Thủ tướng Đức đặt cược đội nhà vô địch World Cup
Trong khi Thủ tướng Angela Merkel đặt cược vào chiến thắng của đội nhà trong trận chung kết World Cup 2014 thì Tổng thống Ecuador, Rafael Correa lại ủng hộ cho ĐT Argentina.
Thủ tướng Merkel đặt cược vào chiến thắng của tuyển Đức
Theo trang topmercato.com (Pháp), nhân một cuộc họp báo được tổ chức tại Berlin, Thủ tướng Angela Merkel, được giới truyền thông đánh giá là người đàn bà quyền lực nhất thế giới, đã dành một vài lời nói về trận chung kết World Cup 2014 giữa Đức và Argentina.
Từng có mặt trên sân để cổ vũ cho Die Mannschaft trong trận đấu với Bồ Đào Nha (4-0) hôm 16/6 vừa qua, Thủ tướng Đức tin tưởng vào khả năng vô địch của đội nhà khi phát biểu rằng: “Chúng tôi sẽ cố gắng để giành chiến thắng. Tôi dám đặt cược với mọi người rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra”.
“ĐT Đức cần phải tập trung cao độ và nỗ lực hết sức có thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cuộc đọ sức này”, bà Merkel bình luận thêm.
Vào rạng sáng ngày 14/7 tới đây (theo giờ Việt Nam), bà Merkel cũng sẽ có mặt trên khán đài sân vận động Maracana ở thành phố Rio De Janeiro nhằm cổ vũ tinh thần cho các học trò HLV Joachim Low, trong nhiệm vụ tìm kiếm chức vô địch World Cup thứ 4 trong lịch sử của ĐT Đức.
Tổng thống Ecuador ủng hộ Argentina
Cũng trong một diễn biến có liên quan, theo Tân Hoa Xã (Trung Quốc), Tổng thống Ecuador, Rafael Correa vừa đưa ra phát biểu khẳng định sự ủng hộ của mình cho ĐT Argentina và ông tin đội bóng của Nam Mỹ sẽ giành chiến thắng tại World Cup 2014 trong trận chung kết với ĐT Đức.
Video đang HOT
Argentina từng 2 lần vô địch World Cup vào các năm 1978 và 1986, trong khi người Đức đã 3 lần đăng quang ở giải đấu này (1954, 1974 và 1990).
Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, ủng hộ ĐT Argentina
“Tất nhiên là tôi cổ vũ cho Argentina. Hơn nữa, tôi tin rằng Argentina xứng đáng giành chiến thắng vì họ chơi một thứ bóng đá hết sức hấp dẫn”, Tổng thống Ecuador phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh.
Tổng thống Correa mặc dù là một chính khách nhưng ông cũng là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Ông Correa nói thêm rằng “Argentina đã chơi tốt” trong trận đấu vượt qua Hà Lan ở bán kết sau loạt đá luân lưu 11m (4-2).
“Hôm qua, đội bóng Argentina đã giành chiến thắng trong loạt sút penalty, mục tiêu của họ là giành chiến thắng đã hoàn thành. Nói cách khác, nếu bóng đá là trò chơi công bằng thì Argentina xứng đáng giành chiến thắng tại World Cup 2014″, ông Correa nhận định.
Tổng thống Ecuador cũng chia sẻ quan điểm về trận thua tan tác (1-7) của Brazil trước Đức. Thất bại của Brazil “là một bi kịch, không chỉ đối với Brazil, mà còn với tất cả các quốc gia Mỹ Latinh. Hy vọng là Argentina có thể thay mặt cho khu vực Mỹ Latinh đòi lại món nợ mà người Đức đã tạo ra”, ông Correa nói.
Theo VNE
Bà Merkel tới Trung Quốc, lo ngại về tình báo
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua đã tới Thành Đô trong chuyến thăm Trung Quốc ba ngày.
Ngay trước thềm chuyến thăm, người đứng đầu Cơ quan tình báo nội địa Đức BfV Hans-Georg Maasen đã đưa ra lời cảnh báo các công ty của Đức đang đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng từ tình báo công nghiệp của Trung Quốc. Theo ông Maasen, tình báo công nghiệp từ rất nhiều đơn vị khác nhau ở Trung Quốc đang được đầu tư rất nhiều nguồn lực cho các hoạt động của mình.
