merkel?
Tờ Die Zeit của Đức nhận định, các nước châu Âu vẫn "bất an" do thiếu sự thống nhất.
Cụ thể, nhà báo Theo Sommer viết trên Die Zeit cho rằng, các quốc gia thành viên của liên minh không đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh. Để thay đổi điều này, cần phải xóa bỏ nguyên tắc nhất trí vốn có khả năng xảy ra trong quá trình tái thiết Liên minh châu Âu (EU). "Nhưng điều này sẽ không xảy ra dưới thời Thủ tướng Đức Angela Merkel và thậm chí cũng không xảy ra dưới thời người kế nhiệm của bà", nhà báo Sommer cho biết.
"Một nửa nhiệm kỳ Thủ tướng của Đức trong vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu đã trôi qua, và bây giờ chúng ta có thể rút ra một kết cục đáng buồn", Die Zeit viết.
Theo nhà báo Sommer, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không đạt được các mục tiêu mong muốn. Các cuộc đàm phán giữa EU và Anh về một thỏa thuận thương mại tự do diễn ra chậm chạp đến mức có khả năng xảy ra một Brexit không thỏa thuận. Ba Lan và Hungary tiếp tục ngăn chặn thỏa hiệp về việc đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các quốc gia châu Âu vi phạm tính độc lập của tòa án, phương tiện truyền thông và nguyên tắc phân chia quyền lực.
Các nước thành viên EU cũng không thống nhất được hiệp ước di cư. Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang trên đà đối đầu có thể leo thang thành thù địch kéo dài. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, Brussels cũng thất bại trong việc thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh dẫn đến hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc bị hoãn.
"Trong khi đó, nhiều quốc gia trong liên minh không thích giọng điệu cứng rắn của châu Âu trong việc đối phó với Trung Quốc. Đồng thời, sau các "cuộc đàm phán đau đớn", các nước EU vẫn có thể đồng ý về các hình phạt đối với Nga và Belarus, nhưng bản thân chính sách trừng phạt không phải là một chính sách đối ngoại của EU", Die Zeit giải thích.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết ứng phó với đại dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên của Đức trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu. (Ảnh: RIA)
Cũng theo nhà báo Sommer, kết quả của việc Đức làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu từ Croatia trong nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng cuối năm 2020 là không ấn tượng. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, không chắc có điều gì đó sẽ thay đổi. Về vấn đề này, tương lai của châu Âu không được truyền cảm hứng lạc quan. Đồng thời, các nhà lãnh đạo EU hiểu rằng châu Âu không thể "ở lại phía sau". Như ông Josep Borrell, Đại diện Cấp cao phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu đã nói, EU là "những người ăn chay cuối cùng trong thế giới của những người ăn thịt".
Giới chuyên gia nhấn mạnh, châu Âu "không an toàn" khi có tiềm năng trở thành một "liên minh siêu cường" của thế giới, nhưng để đạt được điều này thì cần có mục tiêu, triển vọng và hướng dẫn cụ thể. Giới chuyên gia cũng kêu gọi xóa bỏ nguyên tắc nhất trí trong EU, cho phép bất kỳ thành viên nào của liên minh có quyền phủ quyết các quyết định về chính sách đối ngoại hoặc an ninh. Cần phải tạo ra một khuôn khổ chính trị cung cấp nhiều phạm vi hành động hơn.
Tuy nhiên, nhà báo Sommer tin rằng, còn rất lâu nữa nguyên tắc nhất trí mới bị hủy bỏ. Có thể là chỉ trong quá trình tái lập Liên minh Châu Âu thì mới có thể loại bỏ chúng. "Đó sẽ là một cuộc cách mạng, nhưng chắc chắn sẽ không xảy ra dưới thời bà Merkel và rất có thể cũng không xảy ra dưới thời người kế nhiệm của bà", nhà báo Sommer kết luận.
Trước đó, kể từ ngày 1/7, Đức chính thức tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu từ Croatia trong nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng cuối năm 2020. Đức đảm nhiệm vị trí quan trọng này trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt khi đại dịch Covid-19 đang làm đảo lộn mọi mặt đời sống của người dân châu Âu.
Để đảm nhận nhiệm kỳ, Đức đã có một thời gian dài chuẩn bị với danh sách các ưu tiên được thảo luận kỹ lưỡng. Theo tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong khoảng thời gian 6 tháng nắm giữ cương vị này, Berlin sẽ ưu tiên tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nới lỏng giãn cách xã hội và tái thiết nền kinh tế EU sau những tác động của đại dịch Covid-19.
Đây là lần thứ 13 Đức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU kể từ năm 1957. Bên cạnh ưu tiên ứng phó với khủng hoảng Covid-19, Đức sẽ tập trung vào các ưu tiên khác như vấn đề Brexit (Anh rời khỏi EU), biến đổi khí hậu, vấn đề người tị nạn, số hóa...
Thủ tướng Đức thăm Navalny Thủ tướng Đức Merkel tới thăm lãnh đạo đối lập Nga Navalny khi ông đang điều trị tại một bệnh viện ở Berlin với lý do "ngộ độc". Tờ Der Spiegel hôm 27/9 cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm Alexei Navalny tại bệnh viện Charite, Berlin, nơi ông trải qua 32 ngày điều trị sau khi nghi bị đầu...