Thủ tướng: ‘Dịch Covid-19 như trận cuồng phong dữ dội’
Ví von đại dịch Covid-19 như trận cuồng phong virus dữ dội, càn quét hầu hết quốc gia, Thủ tướng cho rằng cả thế giới vẫn đang phải đối mặt và tìm cách chiến thắng dịch bệnh.
Thông điệp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đi trong bài phát biểu gửi tới đêm nhạc trực tuyến “Nối vòng tay lớn – Đất nước đồng lòng, vượt qua Covid-19″, diễn ra tối 26/9, do Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, Quỹ Trịnh Công Sơn và UBND TP.HCM tổ chức.
Người đứng đầu Chính phủ ví dịch Covid-19 được ví như “trận cuồng phong” virus dữ dội, nguy hiểm, càn quét qua hầu hết quốc gia trên thế giới, không phân biệt biên giới, giàu nghèo, sắc tộc, màu da, lứa tuổi, giới tính, tín ngưỡng, ảnh hưởng trầm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. “Và trong thời khắc này, cả thế giới vẫn đang phải đối mặt, phải thích nghi, phải tìm cách chiến thắng dịch bệnh, dù hành trình còn nhiều gian nan”, ông chia sẻ.
Trong nước, Thủ tướng cho hay dịch diễn biến phức tạp từ khi xuất hiện biến chủng Delta, khiến dịch lây lan nhanh và nguy hiểm hơn rất nhiều và chúng ta đã trải qua những thời khắc khó khăn khi dịch bùng phát ở các khu đô thị lớn, khu công nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước đã quyết tâm bằng mọi biện pháp, huy động mọi nguồn lực cùng với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân để ngăn chặn dịch. Ảnh: VGP.
Video đang HOT
Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước đã quyết tâm bằng mọi biện pháp, huy động mọi nguồn lực cùng với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân để ngăn chặn dịch.
“Đến nay, có thể nói, dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát, ngay cả ở những nơi tâm dịch như TP.HCM và các tỉnh xung quanh”, Thủ tướng nói.
Dù vậy, ông nhấn mạnh khó khăn, thách thức vẫn còn phía trước. Dịch bệnh diễn biến khó lường, không ai có thể dự đoán được hết mọi tình huống.
Theo người đứng đầu Chính phủ, không hệ thống y tế hiện đại nào trên thế giới có thể khẳng định đủ sức chống đỡ nếu dịch tiếp tục bùng phát trầm trọng hơn. Nhưng cũng chính trong cuộc chiến cam go và thử thách này, chúng ta được chứng kiến sức mạnh của tình người, của tình đoàn kết, của sự kết nối, sẻ chia, cảm thông sâu sắc, của lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình cho cộng đồng, của ý chí và nội lực mạnh mẽ vượt qua gian khó trong mỗi con người.
Đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực tổ chức đêm nhạc trực tuyến “Nối vòng tay lớn – Đất nước đồng lòng, vượt qua Covid-19″, Thủ tướng chia sẻ âm nhạc có ý nghĩa lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực, là liều thuốc tinh thần kết nối mọi người.
Vượt qua ý nghĩa của một đêm nhạc, người đứng đầu Chính phủ cho rằng qua đây, thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục được tỏa sáng.
Cảm ơn sự đóng góp về tinh thần và vật chất của những tấm lòng nhân ái trên khắp thế giới, Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn trân trọng và cảm ơn những đóng góp đó và sẽ hành động quyết liệt với các giải pháp phù hợp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
“Truyền thống đoàn kết, trí tuệ, trái tim nhân ái của mỗi người Việt Nam trên khắp thế giới sẽ hội tụ, sẽ lan tỏa, nhất là trong những thời khắc khó khăn của đất nước, là liều thuốc, là động lực quan trọng để chúng ta chiến thắng trong mọi nghịch cảnh, và đặc biệt là đại dịch Covid-19″, Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng: Cố gắng đến 30/9 từng bước nới lỏng giãn cách có kiểm soát
Sáng 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, 10.400 xã, phường.
Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh trong 2 tuần qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, những gì được và chưa được, chỉ rõ nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, tổ chức thực hiện; từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho thời gian tới.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Theo Thủ tướng, cuộc họp còn cho ý kiến về dự thảo kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội. Vừa qua, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo Bộ Y tế, Tiểu ban Y tế xây dựng dự thảo kế hoạch này với các chỉ tiêu, quy định, quy trình để đánh giá, thực hiện.
"Cố gắng từ nay đến 30/9 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết ngày 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện tốt chính sách này để hỗ trợ kịp thời người lao động và người sử dụng lao động trên tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về tiếp tục hoàn thành một số giải pháp kỹ thuật, công nghệ phục vụ phòng chống dịch.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong 14 ngày qua, cả nước ghi nhận 152.215 trường hợp mắc Covid-19 (87.214 ca cộng đồng). Tuần qua ghi nhận 72.236 ca mắc, giảm 9,7% so với tuần trước đó.
Trong đợt dịch thứ 4, đến ngày 24/9 cả nước đã ghi nhận khoảng 734.000 ca mắc, 503.000 người đã khỏi bệnh (chiếm tỷ lệ 69%); có 16/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 5 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát. Cao Bằng là địa phương duy nhất chưa ghi nhận ca mắc nào.
Hà Nội: 'Phố thị' rộn ràng nhịp bán-mua sau nới lỏng giãn cách xã hội Từ 6 giờ ngày 21/9, TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ đô áp dụng Chỉ thị 15/TTg và các biện pháp mạnh hơn, cho phép một số mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng, sản xuất được mở cửa kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Trên nhiều tuyến phố nội đô, tiểu thương "nhộn nhịp" bán...