Bà Angela Merkel trong chuyến thăm Nhà máy FAW - Volkswagen tại Thành Đô, Trung Quốc ngày 6-7 - Ảnh: AFP
"Rất nhiều công ty vừa và nhỏ của Đức là những con mồi ngon ăn" - ông Maasen nói với tờ Welt am Sonntag. Với thành phần tư nhân chiếm vai trò chủ chốt, các công ty vừa và nhỏ được coi là xương sống của nền kinh tế Đức.
Tình báo mạnh
"Họ thường không biết đâu là những báu vật của mình hay không biết phía còn lại quan tâm tới gì - ông Maasen nói - Họ đối mặt với lực lượng rất mạnh. Chỉ riêng cơ quan tình báo kỹ thuật của Trung Quốc cũng có hơn 100.000 nhân sự rồi". Cho đến giờ đã có một loạt nước phát triển lên tiếng về việc tình báo Trung Quốc thường xuyên ăn cắp thông tin tình báo công nghiệp (dù Bắc Kinh vẫn phủ nhận). Mỹ vẫn cáo buộc tình báo Bắc Kinh ăn cắp công nghệ để hiện đại hóa kho vũ khí của mình.
Tình báo Trung Quốc nhắm vào tất cả các ngành từ nông nghiệp cho tới hàng không và công nghệ máy tính. Theo giới phân tích, việc ăn cắp này giúp Trung Quốc đỡ mất hàng chục năm phát triển công nghệ. Trong một số trường hợp, lực lượng tình báo nước này huy động cả sinh viên và kỹ sư thâm nhập hệ thống mạng các nước.
"Chỉ riêng cơ quan tình báo kỹ thuật của Trung Quốc cũng có hơn 100.000 nhân sự rồi"
Ông Hans-Georg Maasen
Chuyến đi của bà Merkel cũng đồng thời tập trung vào quan hệ thương mại khi bà mang theo một đoàn doanh nhân lớn. Thương mại song phương hiện đạt khoảng 140 tỉ euro/năm trong ba năm vừa qua.
Bà Merkel đã có chuyến thăm nhà máy của Volkswagen ở Thành Đô. Trong hôm nay, bà Merkel có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Cuộc gặp với ông Tập Cận Bình là cuộc gặp thứ ba giữa hai lãnh đạo trong năm nay. Dự kiến trong chuyến đi, hai bên có thể ký thỏa thuận về thành lập liên doanh giữa Tập đoàn hàng không Lufthansa và Air China.
Lo ngại phụ thuộc
Về mặt kinh tế, hai nước đang trở nên phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết. Khủng hoảng giai đoạn 2008-2009 khiến thị phần ở châu Âu thu hẹp và đẩy Trung Quốc trở thành thị trường mới quan trọng cho các tập đoàn như Siemens, Volkswagen... của Đức. Kể từ năm 2009, xuất khẩu từ Đức tới Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Tập đoàn Audi tuần trước tuyên bố đã xuất khẩu hơn 50.000 xe hơi tới Trung Quốc chỉ trong vòng một tháng. Với Volkswagen và dòng xe S-class của Mercedes, Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của họ.
Theo Guardian, dù tầm quan trọng ngày càng tăng, giới doanh nhân Đức hiện cũng dè dặt về sự phụ thuộc vào kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy tác hại thế nào của việc quá lệ thuộc vào một nguồn thị trường (khí đốt từ Nga). Dù chỉ khoảng 6% tổng xuất khẩu của Đức tới thị trường Trung Quốc nhưng riêng trong lĩnh vực máy móc, con số này lên tới 40%.
"Con số đó khiến tôi lo lắng - Klaus Meyer của Trường kinh doanh Trung Quốc - châu Âu nói với Guardian - Việc quá phụ thuộc vào một nước không bao giờ tốt cả".
Theo ông Hans Kundnani của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông với Nhật khiến chính giới Đức thảo luận rất kỹ về khả năng xảy ra kịch bản "Crimea châu Á" trong quan hệ với Trung Quốc. "Mọi người giờ lo lắng quan hệ gần gũi của Đức với Trung Quốc có thể trở thành vấn đề" - ông Kundnani nói.
Theo Tuổi Trẻ
Đức điều tra hình sự vụ Mỹ nghe lén điện thoại Thủ tướng Merkel Nhật báo Sueddeutsche Zeitung (Báo Nam Đức), số ra ngày 3-6, đưa tin Tổng Công tố viên liên bang Đức Harald Range (Ha-ran Rang-gơ) đã quyết định mở cuộc điều tra hình sự vụ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken). Tuy nhiên, theo báo trên, vụ nghe lén qui...