Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump
Thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ ông thực sự ngạc nhiên theo hướng tích cực về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump, diễn ra không lâu sau cuộc bầu cử Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn được tờ Suddeutsche Zeitung (Đức) đăng tải hôm 15/11, Thủ tướng Scholz cho biết: “Thật bất ngờ là cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử của Mỹ lại diễn ra một cách chi tiết và hiệu quả đến vậy”.
Nhà lãnh đạo Đức tiết lộ rằng trong cuộc điện đàm ngày 10/11, ông và Tổng thống đắc cử Trump đã trao đổi khá lâu về Ukraine. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz cũng cho rằng việc công khai chi tiết cuộc điện đàm của họ là không phù hợp. Nhà lãnh đạo Đức Scholz đán.h giá quan điểm của ông Trump phức tạp và đa chiều hơn những gì mọi người thường giả định.
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua.
Video đang HOT
Trong cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine, dựa trên các đề xuất đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào tháng 6.
Điện Kremlin đã chia sẻ về nội dung cuộc điện đàm ngày 15/11: “Liên quan đến triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ từ chối và vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán đã bị chính quyền Kiev làm gián đoạn”.
Tổng thống Putin đã họp với ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 6, trong đó ông nêu bật những điều kiện để đàm phán với Ukraine. Các điều kiện này bao gồm quân đội Ukraine rút khỏi Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporizia, Kherson. Bên cạnh đó là cam kết của Ukraine về việc áp dụng quy chế không liên kết, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước, dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng tất cả điều kiện này phải được ghi nhận trong các thỏa thuận quốc tế cơ bản.
Trong một diễn biến khác, ngày 16/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định xung đột ở Ukraine sẽ được giải quyết trên bàn đàm phán. Bộ trưởng Austin nhấn mạnh Mỹ mong muốn đảm bảo Ukraine ở vị thế tốt nhất để bảo vệ lợi ích, song trong tương lai, vấn đề cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
Ở chiều ngược lại, trả lời phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke, Đại sứ Đức tại Nga Alexander Graf Lambsdorff cho rằng chưa đến lúc để đàm phán với Nga về hòa bình tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh châu Âu sẽ đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột.
Thủ tướng Đức điện đàm với ông Trump thảo luận những thách thức địa chính trị
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm để trao đổi quan điểm về quan hệ song phương và những thách thức địa chính trị.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Nguồn AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của chính phủ Đức vào tối ngày 10/11 cho biết, Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh với ông Trump việc chính phủ nước này sẵn sàng hợp tác thành công trong nhiều thập kỷ tới với chính quyền Mỹ. Trong cuộc điện đàm, hai bên cũng nhất trí hợp tác cùng hướng tới mục tiêu khôi phục hòa bình ở châu Âu.
Trước đó, một số nhà phân tích nhận định việc ông Trump tái đắc cử tổng thống có thể khiến tình hình của Đức sẽ trở nên tệ hơn. Chủ tịch Viện kinh tế thế giới Kiel, ông Moritz Schularick cho rằng Đức hiện không chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng cấu trúc trong nước mà còn gặp những thách thức về chính sách an ninh và thương mại.
Các chuyên gia cảnh báo ông Trump có thể ban hành các chính sách mới, có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với châu Âu, đặc biệt là với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức.
Trong thời gian dài, nền kinh tế Đức đã phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này. Dữ liệu từ cơ quan thống kê Đức Destatis cho biết Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nửa đầu năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Mỹ trong năm 2023 chiếm khoảng 9,9% tổng giá trị xuất khẩu.
Trước đây, Tổng thống đắc cử Trump đã từng ám chỉ nếu đắc cử, ông có thể áp dụng mức thuế toàn diện từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu, bất kể quốc gia xuất xứ. Trong trường hợp các biện pháp thuế này trở thành hiện thực sẽ là một cú sốc đối với các nhà xuất khẩu Đức. Viện Kinh tế Ifo đán.h giá nếu ông Trump áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu từ Đức thì các nhà xuất khẩu nước này sẽ phải chịu thiệt hại tới 33 tỷ euro và kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Mỹ có có thể giảm khoảng 15%.
Mặt khác, mặc dù Đức đã thoát khỏi suy thoái trong quý 1 với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) chỉ ở mức 0,2%, sau khi chứng kiến mức giảm 0,3% trong quý 2, nhưng triển vọng kinh tế của nước này vẫn khá ảm đạm. Vừa qua, Bộ Kinh tế nước này dự báo nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2024 thay vì đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng ban đầu.
Không chỉ đối mặt với khó khăn kinh tế, Đức cũng đang trải qua bất ổn chính trị. Cuộc bầu cử ở Mỹ diễn ra vào thời điểm chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đang gặp khủng hoảng. Mới đây, ông Scholz đã sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, dẫn đến sự tan rã của liên minh cầm quyền và gây ra những bất ổn trong nội bộ chính trị Đức. Mặc dù vậy, các lãnh đạo cấp cao của Đức vẫn thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với ông Trump. Nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh quốc gia sẽ vẫn là một đối tác đáng tin cậy, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần khẩn trương điều chỉnh chiến lược kinh tế và an ninh để ứng phó với tình hình mới.
Thủ tướng Olaf Scholz sẵn sàng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm sớm Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/11 cho biết ông sẵn sàng kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này trước Lễ Giáng sinh. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin. Ảnh: THX/TTXVN Quyết định này có thể mở đường cho các cuộc bầu cử sớm sau khi liên minh cầm quyền 3 đảng...