Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ
Ngày 4/1, tại Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát động lễ khởi công tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành và một số địa phương ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ dự và phát động lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Ảnh: CTV.
Video đang HOT
Dự án được xây dựng với quy mô tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án 4.826 tỷ đồng với thời gian thi công 2 năm. Chiều dài dự án gần 23 km, đi qua tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới sẽ triển khai hàng loạt dự án kết nối giao thông ĐBSCL, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 20 triệu người dân trong vùng. Ngay trong năm nay, Bộ GTVT sẽ triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư, dự án khả thi để tiếp tục khởi công cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Trong thời gian tới, sẽ triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển của các tỉnh ĐBSCL với chiều dài khoảng 400 km.
Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sáng nay 4/1. Ảnh: TTXVN.
Thủ tướng cho rằng việc triển khai các dự án giao thông là một cố gắng rất lớn thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL. Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, giám sát, thi công phải bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, không để tình trạng làm trước hỏng sau, không phải chạy theo số lượng mà không coi trọng chất lượng.
Thủ tướng hoan nghênh 2 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp cam kết giải phóng sớm mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư ngay sau khi dự án khởi công. Đề nghị 2 tỉnh ổn định đời sống người dân đã di dời nhường đất cho dự án. Thủ tướng cũng mong muốn người dân vì quyền lợi của cả vùng, ủng hộ chủ trương, sớm bàn giao mặt bằng để thi công. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ vào năm 2022 như chủ đầu tư, các đơn vị thi công đã cam kết hôm nay.,l
Phú Thọ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, cùng các cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tỉnh đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước phân tán cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào dân tộc thiểu số...
ể tiếp tục triển khai đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc và miền núi, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao trình độ y, bác sĩ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản, trong đó chú trọng y tế dự phòng. Tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội... Tỉnh phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 4% đến 5%, giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.
* Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Năm học 2019 - 2020, dù ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng toàn tỉnh đã huy động gần 25.900 học sinh đến trường. ối với cấp tiểu học, kết quả hoàn thành chương trình lớp học đạt gần 98%; cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 64,5% (tăng 1,56%); cấp Trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 61,5% (tăng 1,18%). Cũng trong năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3...
Năm học 2020 - 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer...
Giúp đoàn viên - lao động tiếp cận sản phẩm giá ưu đãi Công đoàn (CĐ) Điện lực Việt Nam và Công ty CP Sữa Hà Lan vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình "Phúc lợi cho đoàn viên CĐ". Theo thỏa thuận, Công ty CP Sữa Hà Lan sẽ giảm giá từ 35% trở lên giá trị sản phẩm niêm yết cho cán bộ, đoàn viên - lao động trong Tập đoàn Điện...