Thủ tướng đồng ý cho Phú Quốc xây cảng đón khách siêu sang
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cảng hành khách quốc tế tại Phú Quốc với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 1.200 tỷ đồng.
Phối cảnh cảng đón tàu du lịch quốc tế tại Phú Quốc.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Kiên Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của dự án. UBND tỉnh Kiên Giang thống nhất với các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư về quy mô đầu tư và tỷ lệ góp vốn của ngân sách Trung ương để đầu tư dự án, thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư dự án.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải sớm điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các bến cảng khu vực đảo Phú Quốc.
Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc sẽ được xây dựng tại thị trấn Dương Đông, có thể tiếp nhận tàu chở 5.000-6.000 hành khách. Đồng thời kết hợp khai thác container hàng sạch. Cầu tàu dài 400 m, trong đó cầu chính dài 240 m, rộng 19 m cho phép tàu cập bến cả hai bên. Một cầu dẫn dài 1.020 m được xây dựng từ bờ ra cầu tàu để đưa hành khách vào đảo.
Vị trí xây dựng cảng hành khách nằm dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt từ trong khu đô thị chạy ra biển theo hướng Tây nên cũng thuận tiện kết nối giao thông, đồng thời sẽ tạo nên một điểm nhấn cho đô thị Dương Đông trong tương lai.
Video đang HOT
Do điều kiện thủy văn tại Phú Quốc nên phía tư vấn đề xuất phương án xây dựng đê chắn sóng theo hình chữ L dài 800 m, rộng đỉnh đê là 6,6 m ở phía trước, đảm bảo tàu cập bến quanh năm mà không ngại sóng gió. Ngoài ra, dự án còn xây dựng nhà ga hành khách 2 tầng với tổng diện tích gần 5.000 m2.
Tổng số vốn đầu tư cho dự án là hơn 1.254 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn cũng đề xuất phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn một cần đầu tư đê chắn sóng để phát huy hiệu quả đầu tư. Giai đoạn 2 chỉ đầu tư thêm các hạng mục phụ trợ.
Theo Dantri
Tính toán của một số nước thay đổi tác động tình hình Biển Đông
Sự thay đổi trong tính toán của một số nước về lợi ích chiến lược của các bên và cán cân sức mạnh giữa các quốc gia là nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông
Trên đây là ý kiến về một trong những nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông của các học giả, chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đang diễn ra tại Đà Nẵng. Các phiên đầu tiên của Hội thảo vừa diễn ra trong ngày 17/11.
Các phiên đầu tiên của Hội thảo vừa diễn ra trong ngày 17/11
Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu tham dự hội thảo và các học giả đã đi sâu phân tích các nhân tố tác động tới tình hình Biển Đông, vai trò của các lực lượng hoạt động trên biển đối với an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực, hiện trạng tranh chấp trên Biển Đông và chính sách của các bên liên quan.
Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông gần đây, các học giả nhận định có bốn nhân tố lớn sau: Thứ nhất là sự thay đổi trong tính toán của một số nước về lợi ích chiến lược của các bên và cán cân sức mạnh giữa các quốc gia.
Thứ hai là sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ở tất các bên tranh chấp, trong đó có chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở một số nước.
Thứ ba là sự cạnh tranh ảnh hưởng và tập hợp lực lượng giữa các cường quốc. Và thứ tư là sự bất đồng trong việc việc lý giải và áp dụng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Đánh giá về tình hình Biển Đông gần đây, theo các học giả, sự gia tăng căng thẳng gần đây tại Biển Đông không chỉ có khả năng tác động tiêu cực tới việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên biển tại khu vực mà còn đe dọa an ninh các tuyến đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông.
Về vấn đề này, có học giả cảnh báo nghịch lý, trong khi cộng đồng khu vực rất nỗ lực tránh để xảy ra xung đột, một số nước lại đang tạo ra các căng thẳng ở mức độ thấp vì tin rằng chừng nào chưa có đối đầu trực diện thì tình hình vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.
Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm vì Biển Đông còn thiếu vắng một Bộ Quy tắc ứng xử hoặc một Điều ước quản lý va chạm, xung đột trên biển có tính ràng buộc pháp lý.
Tuy nhiên, các học giả cũng nhận định rằng, bên cạnh các yếu tố làm phức tạp thêm tình hình khu vực, có hai yếu tố giúp thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông mà các bên cần phát huy là nhu cầu đối với tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế bao gồm việc đảm bảo năng lượng, quản lý và phát triển các nguồn hải sản; và bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường vận tải biển quốc tế.
Nhiều học giả đánh giá cao nỗ lực thiết lập đường dây nóng giữa các bên ở Biển Đông; tuy nhiên, cho rằng việc thiết lập đường dây nóng cần kết hợp với cơ chế thực hiện cụ thể nhằm đưa đường dây nóng vào hoạt động hiệu quả.
Với chủ đề "Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực," Hội thảo lần này là sự tiếp nối các nỗ lực tăng cường trao đổi, tìm hiểu quan điểm giới học giả và tư vấn chính sách trong và ngoài khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông nằm trong chuỗi Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì từ 2009.
Trong ngày tiếp theo (18/11), Hội thảo sẽ tiếp tục với bốn phiên thảo luận về quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh về quy chế của lãnh thổ, vùng biển và vùng trời, các yêu sách tại Biển Đông và giải quyết tranh chấp biển; và các biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột hàng hải.
Khánh Hiền
Theo dantri
Bò biển chết gần đảo Phú Quốc, chuyện gì đã xảy ra? Ngày 23-10, các cán bộ Việt Sinh thái học miền Nam đã đến tìm hiểu về cái chết của con Dugong dugong (tên địa phương còn gọi là Cá cúi, Dugong hay bò biển). Hình ảnh xác con Dugong chụp lúc 9g40 ngày 23-10-2014 - tại Khu bảo tồn Cỏ Biển (Phú Quốc, Kiên Giang). Xác bò biển được ngư dân tìm thấy...