Thủ tướng đồng ý bổ sung 2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vào quy hoạch
2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vừa được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý bổ sung 2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vào quy hoạch phát triển giao thông đường bộ. (Ảnh minh họa)
Thủ tướng vừa đồng ý về nguyên tắc bổ sung tuyến Quốc lộ 8C, Quốc lộ 281 vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, tuyến Quốc lộ 8C với điểm đầu thuộc thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên; điểm cuối tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tổng chiều dài tuyến là 101,1km.
Video đang HOT
Tuyến Quốc lộ 281 điểm đầu tại huyện Lộc Hà, điểm cuối giao với QL8 tại Km53 950 thuộc thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 99,7km được Bộ Giao thông vận tải nâng từ các tuyến đường địa phương lên thành quốc lộ.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo và kiến nghị của Bộ; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổng hợp tuyến Quốc lộ 8C, Quốc lộ 281 vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng.
Từ 1/7 việc cấp mới, đổi giấy phép lái xe được điều chỉnh thế nào?
Sáng (1/7), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo công bố kết quả dịch vụ công trên cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó, có nội dung về cấp mới, đổi giấy phép lái xe đang được dư luận quan tâm.
Cụ thể, việc cấp mới, đổi giấy phép lái xe do Bộ Giao thông vận tải cấp mức độ 4, được nâng cấp từ mức độ 3, trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của Bộ Y tế và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Công an.
Ước tính với hơn 965 nghìn lượt người thực hiện hàng năm, số tiền tiết kiệm tăng thêm so với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 khoảng hơn 323,9 tỷ đồng/năm.
Từ 1/7 cấp mới, đổi giấy phép lái xe được nâng cấp từ mức độ 3 lên cấp độ 4.
Đặc biệt, dịch vụ này sẽ thí điểm từ 1/7/2020 tại Tổng cục Đường bộ, TP.Hà Nội và tỉnh Hà Nam, với 3 Bệnh viện ở Hà Nội gồm: Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện E và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và 8 Bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Nam (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Nam Lý; các Trung tâm y tế huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Thị xã Duy Tiên và Trung tâm giám định y khoa tỉnh)
Bên cạnh đó, việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng sẽ được mở rộng thực hiện trên toàn quốc từ 1/7/2020 việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông; của các đơn vị thuộc cấp phòng trở lên của Cảnh sát giao thông.
Hiện nay, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đề xuất thay đổi những quy định có thêm giấy phép lái xe hạng A0 và giấy phép lái xe hạng B1 sẽ không được phép điều khiển ô tô, đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.
Theo đó, dạng giấy phép lái xe B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1. Nếu dự thảo này có hiệu lực thì đồng nghĩa với việc giấy phép lái xe hạng B1 sẽ không được phép điều khiển ô tô nữa.
Tại Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành đang quy định, hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Để làm rõ về việc nếu dự thảo Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thì những người đang sở hữu giấy phép lái xe B1 và A1 có được điều khiển xe ô tô và xe mô tô trên 120 Cm3 hay không, trao đổi với PV Dân Việt, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: "Hiện nay, dư luận đang hiểu sai về việc giấy phép lái xe B1 không được lái xe ô tô và giấy phép A1 không được lái xe mô tô trên 125 cm3. Thông tin này là sai".
Giải thích rõ hơn về đề xuất này, ông Thống cho rằng: "Về bản chất chỉ là thay tên giấy phép lái xe cho phù hợp với Quốc tế, những ai đang sở hữu giấy phép lái xe B1 thì vẫn được lái xe ô tô như bình thường, bản chất không thay đổi. Cẩn phải hiểu rõ là, dự thảo đang đề xuất những giấy phép lái xe B1 hiện hữu thì sẽ được đổi tên thành B2 hoặc B và nhưng bằng B1 được cấp sau khi Luật được sửa đổi thì sẽ quy định không được lái xe ô tô".
"Khi Luật mới được ban hành, những ai có giấy phép lái xe B1 vẫn được lái xe ô tô bình thường, không ai cấm, khi đến hết thời hạn phải cấp lại, thì sẽ được cấp đổi thành B2 hoặc B", ông Thống giải thích.
Theo ông Thống, đối với giấy phép lái xe A1 đã được cấp không có thời hạn sử dụng thì vẫn được dùng bình thường, chỉ những giấy phép lái xe A1 cấp sau Luật mới thì mới áp dụng theo luật mới.
Hà Tĩnh: Một tài xế bị xử phạt 46 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng Một tài xế bị phạt 46 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng với hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh và sử dụng chất ma túy. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 23/6 về việc xử phạt vi phạm hành...