Thủ tướng: Doanh nghiệp trả lương cho 3 người chỉ để… tiếp thanh tra?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập chuyện, có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sạch tại Hà Nội trong một tháng phải đón tiếp đến 8 đoàn thanh tra, kiểm tra, chuyện Sở Xây dựng ở một tỉnh bắt nhà đầu tư đi lại 32 lần chỉ để xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho dự án…
Đây là những vấn đề Thủ tướng nêu ra khi điều hành phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ.
Chủ trì họp báo thông tin về nội dung phiên họp tối muộn ngày hôm qua, 3/5, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”.
Thủ tướng dẫn chứng chuyện, Sở Xây dựng ở một địa phương, nhà đầu tư phải đi lại… 32 lần chỉ để xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho dự án. Thủ tướng chỉ rõ, vấn đề phân cấp, quyền đã được nói rất nhiều. Chính phủ đã quán triệt trao quyền cho địa phương trong việc này, để nhà đầu tư không phải kéo lên Bộ, xếp hàng dài chờ giải quyết thủ tục.
Thủ tướng kết luận phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ
Nhưng kết quả của giao quyền, như việc này, rõ ràng quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án thuộc thẩm quyền của lãnh đạo địa phương mà vẫn không quyết định được hay do muốn làm khó dễ cho nhà đầu tư?
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc xảy ra này có địa chỉ cụ thể, tại một tỉnh được xếp hạng cao về cải cách thủ tục hành chính. Điều đó không chấp nhận được.
Thủ tướng quyết liệt: “Tôi yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành, phải sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”, ứng phó kịp thời với các vấn đề mới, biến động rất nhanh”.
Video đang HOT
Kết luận phiên họp, dẫn báo cáo của một số tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay khoảng 6,5-7,1%, Thủ tướng nhận định về nhiều rủi ro tiềm ẩn như giá dầu có thể tăng cao, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn…
Một thách thức lớn là năng suất lao động trong nước còn thấp. Sức cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trước sự biến đổi của thế giới còn là vấn đề đáng lo ngại. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới, chưa quyết liệt trong công việc.
Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Do đó, Thủ tướng đề nghị từng thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, tư lệnh các ngành phải luôn nhận thức rõ ràng trọng trách của mình, thực sự đổi mới, cầu thị, sát việc, sát thực tiễn, sát dân, theo dõi, ứng phó kịp thời với các vấn đề mới, biến động rất nhanh của bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan trong điều hành, chú trọng giải quyết các tồn tại, vấn đề mới phát sinh. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các đầu nậu, đối tượng phá rừng tự nhiên, buôn lậu, gian lận thương mại. Quy trách nhiệm người đứng đầu, từ cấp xã, đến kiểm lâm, quản lý thị trường.
Thủ tướng lưu ý việc khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan.
Người lãnh đạo Chính phủ cho biết, ông nghe thông tin, có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sạch tại Hà Nội trong một tháng phải đón tiếp đến 8 đoàn thanh tra, kiểm tra. Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận 3 người với quỹ lương 30 triệu đồng/tháng chỉ chuyên đón tiếp, phục vụ yêu cầu về giấy tờ, sổ sách cho các đoàn thanh tra, kiểm tra. Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội kiểm tra thông tin, chấn chỉnh tình trạng này.
Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì, rà soát lại các quy định thanh tra, kiểm tra, thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20 của Thủ tướng.
“Phải công khai minh bạch giá thị trường tài sản công và đất đai, không để thất thoát tài sản đất đai Nhà nước. Tiếp tục chuẩn bị nội dung cho các hội nghị chuyên đề quan trọng như cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, gắn kết doanh nghiệp trong nước và FDI…” – Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng ít nhất 6,7%, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư công. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, làm chậm tiến độ. Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có chương trình kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm.
Các bộ, ngành, cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác xét duyệt, trao giải thưởng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, một việc làm cần thiết để tôn vinh, khích lệ sản xuất sản phẩm tốt, có chất lượng nhưng rất dễ bị lợi dụng làm trái như thuốc chống ung thư làm từ than tre vừa qua.
