Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu thăm trại tập trung Auschwitz
Cùng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, bà Angela Merkel đã đặt hoa và dành một phút tưởng niệm các nạn nhân bị Đức Quốc xã sát hại tại đây.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm trại tập trung Auschwitz. (Nguồn: AFP)
Ngày 6/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, nơi Đức Quốc xã trước đây dựng lên để giam giữ, hành hình người Do Thái và tù binh chiến tranh.
Đây là lần đầu tiên bà Merkel tới thăm trại Auschwitz trong 14 năm qua lãnh đạo nước Đức.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, cùng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, bà Merkel đã đặt hoa và dành một phút tưởng niệm các nạn nhân bị Đức Quốc xã sát hại tại đây.
Chuyến thăm trại Auschwitz của nhà lãnh đạo Đức được tiến hành khi một ngày trước đó, thủ hiến 16 bang ở Đức đã nhất trí đóng góp 60 triệu euro (khoảng 66,56 triệu USD) cho việc bảo tồn trại tập trung này.
Chuyến thăm của Thủ tướng Merkel được thực hiện nhân kỷ niệm 75 năm giải phóng trại Auschwitz và được xem là cử chỉ quan trọng, thể hiện trách nhiệm lịch sử của nước Đức đối với các nạn nhân bị Đức Quốc xã sát hại.
Trước bà, chỉ có hai thủ tướng Đức tới thăm Auschwitz là ông Helmut Schmidt và ông Helmut Kohl.
Khi phátxít cầm quyền ở Đức trước đây, không có quốc gia nào phải chịu nhiều đau thương như Ba Lan. Cho đến tận ngày nay, nỗi đau từ cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 vẫn là một vết thương đối với người dân quốc gia Đông Âu.
Auschwitz từng bị coi là cỗ máy giết người của Đức Quốc xã, với khoảng 1,1 triệu người bị giết hại, trong đó chủ yếu là người Do Thái./.
Theo Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnamplus.vn)
Công khai trực tuyến 850.000 tài liệu về các nạn nhân Do Thái thời Đức quốc xã
Trung tâm Quốc tế về truy tố Đức quốc xã có trụ sở tại Đức cho biết hàng trăm nghìn tài liệu về tội ác của Đức quốc xã gây ra đối với khoảng 10 triệu người Do Thái đã được đăng tải trực tuyến vào ngày 19/11, cho phép những người quan tâm có thể truy cập tìm hiểu.
Người tị nạn Đức vượt qua hàng rào Nga vào ngày 6 tháng 11 năm 1945. Ảnh tư liệu: AP
Các tài liệu nói trên được thu thập từ Khu vực Chiếm đóng của Mỹ tại miền Nam nước Đức - khu vực lớn nhất do quân đồng minh kiểm soát - và là một phần trong số những tài liệu do trung tâm này sở hữu. Những tài liệu này thuộc Kho lưu trữ Arolsen, một vài tài liệu trong số này đã được công khai trực tuyến trước đó.
Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, Anh, Pháp, Liên Xô trước đây và Mỹ đã yêu cầu nhà chức trách Đức cung cấp thông tin chi tiết về số phận mọi nạn nhân của chế độ Đức quốc xã - dù là người nước ngoài, người Đức Do Thái hay người chưa rõ quốc tịch, cũng như vị trí chôn cất các nạn nhân.
Bà Rebecca Boehling - quyền Giám đốc Viện Quốc gia về tài liệu nạn diệt chủng Do Thái thuộc Bảo tàng Nạn diệt chủng Do Thái của Mỹ - đánh giá Kho lưu trữ Arolsen có ý nghĩa đặc biệt, giúp giới nghiên cứu tìm hiểu những diễn biến trong cuộc sống của các nạn nhân thời kỳ Đức quốc xã. Dự kiến, Kho lưu trữ Arolsen sẽ sớm được tiếp tục cập nhật với những dữ liệu thu thập tại Khu vực Chiếm đóng của Anh.
Nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) là một trong những vết nhơ mà phát xít Đức để lại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đã có 6 triệu người Do Thái bị sát hại trong thảm họa diệt chủng này, trong đó có 1 triệu trẻ em.
Theo Thanh Phương (TTXVN)
Những thí nghiệm đáng sợ của Đức Quốc xã trên cơ thể sống Nhốt nạn nhân vào buồng áp suất và tăng dần độ cao hay gỡ bỏ xương ở một số bộ phận trên cơ thể tù binh là những thí nghiệm kinh hoàng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Đóng băng cơ thể Đức Quốc xã thực hiện thí nghiệm đóng băng trên cơ thể người nhằm mô phỏng các điều kiện...