Thủ tướng: “Đợt dịch này , nhân dân có sự bình tĩnh hơn”
Thủ tướng lưu ý, tuần này đến giữa tuần sau sẽ là đỉnh dịch nên các bộ, ban, ngành phải thực hiện quyết liệt công tác phòng dịch.
Chiều nay, 12/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các địa phương theo hình thức trực tuyến về công tác phòng, chống Covid-19. Đánh giá công tác xét nghiệm, cách ly đã được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả chống dịch, nhưng Thủ tướng lưu ý, tuần này đến giữa tuần sau sẽ là đỉnh dịch nên các địa phương, bộ ngành phải chủ động, quyết liệt áp dụng các biện pháp chống dịch, rút ra các bài học kinh nghiệm để kiểm soát dịch tốt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, vừa qua các bộ, ngành, địa phương đã làm tốt trong công tác phòng, chống, nhất là ngành y tế, các địa phương có dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Nhiều địa phương đã thực hiện xét nghiệm nhanh trên diện rộng, thậm chí rất rộng để tìm ca bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Chinhphu.vn
Dư luận xã hội cũng hoan nghênh Chính phủ và các địa phương tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt nhưng áp dụng các biện pháp một cách phù hợp, nhất là ở những thành phố, trung tâm kinh tế lớn, tránh gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, trừ Đà Nẵng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ một cách nghiêm ngặt.
Thủ tướng đánh giá, đợt dịch này, nhân dân có sự bình tĩnh hơn; các lực lượng chức năng chủ động và có áp dụng các kinh nghiệm tốt trong phòng, chống dịch; tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, vừa đảm bảo chống dịch, vừa chống tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra.
Báo cáo tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay các ca nhiễm Covid-19 mới chủ yếu ở trong các khu cách ly, cho thấy công tác cách ly, khoanh vùng hiệu quả. Do khoảng 40% các ca mắc Covid-19 không có triệu chứng, ông Nguyễn Thanh Long cho rằng, rất cần thiết nâng cao hiệu quả khám bệnh theo tuyến, khám bệnh từ xa. Bộ Y tế đánh giá, thời gian tới vẫn có thể có các ca mắc Covid-19 mới rải rác trong cộng đồng.
Để đảm bảo an toàn cho các bệnh viện, Bộ cũng đã ban hành Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn với Covid-19 và yêu cầu các bệnh viện thực hiện. Bộ đã ban hành bộ mẫu xét nghiệm để vừa giảm sinh phẩm, vừa tiết kiệm thời gian xét nghiệm.
Video đang HOT
Đánh giá các tổ, nhóm cộng đồng rất hiệu quả trong phát hiện, truy vết, giám sát các ca mắc Covid-19 hoặc các trường hợp có nguy cơ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường biện pháp này.
Về máy thở, Bộ Y tế cho biết, hiện trong nước có đủ khả năng sản xuất nên khi cần có thể sản xuất nhanh và không lo thiếu máy thở trong điều trị Covid-19. Hiện một số đơn vị trong nước cũng bắt tay sản xuất sinh phẩm xét nghiệm, phục vụ xét nghiệm Covid-19.
Họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống Covid-19: Đẩy mạnh xuất khẩu, bàn việc mở cửa trở lại karaoke, vũ trường
Họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống Covid-19: Đẩy mạnh xuất khẩu, bàn việc mở cửa trở lại karaoke, vũ trường
Sáng 9/6 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống Covid-19.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt ở nước ta, nhưng cần phải có sự đề phòng và không chủ quan khi trên thế giới số người mắc Covid-19 còn rất lớn, tái lây nhiễm xuất hiện ở nhiều quốc gia.
Thủ tướng cho rằng, việc quan trọng lúc này là phải hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước, gồm cả việc tính toán cho phép các chuyên gia, nhà đầu tư, công nhân lành nghề nước ngoài vào Việt Nam một cách có kiểm soát và có biện pháp y tế phù hợp. Đây cũng là nhu cầu mà nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 (ảnh VGP)
Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, đa dạng hóa thị trường, không để hàng hóa bế tắc đầu ra.
Với việc nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đề xuất các biện pháp hợp lý, gồm cả các chuyến bay, việc thực hiện cách ly...
Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên dự họp cho ý kiến về việc có thể mở cửa một số loại hình dịch vụ vẫn đang bị dừng hoạt động hay chưa, trong đó có dịch vụ karaoke, vũ trường.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục xây dựng kịch bản truyền thông về phòng, chống dịch của Việt Nam với tinh thần chủ động, không mất cảnh giác trong bối cảnh trở lại hoạt động bình thường trong tình hình mới. Mục tiêu kép là ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội và đề phòng dịch Covid-19 trở lại.
Toàn cảnh cuộc họp (ảnh VGP)
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo (tính đến 5h chiều 8/6), thế giới ghi nhận hơn 7,1 triệu trường họp mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 406.353 trường hợp tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 103.703 trường hợp mắc và 3.062 tử vong, trong đó Singapore ghi nhận số mắc cao nhất (38.296), Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (1.851); 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch Covid-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).
Về xu hướng dịch bệnh trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến nay đã có 83 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng, 82 quốc gia/vùng lãnh thổ có xuất hiện chùm ca bệnh, 36 quốc gia/vùng lãnh thố xuất hiện các ca bệnh rải rác, 2 vùng lãnh thổ không ghi nhận ca bệnh.
Mỹ vẫn là quốc gia có số trường hợp mắc và tử vong cao nhất trên thế giới với trên 2 triệu trường hợp mắc và trên 100.000 người tử vong; tuy nhiên, số trường hợp tử vong theo ngày đang có xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Tại Nam Mỹ, các quốc gia tiếp tục ghi nhận số trường họp mắc mới và tử vong gia tăng, đặc biệt tại Brazil và Chile.
Tại châu Âu, dịch bệnh đang có xu hướng thuyên giảm. Nhiều quốc gia đang hướng tới việc nới lỏng các biện pháp hạn chế. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ mở cửa cho khách du lịch ngoài khu vực từ tháng 7/2020.
Châu Á ghi nhận các dấu hiệu tích cực từ một số quốc gia như Trung Quốc đại lục không có thêm ca nhiễm trong nước, Hàn Quốc 5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca tử vong, Nhật Bản có kế hoạch mở cửa du lịch đối với 4 quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, ghi nhận 332 trường hợp mắc Covid-19 (liên tiếp 54 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng); ngày 8/6 ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc mới, là các hành khách nhập cảnh trở về Việt Nam, đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Đến nay, đã ghi nhận 316 trường hợp khỏi (chiếm 95%); 16 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 15 bệnh nhân tình trạng ổn định, bệnh nhân số 91 diễn biến tốt lên. Hiện bệnh nhân đã ngồi dậy, tập vận động, tập ăn, tri giác nhận biết tốt.
Ngày 8/6, đang thực hiện cách ly y tế 8.182 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó có 141 trường hợp cách ly tại các cơ sở y tế; 7.093 trường hợp cách ly tập trung và 948 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú./.
Thần tốc, quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch Covid-19 Chiều 3-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các bộ, ngành, cơ quan, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ứng phó dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu...