Thủ tướng đồng ý cho doanh nghiệp ở Đồng Nai nhập khẩu vắc xin Pfizer
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ một công ty đóng trên địa bàn tỉnh được nhập khẩu vắc xin Pfizer phòng Covid-19.
Xét kiến nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Y tế quán triệt và thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế có nhiệm vụ quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vắc xin; tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin để có nguồn vắc xin sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.
Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc xin. Trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.
Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của Nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc xin này.
Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng. Đối với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và ủy quyền của nhà sản xuất, Hội đồng Cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc xin đó.
Đồng thời, khi vắc xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vắc xin vào Việt Nam và ủy quyền của nhà sản xuất thì Hội đồng Cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vắc xin đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vắc xin về Việt Nam, nếu có ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vaccine của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận.
Thêm 800.000 liều AstraZeneca Ý hỗ trợ Việt Nam, đầu tháng 9 bàn giao
Ngày 25/8, Chính phủ Ý quyết định tài trợ 801.600 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Dự kiến số vắc xin này sẽ được vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam vào đầu tháng 9 tới.
Đây là kết quả của vận động cấp cao, trong đó có việc Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư cho Thủ tướng Ý Mario Draghi đề nghị hỗ trợ vắc xin và các nỗ lực vận động mà Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin đã triển khai trong thời gian qua.
Quyết định này là minh chứng cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ý, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và người dân Ý đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới nguy hiểm và lây lan nhanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc xin để triển khai nhanh nhất chiến dịch tiêm chủng mở rộng là giải pháp và ưu tiên cấp bách, góp phần giúp Việt Nam sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
Hiện Ý là nhà tài trợ lớn thứ tư trong EU cho cơ chế COVAX với cam kết ủng hộ 15 triệu liều vắc xin và 359 triệu USD. Với vai trò là đối tác phát triển của ASEAN, vừa qua Ý cam kết tài trợ bổ sung 2 triệu USD vào quỹ đặc biệt của ASEAN để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Hải quan nói gì về đề nghị thông quan nhanh 31 triệu liều vắc xin Pfizer?
Trước việc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị thông quan nhanh nhất 31 triệu liều vắc xin Pfizer dự kiến về Việt Nam trong năm 2021, Cục Hải quan Hà Nội và TPHCM đồng loạt lên tiếng.
Hải quan TPHCM thông quan ngay, cho nợ giấy tờ
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Hữu Trường, Trưởng phòng Thanh tra, Cục Hải quan TPHCM cho biết, dự kiến các lô hàng sẽ về cả ở sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và sân bay Nội Bài (thủ đô Hà Nội).
"Khi có chuyến bay về, Viện Vệ sinh dịch tễ cứ qua lấy hàng từ sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi thông quan ngay khi có hàng về, thậm chí cả ban đêm", ông Trường cho biết.
Hai Cục Hải quan TPHCM và Hải quan Hà Nội khẳng định thông quan ngay khi có vắc xin về nước (ảnh Reuters).
Theo đại diện Cục Hải quan TPHCM, thông thường các lô vắc xin khi đã có đủ giấy tờ sẽ được thông quan ngay. Các trường hợp nào thiếu giấy tờ, Hải quan TPHCM đều cho nợ trong vòng 30 ngày.
"Chúng tôi thường phải phối hợp trước với các đơn vị nhập vắc xin diện viện trợ hoặc mua về. Thậm chí doanh nghiệp còn không kịp ra lấy hàng, thủ tục không vướng được chứ không nói đến chuyện chậm thông quan ảnh hưởng đến lưu trữ vắc xin", ông Trường cho hay.
Theo đại diện Cục Hải quan TPHCM, hiện vẫn chưa có thông tin bao giờ những lô hàng trong 31 triệu liều được nhập về Việt Nam, mới chỉ có thông tin bước đầu là sẽ có 10 triệu liều về trong tháng 8 và tháng 9/2021.
Hải quan Hà Nội: Có trường hợp không kịp ra lấy
Cũng trao đổi với phóng viên Dân trí về việc thông quan nhanh các lô vắc xin về Việt Nam, ông Hoàng Quốc Quang, Phó Cục trưởng, Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: Trước đây Viện Vệ sinh dịch tễ về lẻ tẻ từ vài trăm đến triệu liều, hải quan Hà Nội đã thông quan nhanh khi vắc xin về theo tinh thần chỉ đạo và việc cấp bách chống dịch. Vừa qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cũng có chỉ đạo toàn ngành thông quan ngay các lô vắc xin về Việt Nam.
"Chúng tôi quán triệt, lập cả tổ công tác về giải quyết vướng mắc nhập khẩu thiết bị y tế phòng chống dịch từ năm trước. Nếu hàng về đêm, hải quan cũng chủ động thông quan ngay", ông Quang nhấn mạnh.
Về các trường hợp cụ thể, theo ông Trần Hoài Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài: "Thông thường, các doanh nghiệp làm tờ khai rất nhanh và chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan hải quan, bên thông quan chúng tôi sẽ đảm trách việc này".
"Doanh nghiệp khai điện tử, hải quan giải quyết ngay, rất nhanh. Có thể nói là tức thì, không có chuyện chậm, hàng về cảng, doanh nghiệp còn không kịp ra lấy", ông Nam nói.
Ông Nam cho biết: Các lô hàng vắc xin, bộ kit test thử nhập về thường có giấy phép của Bộ Y tế nên hải quan rất yên tâm. Đối với các loại vắc xin viện trợ, thì hầu hết doanh nghiệp có giấy xác nhận của Bộ Y tế nên thông quan được luôn, hàng là quà tặng sẽ có giấy phép miễn thuế từ Bộ Tài chính.
Về việc thiếu các loại giấy tờ, ông Nam cho biết Hải quan chấp nhận cho doanh nghiệp nợ 30 ngày và có cam kết hoàn thiện đầy đủ theo đúng quy định.
Theo cơ quan hải quan, doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu vắc xin phải chủ động làm các hồ sơ hải quan theo hướng dẫn, trong đó có tờ khai, vận đơn, giấy giới thiệu người tiếp nhận...
Về các giấy tờ liên quan khác, đơn vị nhập vắc xin cần có là giấy phép nhập khẩu, quyết định tiếp nhận viện trợ, tờ khai xác nhận viện trợ (đơn vị nhập khẩu, Bộ Tài chính) và quyết định miễn thuế (đối với hàng quà tặng)
Đại diện Hải quan Hà Nội cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, những nơi lần đầu làm các thủ tục nhập vắc xin, thiết bị y tế chống dịch Covid-19 như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, cơ quan hải quan thường chủ động liên hệ với đơn vị này để hoàn tất các thủ tục trước khi hàng nhập về.
Truyền thông Mỹ: 1 triệu liều vắc xin Pfizer Mỹ tặng cho Việt Nam sẽ đến trong 24 giờ Nữ phóng viên hãng tin AP cho biết trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 25-8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố việc Mỹ tặng thêm 1 triệu liều vắc xin Pfizer cho Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch vào sáng 25-8 -...