Thủ tướng đưa giải pháp cấp bách quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách.
Vật tư nông nghiệp có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng; hàng giả; không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo không đúng công dụng của vật tư nông nghiệp còn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong xã hội.
Tình trạng sản xuất phân bón giả còn xảy ra ở nhiều địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp chưa đầy đủ và tính khả thi chưa cao; năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt, còn có nơi buông lỏng quản lý; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm…
Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật liên quan.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành; rà soát, kiểm tra việc đăng ký điều kiện kinh doanh dịch vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp lĩnh vực nông nghiệp; tập trung chấn chỉnh, kiên quyết thu hồi chỉ định tổ chức kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp khi có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý dứt điểm các điểm nóng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng Salbutamol, Aurmine, Cysteamine và các hóa chất, kháng sinh khác trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp; xử lý các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp.
Đồng thời, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển tăng cường công tác tuần tra các tuyến, địa bàn trọng điểm trên bộ và trên biển để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa.
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo lực lượng 389 của các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thành viên phối hợp tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý vật tư nông nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm
Chị thị nêu rõ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn; xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn; ưu tiên phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp lưu thông và sử dụng trên địa bàn.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm chất lượng.
Theo Danviet
'Hố tử thần' dưới sông Vàm Nao có thể nuốt nhà 10 tầng, rộng 4,5 ha
Tại khu vực sạt lở trên sông Vàm Nao ở An Giang xuất hiện hố sâu 42 m, dài 380 m, rộng 120 m, tương đương căn nhà cao 10 tầng xây trên khu đất rộng 4,5 ha.
Trao đổi với Zing.vn, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho biết lúc 9h ngày 24.4, ông đã ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sạt lở đất sông Vàm Nao. Khu vực sạt lở đã được ban bố tình trạng khẩn cấp thuộc tổ 12, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới.
Theo ông Thi, sạt lở bắt đầu xuất hiện từ chiều 20/4, tại khu dân cư ven sông Vàm Nao có 107 căn nhà. Tại đây, trên tuyến lộ liên xã đi từ Kiến An qua Nhơn Mỹ xuất hiện vết nứt dài khoảng 70 m.
Sạt lở ven sông Vàm Nao ở An Giang. Ảnh: Minh Anh.
Một ngày sau đó, thêm nhiều vết nứt xuất hiện và càng lúc càng mở rộng, ảnh hưởng đến 40 hộ với 176 nhân khẩu. Đến sáng 22.4, 16 căn nhà ở khu vực này bị sụp xuống sông.
"90 căn còn lại và một nhà máy xay xát hiện chỉ là nhà trống, tài sản đã được di dời hết. Qua khảo sát của ngành chức năng, hiện nay chiều dài 160 m dọc theo bờ sông có hố xói áp sát khoảng 17 m, có chiều sâu 20 m, tạo thành mái dốc thẳng đứng rất nguy hiểm", ông Thi nói.
Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, đoạn sạt lở xuất hiện tại ngã ba sông Vàm Nao tiếp giáp sông Hậu, có chiều ngang 500 m. Hiện, cách bờ 180 m có hố sâu 42 m, dài 380 m, rộng 120 m, tương đương với căn nhà cao 10 tầng xây trên khu đất rộng 4,5 ha.
"Sạt lở làm mất đường giao thông liên xã, 90 căn có nguy cơ tiếp tục bị nhấn chìm, thiệt hại khoảng 9 tỷ đồng. Có thể nhận định đoạn sông dài 260 m đang trong quá trình sạt lở ở mức đặc biệt nguy hiểm", Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ.
Những kiến nghị của UBND tỉnh An Giang gửi Thủ tướng Chính phủ trong việc khắc phục sạt lở sông Vàm Nao. Ảnh: Việt Tường.
Hiện, địa phương đã bố trí lực lượng chốt trực 24/24 tại tổ 12 của ấp Mỹ Hội, để ứng phó kịp thời khi xảy ra tình huống xấu. Tuyến đường tránh thay thế tuyến liên xã này cũng đang được địa phương khẩn trương xây dựng. Tỉnh đã xuất 1,6 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ những hộ di dời và mất nhà.
Nói về phương án khắc phục sạt lở, ông Thi cho rằng muốn lấp hố xoáy dưới sông Vàm Nao phải tốn 100 tỷ đồng. Vì vậy, địa phương đang mời các chuyên gia từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đến An Giang để khảo sát, tìm hướng chỉnh dòng chảy, kết hợp với việc tạo hành lang bảo vệ bờ sông.
Theo Việt Tường (Zing)
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ 2 cán bộ Sở TNMT Kon Tum đánh nhau Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum kiểm tra, xử lý đúng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý trước ngày 10.5. Ngày 23.4, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum kiểm tra, xử...