P.Thảo
Theo Dantri
"Bán rẻ" hơn 32 ha đất cho Quốc Cường Gia Lai: TTCP có vào cuộc?
Bên hành lang buổi họp báo Chính phủ chiều tối nay (3.5), PV Dân Việt đã hỏi Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam: Vụ Công ty TNHH một thành viên Tân Thuận (viết tắt công ty Tân Thuận) chuyển nhượng hơn 32ha đất tại huyện Nhà Bè, TP.HCM có dấu hiệu sai phạm, với chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có vào cuộc?
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam (Ảnh Nguyễn Chương).
Ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, theo quan điểm của ông, trước vụ việc thì các cơ quan chức năng chức năng có trách nhiệm theo quy định pháp luật.
"Vụ việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng hơn 32 ha đất có Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hiện nay Thành ủy TP.HCM đã chỉ đạo, đã có cơ quan là Ủy ban Kiểm tra Thành ủy làm, còn Thanh tra Chính phủ với tư cách quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh tra sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ. Khi nào có kết luận thấy có gì cần trao đổi với TP.HCM chúng tôi sẽ trao đổi", ông Bùi Ngọc Lam cho biết.
PV tiếp tục đặt câu hỏi, việc Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vào cuộc là phía bên Đảng, còn ở góc độ Nhà nước, đây là vụ việc nóng được dư luận quan tâm, Thanh tra Chính phủ có thể vào cuộc. Ông Lam cho biết, vụ việc này thuộc thẩm quyền của TP.HCM và TP.HCM phải làm trước theo trình tự.
Trước đó, trả lời báo chí ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã vào cuộc và sẽ làm rõ đúng sai của tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ công ty Tân Thuận bán rẻ hơn 32 ha đất công tại xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Liên quan đến việc Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (viết tắt công ty Tân Thuận) đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã đền bù hơn 32 ha tại Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vào cuộc.
Theo công bố từ Thành ủy TP. HCM, từ tháng 6.2017 Công ty Tân Thuận (100% vốn của Thành ủy TP. HCM) đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất nêu trên cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2. Việc ký chuyển nhượng này không báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo quy chế quản lý tài sản của Thành ủy.
Đến ngày 18.4.2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM đã tổ chức họp khẩn lần đầu tiên và yêu cầu Công ty Tân Thuận phải nhanh chóng đàm phán với Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để hủy hợp đồng chuyển nhượng hơn 32 ha đất tại huyện Nhà Bè.
Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM cho biết, việc đưa ra yêu cầu này là do việc ký kết hợp đồng đã không tuân thủ theo Quyết định số 1087-QĐ/TU ngày 31.3.2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty TNHH MTV thuộc Đảng bộ TP. HCM.
Tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam trả lời báo liên quan đến việc xử lý sau thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Theo Phó Tổng Thanh tra, ngày 14/3/2018, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 355/KL-TTCP về kết luận thanh tra Dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của AVG."Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý với Kết luận thanh tra Dự án Tổng Công ty Mobifone mua 95% cổ phần của AVG và chỉ đạo Bộ Thông tin Truyền thông, Mobifone, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật", Phó Tổng Thanh tra thông tin.Ông Bùi Ngọc Lam cho biết, qua theo dõi cho thấy, Mobifone cũng như Bộ Thông tin Truyền thông, các cơ quan, đơn vị liên quan đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện kết luận thanh tra. Trong đó có nội dung, liên quan nhóm cổ đông AVG thanh toán, hoàn trả số tiền mà Mobifone đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG."Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, tổng hợp, xem xét, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp trên thì Thanh tra Chính phủ sẽ tổng hợp báo cáo", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.Thanh tra Chính phủ đánh giá, thương vụ Mobifone mua AVG là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng. Bên cạnh kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị, theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và quy định pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông, Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền mà Mobifone đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG; thực hiện các kết luận, xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo Danviet
TTCP xác minh đơn tố cáo quyền Vụ trưởng Nguyễn Minh Mẫn Ông Lê Hồng Lĩnh - người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, đơn vị này đang tiến hành thành lập đoàn kiểm tra để xác minh đơn phản ánh, tố cáo đối với ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ III về một số nội dung thanh tra, kết quả thanh tra Đại học Quốc gia Hà...