“Thủ tướng đồng ý công khai các kết luận thanh tra để dân giám sát”
“Chúng tôi đã bàn với Hội Nhà báo, sắp tới sẽ tổ chức hai cuộc tọa đàm, trong đó cuộc tọa đàm bảo vệ phóng viên hành nghề trung thực, đúng với Luật báo chí, làm sao để nhà báo vào cuộc để phản ánh nhiều hơn những vấn đề bức xúc của xã hội” – Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết.
Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Sáng 12.4, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị giao ban công tác thông tin, tuyên truyền giữa Ban Thường trực Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội (trong đó có TƯ Hội Nông dân Việt Nam). Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự và chỉ đạo hội nghị.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu kết luận với nhiều nội dung rất đáng chú ý. Chia sẻ về những khó khăn của báo chí hiện nay, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã có những động viên.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Sức mạnh bạn đọc đến với báo chí là thông tin phải chính xác, phân tích có chiều sâu, tin trên Facebook không làm được điều này, Facebook chỉ nêu được sự kiện, bày tỏ cảm xúc, tình cảm. “Trước một thông tin báo chí nói một cách có chiều sâu, xác thực, đặc biệt là tạo được phản hồi giữa thông tin đó với chính quyền” – Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã lấy một thông tin vừa được báo chí phản ánh, đó là người nông dân mang con gà nhà nuôi đi bán để mua thịt gà ướp lạnh nhưng không biết nguồn gốc ở đâu. “Đấy là cái đau xót, nông dân thấy rẻ thì mua nhưng hỏi ở đâu không biết, ai bán cho mình không hay. Mang con gà nhà nuôi đi bán đi mua gà ướp lạnh chẳng khác nào bán con gà thật mua gà dởm” – Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Từ đó, ông đề nghị báo chí, đặc biệt là báo chí của những tổ chức chính trị -xã hội phải có thêm nhiều phản ánh về những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, góp phần xóa bỏ những tiêu cực, bất cập.
Nói về việc giúp đỡ báo chí, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho hay: “Chúng tôi đã bàn với Hội Nhà báo sắp tới sẽ tổ chức hai cuộc tọa đàm, trong đó cuộc tọa đàm bảo vệ phóng viên hành nghề trung thực, đúng với Luật báo chí, làm sao để nhà báo vào cuộc được, phản ánh nhiều hơn những vấn đề bức xúc của xã hội”.
Video đang HOT
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm: Hiện chúng tôi đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ là tất cả các kết luận thanh tra đều được công khai để báo chí và nhân dân giám sát. “Thủ tướng đã đồng ý, sắp tới chúng tôi đi làm việc với 5 bộ và 5 địa phương, các đồng chí đeo bám thông tin đó xem họ công khai kết luận thanh tra thế nào để người dân vào cuộc” – Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho hay.
Vấn đề thứ hai theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân là công khai kết quả đấu thầu, bởi Nhà nước đã quy định sau khi đấu thầu xong phải công khai kết quả, thông tin về người trúng thầu là ai, tại sao lại trúng thầu như thế để báo chí và nhân dân giám sát. Vấn đề thứ ba giám sát việc thực hiện quy chế phát ngôn của các cơ quan Nhà nước trước yêu cầu nhân dân và báo chí.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm, vừa qua đi thực tế thấy có thông báo Mặt trận Tổ quốc của một thành phố với sự hỗ trợ của TƯ, hàng tuần phải biết báo chí trên toàn quốc nói về các vụ việc của địa phương mình như thế nào để chọn lọc kiến nghị chính quyền địa phương.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, tin về người tốt, việc tốt Mặt trận Tổ quốc phải biết nhưng tin về tiêu cực tại địa phương nào mà báo chí đã đăng thì Mặt trận Tổ quốc nơi đó cũng phải biết. Nếu báo đăng tiêu cực của tỉnh thì Mặt trận Tổ quốc tỉnh phải biết, đăng về tiêu cực của huyện thì Mặt trận Tổ quốc huyện phải biết, tiêu cực của xã thì Mặt trận Tổ quốc của xã phải biết. “Nếu báo đăng mà Mặt trận Tổ quốc không hưởng ứng thì như “gió thổi nhà trống” làm sao báo chí còn động lực được, còn tất cả để lên TƯ xử lý thì không thể làm được” – Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Theo Danviet
Tinh thần nói đi đôi với làm giúp lấy lại niềm tin của người dân
Ủy viên Đoàn Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, thời gian qua, điều lớn nhất các cơ quan nhà nước làm được là lấy lại niềm tin của người dân, với tinh thần nói đi đôi với làm, làm nhiều việc được người dân đồng tình như "cấm" địa phương lên Hà Nội chúc Tết, "cấm" xe công đi lễ hội...
Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và MTTQ, kiểm điểm việc phối hợp công tác năm 2016, bàn nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và MTTQ.
Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị cho rằng, sự phối hợp hiệu quả giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã giúp mỗi bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tựu chung của đất nước và góp phần tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, điều được lớn nhất trong phối hợp thời gian qua là "chúng ta đã góp phần lấy lại niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ, MTTQ" với tinh thần nói đi đôi với làm, nhiều việc được người dân đồng tình như yêu cầu các tỉnh không lên Hà Nội chúc Tết lãnh đạo, không dùng xe công đi lễ hội...
Đồng quan điểm, ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cho rằng điểm mới là tinh thần hành động quyết liệt của Chính phủ với nhiều sáng kiến, quyết sách đổi mới, nói đi đôi với hành động. MTTQ phải vào cuộc quyết liệt, tổ chức, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách mới đó.
Một số ý kiến của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ bày tỏ mong muốn MTTQ, với vai trò giám sát, phản biện xã hội và cả tổ chức vận động thực hiện chính sách, được tham gia xây dựng chính sách ngay từ khâu đầu.
Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, năm qua, trước những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, MTTQ luôn đồng hành và có giải pháp đồng bộ. Chủ tịch MTTQ lấy ví dụ, khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai cuộc vận động mới về toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới thì MTTQ đã vào cuộc gắn với giảm nghèo bền vững. Hay về chủ trương bảo đảm an toàn thực phẩm, MTTQ sẽ vận động 100% các doanh nghiệp chế biến, 100% hợp tác xã, siêu thị nhà hàng và 50% hộ nông dân đăng ký sản xuất an toàn.
Thủ tướng: "Thông qua MTTQ, Chính phủ hiểu được nguyện vọng, tình cảm, kiến nghị, đề xuất từ nhân dân".
"Chính phủ mở đầu bài, MTTQ hưởng ứng", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói và cho biết MTTQ sẽ tăng cường các chương trình giám sát về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu... và tiếp tục góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân với việc nơi tiếp công dân có đại diện MTTQ, cụ thể là Liên đoàn Luật sư, Hội Luật gia.
Cho biết Hội nghị liên tịch được tổ chức sớm hơn để có thể triển khai ngay chương trình phối hợp từ đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "MTTQ là một kênh quan trọng để chúng tôi hiểu được nguyện vọng, tình cảm, kiến nghị, đề xuất từ nhân dân".
Nhất trí với nhận định sự phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ là chặt chẽ, đồng bộ, Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn năm 2016, chúng ta đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kết quả cơ bản tốt, nhất là như các ý kiến đã nêu, niềm tin của nhân dân vào Chính phủ, MTTQ ngày càng cao.
Tuy nhiên, trong công tác phối hợp còn những mặt chưa tốt. Một số phong trào chưa được triển khai đến nơi, đến chốn. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó phản ứng chính sách còn bất cập.
"Như các đồng chí nêu, hệ thống chuyển động còn chậm. Chính quyền cơ sở các cấp đã thấm nhuần việc phục vụ tốt nhân dân hay chưa, đó là vấn đề đặt ra", Thủ tướng nói và cho rằng, điều đó đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của người dân, của MTTQ.
Thủ tướng cũng nhất trí với ý kiến cho rằng có tình trạng gửi văn bản để MTTQ góp ý kiến còn chậm và đề nghị các bộ, ngành cần khắc phục, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với MTTQ trong công tác xây dựng chính sách với mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, kết luận của các cuộc thanh tra của cơ quan chức năng đều phải công khai hóa để báo chí, đặc biệt là MTTQ giám sát thực hiện, để xem nói và làm có đúng không, triển khai kết luận có đúng không.
Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Mặt trận luôn có những giải pháp đồng bộ, đồng hành với những chính sách điều hành của Chính phủ.
Về các kiến nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ, Thủ tướng đồng tình và giao các cơ quan chức năng thực hiện. Về việc lồng ghép các phong trào ở cơ sở, khu dân cư, Thủ tướng thống nhất với đề xuất của MTTQ, giao các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Công an theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cùng Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam rà soát, đề xuất giải pháp để bảo đảm không trùng lặp trong triển khai thực hiện.
Về sử dụng phần mềm tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo áp dụng trên cả nước, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng. "Phải bảo vệ quyền lợi người dân trong quá trình tiếp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, có luật sư tham gia thì chúng ta càng hoan nghênh", Thủ tướng nói.
Theo Dantri
"Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định sự sáng tạo của người Việt Nam" "Giải Nhân tài Đất Việt là một trong những giải tiên phong tuyên dương khởi nghiệp sáng tạo của người Việt Nam. Đây là sứ mệnh của 20 năm tới nếu nước ta muốn phát triển nhanh hơn, bền vững hơn", GS. TS Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt...