Thủ tướng: Dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
Chiều 3/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
Tham dự có Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và một số bộ, ngành.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Thủ tướng đã nghe các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị và tập đoàn, tổng công ty báo cáo, đề xuất, làm rõ các nội dung liên quan đến việc xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
Theo báo cáo của các bộ, ngành, đã có 3 dự án (DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước) ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo. Một số dự án đã duy trì vận hành sản xuất, có sản phẩm, giải quyết cho người lao động nhưng còn nhiều khó khăn, lỗ lũy kế lớn; một số dự án còn dở dang hoặc dừng hoạt động.
Có 5 dự án tranh chấp hợp đồng EPC đã đàm phán nhiều lần nhưng không thành công. Theo ý kiến Bộ Công Thương, do việc chưa quyết toán được hợp đồng EPC nên không đủ cơ sở pháp lý để thoái vốn.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo “đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề và có một số cuộc họp cụ thể xử lý công việc” cũng như trách nhiệm cộng tác của các ngân hàng vì các dự án có vốn vay lớn. Đến nay, đạt được một số kết quả tốt. Hiện đã đưa 3 dự án trở lại hoạt động bình thường.
Với kết quả mà Ban Chỉ đạo đã họp với các cơ quan liên quan, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương trình phương án xử lý dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trước ngày 10/3 để Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên cơ sở chặt chẽ, đúng pháp luật.
Toàn cảnh cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Những dự án còn lại là những dự án phức tạp, đã triển khai nhiều năm, điều chỉnh tổng mức đầu tư cao so với ban đầu, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là liên quan đến tổng thầu EPC và yếu tố nước ngoài, liên quan đến điều tra, khởi tố khiến việc khắc phục tình trạng thua lỗ, xử lý tồn tại rất khó trong điều kiện Bộ Chính trị, Chính phủ cho ý kiến là không được sử dụng ngân sách để cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Cho rằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo, đề xuất cụ thể hơn.
Các cơ quan thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng, của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trong đó có việc giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xếp loại và chỉ đạo hướng xử lý cụ thể đối với các dự án còn lại, bao gồm 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất.
Còn một số dự án thiếu cơ sở pháp lý, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thảo luận, đề xuất để có biện pháp xử lý cần thiết.
Trong thời gian tới, các tập đoàn, tổng công ty tính toán cơ cấu lại các dự án theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật, trên tinh thần Thủ tướng nhấn mạnh là hạn chế thấp nhất tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và nền kinh tế cũng như vấn đề quan trọng nữa là bảo đảm quyền lợi cho người lao động, cho an ninh, quốc phòng, cho môi trường và ổn định xã hội. Những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, thu hồi tối đa tài sản Nhà nước.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo đưa ra danh mục dự án không thể khắc phục để xử lý cương quyết. “Các bộ, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp càng phải xắn tay áo vào, tập trung nhiều hơn nữa” , Thủ tướng nhấn mạnh.
Mở cửa lại sân bay Vân Đồn từ 6h01 ngày 3-3
Bộ Giao thông vận tải vừa có quyết định mở cửa khai thác trở lại sân bay Vân Đồn từ 6h01 ngày 3-3-2021 sau hơn 1 tháng tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19.
Sân bay Vân Đồn được khai thác trở lại từ ngày 3-3 sau hơn 1 tháng tạm đóng cửa do dịch COVID-19 - Ảnh: S.G
Trước đó, để kiểm soát dịch COVID-19, Thủ tướng đã quyết định tạm dừng hoạt động của sân bay Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) kể từ 12h ngày 28-1-2021.
Thực hiện chỉ đạo trên, giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc ra quyết định đóng cửa sân bay Vân Đồn trong 24 giờ theo thẩm quyền của cơ quan này kể từ 12h ngày 28-1 đến 12h ngày 29-1.
Đến chiều 28-1, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đóng cửa tạm thời sân bay Vân Đồn 15 ngày kể từ 12h ngày 29-1 đến 12h ngày 13-2 để phòng chống dịch COVID-19.
Đến ngày 5-2-2021, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải gia hạn thời gian đóng cửa sân bay Vân Đồn đến 12h ngày 21-2 thay vì đến ngày 13-2.
Việc tiếp tục đóng cửa là do UBND tỉnh Quảng Ninh có công điện thực hiện phong tỏa tạm thời thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn từ 12h ngày 30-1 đến 12h ngày 21-2.
Đến ngày 19-2, Cục Hàng không tiếp tục kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quyết định thời hạn đóng cửa tạm thời sân bay Vân Đồn từ 12h01 ngày 21-2 đến 6h ngày 3-3.
Lý do, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu tiếp tục thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú 14 ngày để phòng chống dịch COVID-19. Vì vậy, cán bộ, nhân viên của sân bay Vân Đồn đang tự cách ly và sẽ hoàn thành tự cách ly tại nơi cư trú theo quy định đến hết ngày 2-3.
Đến ngày 1-3, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải có quyết định mở cửa khai thác trở lại sân bay Vân Đồn từ 6h01 ngày 3-3-2021 do công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã được khắc phục.
Cụ thể, theo Cục Hàng không, đến ngày 1-3 sân bay Vân Đồn đã được khử trùng toàn bộ các khu vực khai thác, đảm bảo cho việc khai thác trở lại.
Tính đến ngày 26-2-2021, toàn bộ cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị hoạt động tại sân bay Vân Đồn đã hoàn thành cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú theo quy định và có kết quả xét nghiệm lần 3 âm tính với COVID-19.
Bên cạnh đó, các phương tiện, trang thiết bị của sân bay Vân Đồn cũng được duy trì, bảo dưỡng kiểm tra đảm bảo điều kiện khai thác. Các nhân sự phục vụ hoạt động bay, công tác an ninh, an toàn hàng không của sân bay Vân Đồn được đảm bảo.
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên công bố khai thác lại đường bay TP.HCM - Vân Đồn kể từ sau khi bùng phát dịch COVID-19 tại Quảng Ninh.
Theo đó, từ ngày 3 đến 17-3-2021 Vietnam Airlines sẽ khai thác 1 chuyến/tuần vào các ngày thứ tư; từ 18-3 đến 31-12-2021 sẽ tăng tần suất lên 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ tư, thứ sáu và chủ nhật.
Các chuyến bay sẽ khởi hành từ TP.HCM lúc 13h và từ Vân Đồn lúc 15h45.
Người cứu bé rơi từ tầng 13: 'Đầu cháu đập vào tay tôi rồi đập xuống mái tôn' Theo anh Nguyễn Ngọc Mạnh, lúc cháu bé rơi xuống, anh đưa tay ra đỡ được đầu cháu rồi theo đà đó tay anh cũng bị đập mạnh xuống mái tôn gây thương tích. Video: Nỗi niềm trăn trở của người hùng sau khi cứu bé gái rơi từ tầng 13 Sáng 2/3, chia sẻ với báo chí sau khi nhận bằng khen...