Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8
Tiếp tục các Hội nghị Cấp cao ASEAN liên quan, sáng 10/10/2013, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan, Bru-nây, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có các phát biểu quan trọng tại các Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3: Lãnh đạo các nước ASEAN và 3 nước Đối tác Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hoan nghênh và đánh giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN 3 thời gian qua; tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên thực hiện các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư và tài chính; triển khai Lộ trình mới về Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á và sáng kiến Phát triển Trái phiếu Tài chính Hạ tầng; đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nhân dịp này, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch công tác ASEAN 3 sửa đổi đến 2017; quyết định sớm triển khai Đối tác ASEAN 3 về Kết nối, bao gồm cả việc xem xét lập Quĩ tài chính ASEAN 3 về Kết nối hạ tầng khu vực; tiếp tục mở rộng Sáng kiến Chiềng Mai. Ngoài ra, các Lãnh đạo cũng đã quyết định đẩy hợp tác về an ninh, chính trị và ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; trong đó có hợp tác về bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh và an toàn lượng thực, môi trường, ứng phó với thảm họa thiên nhiên, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thông tin và truyền thông, giao lưu nhân dân…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao cơ chế ASEAN 3 và các kết quả đạt được vừa qua, góp phần đẩy mạnh hơn nữa liên kết ở Đông Á. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, hai bên cần tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả Kế hoạch Công tác hợp tác ASEAN 3; tiếp tục tăng cường hợp tác về duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, cũng như trong các lĩnh vực như quản lý thiên tai, an ninh hàng hải, an ninh năng lượng và các vấn đề phi truyền thống khác; đặc biệt ASEAN 3 cần đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư ở các cấp độ song phương và đa phương, triển khai hiệu quả các FTA hiện có giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như thúc đẩy nỗ lực để hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm 2015; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác tài chính và tiền tệ. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị ASEAN 3 cần tăng cường kết nối trong khu vực, bao gồm kết nối về hạ tầng, thể chế và nhân dân trên cơ sở mở rộng triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8: Các nhà Lãnh đạo đã trao đổi các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của Cấp cao Đông Á với tư cách là Diễn đàn của các nhà Lãnh đạo, với ASEAN đóng vai trò chủ đạo, để bàn và quyết định về các vấn đề chiến lược, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, và phát triển ở khu vực. Theo đó Cấp cao Đông Á cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực; mở rộng liên kết và kết nối; cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên khác như tài chính, năng lượng, giáo dục, bệnh dịch, quản lý thiên tai và kết nối ASEAN. Hội nghị nhất trí về việc đẩy nhanh đàm phán để có thể đạt được Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2015.
Theo đó, các Lãnh đạo hoan nghênh việc triển khai Sáng kiến Phát triển Đông Á, thông qua Tuyên bố EAS về An ninh lương thực, trong đó khuyến khích đầu tư có trách nhiệm vào sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mở rộng hợp tác quản lý thủy sản, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và rừng… Các nhà Lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực; trong đó có an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; hợp tác phòng chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường và an ninh biển.
Các Lãnh đạo đề cao các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982; thực hiện nghiêm túc DOC và các thỏa thuận đã đạt được, đi đôi với cần thiết phải sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Video đang HOT
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu nêu bật trọng tâm “Tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúc khu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng” ở Đông Á. Đánh giá khu vực đang đứng trước những vận hội mới, to lớn về hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển, nhưng vẫn còn không ít thách thức phức tạp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Cấp cao Đông Á, với tư cách là diễn đàn của các Lãnh đạo, cần phát huy vai trò chủ động và quyết định của mình về mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược; Cấp cao Đông Á cần phát huy vai trò là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc khu vực nhằm bảo đảm các mục tiêu nêu trên; đồng thời Cấp cao Đông Á cần đẩy mạnh hợp tác nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng và bước phát triển về chất cho tiến trình liên kết, kết nối và hội nhập khu vực; theo đó, đề nghị ASEAN và Đông Á cần đề ra chương trình nghị sự phát triển và mục tiêu ưu tiên phù hợp với các tiêu chí mới của Liên hợp quốc. Đề nghị các nước cần đẩy mạnh các nỗ lực về ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huy diệt khác, nhân dịp này, Thủ tướng cũng thông báo Việt Nam sẽ sớm tham gia “Sáng kiến An ninh không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt – PSI”.
Về Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và xây dựng lòng tin ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS); đề nghị ASEAN và Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực thương lượng để sớm đạt Bộ Quy tắc COC.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước ở Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm (27/6) đã lớn tiếng cảnh báo các nước có tranh chấp ở Biển Đông rằng, việc họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ hoàn toàn "vô ích" và rằng con đường đối đầu với Trung Quốc chắc chắn sẽ "thất bại".
Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Với sức mạnh gia tăng, Bắc Kinh đang phơi bày tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên. Nước này đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, lấn đến tận gần sát bờ biển của nhiều nước trong khu vực. Để thực hiện được tham vọng này, Trung Quốc đang có nhiều động thái hung hăng, hiếu chiến, khiến Biển Đông trở thành "thùng thuốc súng" đáng ngại nhất trong khu vực Châu Á.
Những cuộc đối đầu nguy hiểm giữa tàu thuyền, cả dân sự và quân sự, giữa Trung Quốc với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông đang làm dấy lên quan ngại về khả năng bùng nổ xung đột trong khu vực. Viễn cảnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng dầu mỏ khổng lồ ở Biển Đông cũng như ngư trường đánh cá dồi dào và các tuyến đường biển có tính sống còn đối với hoạt động giao thương của thế giới.
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới Tsinghua thường niên diễn ra ngày hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo: "Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông chọn cách đối đầu với Trung Quốc thì con đường đó chắc chắn sẽ thất bại".
Ông Vương Nghị còn nói: "Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách khẳng định chủ quyền thiếu cơ sở của họ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ các lực lượng bên ngoài thì điều đó sẽ hoàn toàn vô ích. Các nỗ lực đó cuối cùng sẽ được chứng minh là một tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công".
Ngoại trưởng Trung Quốc không chỉ đích danh tên bất kỳ nước thứ ba hay lực lượng bên ngoài nào. Tuy nhiên, phát biểu của ông Vương Nghị được cho là ám chỉ đến Mỹ, Nhật Bản. Mỹ đang là đồng minh thân thiết của Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Đồng thời, Mỹ cũng đang củng cố quan hệ với các nước khác đang có tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản gần đây công khai tuyên bố ủng hộ Philippines trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo.
Những cảnh báo và đe dọa của Ngoại trưởng Vương Nghị được đưa ra trước thềm hội nghị Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Brunei vào cuối tuần này. Hội nghị sẽ khai mạc vào ngày thứ Bảy (29/6) và kéo dài đến thứ Ba tuần sau (2/7).
ASEAN tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông
Vấn đề tranh chấp Biển Đông được cho là sẽ trở thành một trong 2 chủ đề chính, quan trọng nhất trong cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) nhằm quản lý cách ứng xử của các bên có tranh chấp trong khu vực. Hiện tại, các bên đang thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Năm ngoái, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Campuchia, người ta đã chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử hơn 45 của ASEAN, hiệp hội này đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung do bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Năm nay, dưới sự chủ trì của Brunei với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, người ta mong chờ vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận sâu hơn và đem lại kết quả nhất định chứ không phải là sự thất bại như hồi năm ngoái.
Giới phân tích và quan sát chính trị hy vọng, vấn đề Biển Đông sẽ không trở thành một chướng ngại vật đối với hòa bình trong khu vực.
Giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện Quốc tế Singapore, cho rằng: "Đề xuất của ASEAN về việc thiết lập một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông là một phần chính ở đây. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước đó đã từng củng cố thêm các nguyên tắc trong Bộ Quy tắc Ứng xử và Ngoại trưởng Trung Quốc đã từng đến thăm 4 nước trong khu vực để bàn về cách thức thúc đẩy bộ quy tắc này".
Cuộc họp đầu tiên về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông đã được khởi động nhưng tiến bộ của quá trình này vẫn diễn ra chậm chạp.
Ông K Shanmugam - Bộ trưởng Ngoại giao và Luật pháp Singapore, cho biết: "Chúng ta đang nói về một tiến trình dài. Đó là Bộ Quy tắc Ứng xử. Nó đòi hỏi các cuộc đàm phán chi tiết và chúng tôi đã khởi động tiến trình này. Nó sẽ mất thời gian và sẽ có lên xuống, sẽ có bất đồng do lợi ích quốc gia gây ra. Chúng ta phải dự đoán trước tình huống rối rắm, hỗn loạn có thể xảy ra và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải rõ ràng trong vấn đề xác định lợi ích và kiên trì theo đuổi những lợi ích đó".
Đề cập đến Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, con đường tiến tới bộ quy tắc này sẽ diễn ra từ từ, chậm rãi. Trong quá trình này, các bên vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết với nhau trước đó, ông Vương Nghị cho biết. Ông này cũng nói thêm rằng: "Cách đúng đắn hiện nay là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và trong tiến trình này tiến dần dần từng bước tới Bộ Quy tắc Ứng xử". Đây cũng chính là điều mà các nước có tranh chấp ở Biển Đông mong muốn. Các nước ASEAN từng nhiều lần lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông.
Theo vietbao
Asean cần tiếp tục phát huy vai trò trong vấn đề Biển Đông Trả lời phỏng vấn báo chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 tới, tại Brunei, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN sắp tới các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, sẽ tiếp tục phấn...