Thủ tướng đồng ý mở lại đường bay tới Thái Lan
Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chỉ đạo việc tăng tần suất các chuyến bay thương mại quốc tế để đón chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao.
Thủ tướng yêu cầu, từng chuyến bay phải có phương án phòng ngừa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng (ảnh minh họa)
Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 18/9 về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý mở lại đường bay tới Thái Lan.
Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chỉ đạo việc tăng tần suất các chuyến bay thương mại quốc tế để đón chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao và thân nhân nhập cảnh làm việc, đón công dân Việt Nam về nước; báo cáo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam quyết định lịch bay cụ thể.
“Từng chuyến bay phải có phương án phòng ngừa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng và chủ động các biện pháp phòng, chống”, Thủ tướng yêu cầu.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Bộ GTVT chịu trách nhiệm chỉ đạo việc giải tỏa nhanh người nhập cảnh ở các cửa khẩu sân bay, không để xảy ra tụ tập đông người trong thời gian dài khi đón người nhập cảnh.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về cung cấp test Realtime PCR cho các địa phương và chỉ đạo test tại các điểm cách ly.
Các Bộ Công an, Y tế chỉ đạo giải quyết nhanh hơn nữa các thủ tục đón chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh Việt Nam, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Các Bộ, ngành, địa phương khi đón, nhận chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao vào làm việc phải tổ chức đưa đón, tổ chức cách ly, xét nghiệm, giám sát y tế đối với người nhập cảnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách sạn, cơ sở lưu trú nhận cách ly người nhập cảnh có trách nhiệm đưa đón người nhập cảnh từ sân bay về địa điểm lưu trú.
Phía Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu ban hành ngay hướng dẫn về giám sát y tế, xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người nhập cảnh. Nghiên cứu đề xuất việc xét nghiệm nhanh đối với người nhập cảnh tại các cửa khẩu, các mô hình quản lý người nhập cảnh.
Bộ Y tế cũng cần rà soát, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch, bổ sung các vấn đề chưa rõ, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện kể cả các biện pháp phòng, chống dịch đối với cá nhân; quy trình, biện pháp phòng, chống dịch tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị; có quy chế, quy trình thật cụ thể, rõ ràng, thực hiện thuận lợi đối với việc đón nhận, giải tỏa ở các cửa khẩu, vận chuyển, cách ly tập trung ngắn ngày (5 ngày) và việc xét nghiệm bắt buộc 2 lần đối với chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh làm việc tại Việt Nam từ các nước đã kiểm soát được dịch bệnh, có hệ số an toàn cao.
Thủ tướng: Mở cửa làm ăn nhưng không được chủ quan
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực.
Sáng 11-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
20.000 người sắp nhập cảnh vào Việt Nam
Tại cuộc họp, báo cáo về phương án đưa các chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh vào Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết ngày 15-9 sẽ mở bốn đường bay từ Việt Nam đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Bảy ngày sau đó sẽ mở thêm hai đường bay đến Campuchia và Lào. Tổng cộng có khoảng 20.000 người nhập cảnh vào Việt Nam trong tháng 9.
Theo ông Dũng, khách lên máy bay phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng năm ngày và khi vào Việt Nam sẽ cách ly tập trung 5-7 ngày. Trong thời gian này, khách sẽ được xét nghiệm PCR (phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao) hai lần. Nếu xét nghiệm của khách có kết quả âm tính thì khách sẽ tiếp tục được cách ly tại nhà hoặc tại doanh nghiệp, đơn vị trong thời gian đủ 14 ngày dưới sự giám sát của địa phương.
Trong trường hợp khách có dấu hiệu nhiễm COVID-19, cơ quan chức năng sẽ đưa đi cách ly tập trung. Các chi phí cách ly, xét nghiệm do người nhập cảnh tự chi trả. Đối với trường hợp khách quá cảnh vào nước thứ ba, nếu trong vòng 14 ngày có kết quả âm tính thì trước khi lên máy bay khách phải có xét nghiệm âm tính nCoV. Nếu không xét nghiệm tại sân bay, khách sẽ được xét nghiệm tại nơi lưu trú. Giá xét nghiệm PCR được đề nghị thống nhất trong cả nước là 1,2 triệu đồng/lần.
Hành khách nhập cảnh làm thủ tục khai báo y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất tháng 3 vừa qua. Ảnh: HOÀNG GIANG
Sẵn sàng tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thúc đẩy đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Do đó, các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không "ngăn sông cấm chợ".
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực. Đồng thời, xem xét tổ chức các chuyến bay riêng cho người quá cảnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia... về Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xem xét, giải quyết các vấn đề khi mở lại đường bay thương mại quốc tế. Trong đó, lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên nhập cảnh, lựa chọn cảng hàng không tiếp nhận các chuyến bay thương mại quốc tế, các phương án giải tỏa cho cảng hàng không quốc tế, phương án quản lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế phù hợp... "Triển khai một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch" - Thủ tướng nói.
Cần tăng tần suất chuyến bay đón công dân về nước cũng như đón các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý nước ngoài vào Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị các địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận khẩn trương chỉ đạo các cơ sở lưu trú, khách sạn làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí bảo đảm cơ số cách ly tối thiểu, có thể tăng dần trong thời gian tới.
Tính toán thu tiền xét nghiệm
Đánh giá chín ngày qua Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, đến nay các địa phương, kể cả TP Đà Nẵng đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường, tuy nhiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng nguy cơ dịch bệnh vẫn còn và có thể tiếp tục có ca mắc trong cộng đồng.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu cấp bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Các địa phương cần tăng cường chế tài, xử phạt các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch tại cơ sở.
"Tinh thần là mở cửa, lo làm ăn kinh doanh nhưng không được chủ quan. Phải chủ động chuẩn bị các kịch bản, các phương án ứng phó tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn. Đặc biệt chú ý các cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lực lượng lao động lớn và các khu dân cư" - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương cần tiếp tục kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng nhập cảnh trái phép. Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT phối hợp, thống nhất để tiếp tục trình Thủ tướng các giải pháp để thực hiện giai đoạn 2 gói hỗ trợ an sinh xã hội, trong đó có việc kéo dài thời gian hỗ trợ.
Về vấn đề thu tiền xét nghiệm, Thủ tướng cho biết do còn có nhiều ý kiến khác nhau nên ông đề nghị Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế để xác định mức phù hợp.
Chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên của Vietnam Airlines Chuyến bay VN310 hành trình Hà Nội-Tokyo (Nhật Bản) của Vietnam Airlines đã cất cánh từ sân Nội Bài vào lúc 6h30 sáng 19/9. Đây là chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên của Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco) sau một thời gian tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số lượng hành...