Thủ tướng: Đưa Tây Nguyên trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ
Tối 10.3, tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, như chủ đề Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2017: Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển, “hạt cà phê nơi đây không chỉ là một sản phẩm tiêu biểu của nền nông nghiệp đất đỏ basalt đã thực sự trở thành biểu tượng tuyệt vời về sự quyến rũ, nét đẹp độc đáo của vùng đất được xưng tụng là Nóc nhà Đông Dương”.
Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Hạt cà phê giúp gắn kết tình yêu, tình bạn không chỉ giữa những người Việt Nam trên khắp mọi miền mà cả bạn bè quốc tế đến với Tây Nguyên. Tất cả cùng chia sẻ tách cà phê thơm nồng, thấm đượm mồ hôi, tình yêu thiên nhiên, tinh thần cần cù, vượt khó của những người con Đam San, của những cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… Hạt cà phê trở thành cầu nối đưa Tây Nguyên đến với thế giới và kéo cả thế giới về đây trong không khí lễ hội cồng chiêng, trong không gian đậm chất sử thi, giàu sắc thái huyền thoại và di sản của đại ngàn Tây Nguyên.
Từ bao đời nay, tiếng cồng, tiếng chiêng trở thành tiếng nói của tâm hồn, của khát vọng, diễn tả niềm vui, nỗi buồn và những ước mơ của người Tây Nguyên. Lễ hội Cồng chiêng đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại được UNESCO công nhận, là di sản quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam.
“Cũng chính trong không gian di sản văn hóa cồng chiêng này, hương vị độc đáo của ly cà phê miền đất đỏ đã góp thêm chất men say quyến rũ không thể thiếu trong khung cảnh thơ mộng, lãng mạn, hùng vĩ của núi rừng cao nguyên”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng nói đến cà phê Tây Nguyên, không thể không liên tưởng đến một tầm nhìn vươn lên giàu có của một trong những cao nguyên được thiên nhiên ưu đãi bậc nhất châu Á, nơi cây cà phê đã trở thành sinh kế quan trọng.
Video đang HOT
Trong không khí lễ hội, Thủ tướng đã chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. Đó là đưa Tây Nguyên trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á thế kỷ 21.
Để hiện thực hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững cho việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi; phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh…trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Một tiết mục biểu diễn tại lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Để góp phần hiện thực hóa điều đó, chúng ta phải làm cho hai chữ “Tây Nguyên” luôn hiện hữu trong trái tim, khối óc của những người yêu cà phê, sành điệu về cà phê trên khắp thế giới. Ngành du lịch, ngành nông nghiệp và cây cà phê cần tương tác về chiến lược và ý chí.
Thủ tướng nêu rõ hãy cùng nhau biến nơi đây trở thành một trong những địa danh thưởng lãm cà phê độc đáo bậc nhất thế giới, nơi chúng ta có thể nhâm nhi tách cà phê trong không gian di sản truyền khẩu, trong tiếng cồng chiêng giữa đại ngàn và đặc biệt là trong tình thân ái, lòng mến khách của các cộng đồng địa phương.
Hãy để chủ đề “Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển” không chỉ dừng lại là khẩu hiệu của Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột 2017. Tinh thần này, lời văn này cần trở thành kim chỉ nam cho chiến lược hành động, là công thức để thương hiệu cà phê Tây Nguyên lan tỏa khắp thế giới và đạt được vị thế tương xứng.
“Một điều nữa hết sức quan trọng là chúng ta phải bảo đảm được đời sống, sinh kế bền vững cho người nông dân trồng cà phê nói riêng và nông nghiệp nói chung, đặc biệt là với bà con dân tộc thiểu số. Họ phải được hưởng lợi một cách tương xứng cho công sức lao động và thành quả phát triển của Tây Nguyên”, Thủ tướng nêu rõ.
Theo danviet
Tây nguyên khô hạn tăng nhanh, Nam bộ vào mùa nắng gắt
Trời oi nóng ở vùng tây bắc với nhiệt độ 32 đến 34 - 35oC. Vùng ven biển phía đông có sương mù.
Ảnh minh họa
Sau đó, từ ngày 15.3 sẽ có không khí lạnh cường độ yếu di chuyển xuống rồi ra phía đông, thời tiết chuyển có mưa giông 1 - 2 ngày rồi giảm và ẩm cao nên sương mù xuất hiện nhiều hơn, trời chuyển lạnh với nhiệt độ giảm vài ba độ so với đầu tuần.
Miền Trung thời tiết khá ổn định, ít mưa và nắng trung bình, chỉ hơi nóng vào giữa ngày do quang mây. Gần cuối tuần trời trở gió và mưa rào nhẹ vài nơi, phía bắc đèo Hải Vân trời lạnh 17 - 19oC. Tây nguyên có độ ẩm ban ngày rất thấp, nhiều nơi chỉ 40 - 50% nên khả năng khô hạn tăng nhanh và nguy cơ cháy rất cao, trong 7 ngày tới không mưa nắng nhiều.
Trong 4 - 5 ngày tới thời tiết Nam bộ có nắng nhiều hơn, giữa ngày trời nắng gắt 4 - 5 tiếng, ở miền Đông có lúc nắng nóng 34 - 36oC, miền Tây 32 - 34oC. Sau đó, Nam bộ chịu ảnh hưởng bởi nhiễu động trong đới gió lệch đông từ biển vào nên mưa trái mùa có thể xảy ra từ 16 - 17.3, vùng ven biển Cà Mau, Kiên Giang, vùng tứ giác Long Xuyên có mưa nhiều hơn, có lúc mưa khá lớn, đề phòng gió giật trong cơn giông.
TP.HCM và các nơi khác mưa diện hẹp. Đêm và sáng trời hơi se se lạnh và sương mù nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 21 - 25oC, độ ẩm 70 - 80%, ban ngày chỉ còn 50 - 55% và có nơi thấp hơn. Ngư dân ra khơi chú ý giữa đến cuối tuần sau có thể mưa giông trên biển, đề phòng gió giật và lốc xoáy.
Đợt triều cường giữa tháng 2 âm lịch, đỉnh triều vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ xuất hiện vào ngày 13 - 14.3 vượt mức báo động 2, xấp xỉ báo động 3. Thời gian nước dâng cao có thể gây ngập vào sáng sớm từ 4 - 6 giờ, chiều từ 18 - 20 giờ (cao điểm). Điều đáng lưu ý là do tác động của gió chướng và triều cao nên độ mặn ở các vùng hạ lưu sông sẽ tăng, bắt đầu ảnh hưởng ở mức độ nhẹ đối với lúa và các vườn cây trái. Tại Bến Tre, độ mặn xâm nhập sâu nhất xuất hiện trong các ngày 13 - 14.3, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ 2016. Độ mặn 4%o có khả năng xâm nhập cách cửa sông Cửa Đại, Cổ Chiên hơn 30 km, sông Hàm Luông hơn 40 km.
Thời tiết thất thường ở miền Trung nên cần chú ý bệnh chết nhanh và bệnh thán thư trên hồ tiêu có xu hướng tăng, cần chú ý vấn đề tiêu thoát nước tốt, vệ sinh vườn để phòng trừ dịch bệnh.
Các vườn cây có múi cam quýt bưởi ở ĐBSCL cần theo dõi chặt chẽ bệnh vàng lá gân xanh, thối rễ do nấm với các giải pháp như xử lý đất cục 2 - 4 cm, phơi khô ải trong thời tiết nắng cho khô diệt mầm bệnh, trước khi trồng tưới nước vôi. Làm xốp đất, chống bạc màu, tạo độ ẩm thích hợp, bổ sung đầy đủ các loại phân trung, vi lượng, hữu cơ. Triều cường nên cần cho nước không ngập cao gây úng rễ.
Trong khi đó, miền Đông Nam bộ chú ý theo dõi sâu bệnh trên cây điều như bọ xít muỗi và bệnh thán thư có nguy cơ bùng phát và gây hại trong mùa khô năm nay.
(Theo Thanh Niên)
Cuối tuần miền Bắc có thể 30 độ C Trong hai ngày cuối tuần, nền nhiệt miền Bắc một số nơi tăng cận mức 30 độ C, rét chỉ còn xuất hiện về đêm và sáng sớm. Không khí lạnh tràn xuống đúng một ngày thì suy yếu, hôm nay miền Bắc có nắng trở lại, nhiệt độ tăng cao. Lúc 13h nền nhiệt Bắc Bộ phổ biến 22-24 độ C, tăng...