Thủ tướng đến Trung Quốc khẳng định lập trường nhất quán về Biển Đông
Ngày 12.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Bắc Kinh, bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa.
Đúng 17h00 chiều ngày 12.9.2016, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trang trọng tại Đại Lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc do Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì.
Sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng trên bục danh dự, quân nhạc cử quốc thiều của hai nước, cùng lúc đó, 19 phát đại bác được bắn tại Quảng trường Thiên An Môn thể hiện nghi thức chào đón cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ. Sau khi duyệt đội danh dự, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu các quan chức cấp cao của Đảng, Chính phủ của cả hai bên.
Thúc đẩy quan hệ Việt-Trung
Chiều cùng ngày, ngay sau Lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại Lễ đường Nhân dân.
Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai Thủ tướng đã thông báo cho nhau về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung trong tình hình mới.
Hai bên nhất trí cùng nhau gìn giữ và phát huy tình hữu nghị Việt – Trung, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự đón tiếp thân tình, trọng thị của lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc dành cho Đoàn; chúc nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với Thủ tướng Lý Khắc Cường một số kết quả của Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tập trung thực hiện mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thủ tướng khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa; ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng; chú trọng quan hệ với tất cả các nước lớn, các đối tác quan trọng; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và tham gia các cơ chế hợp tác của khu vực và thế giới, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc. Việc gìn giữ quan hệ hữu nghị truyền thống, phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vì lợi ích của hai dân tộc, của khu vực và quốc tế là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường duyệt đội danh dự. Ảnh VGP
Thủ tướng đã đề xuất các phương hướng và biện pháp lớn để đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển trong thời gian tới, bao gồm duy trì trao đổi cấp cao, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa cơ quan Quốc hội, tổ chức đoàn thể và nhân dân hai nước; phát huy tốt vai trò các cơ chế hợp tác giữa hai Chính phủ, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, an ninh, ngoại giao, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương; phấn đấu đưa hợp tác thực chất giữa hai nước phát triển ổn định, cân bằng, bền vững; tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác địa phương và quản lý biên giới trên đất liền hai nước; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước.
Video đang HOT
Thay mặt các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị APEC trong năm 2017; mời đồng chí Thủ tướng Lý Khắc Cường sớm thăm lại Việt Nam; hoan nghênh đồng chí Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trương Đức Giang thăm Việt Nam trong năm 2016 và các đồng chí Lãnh đạo khác của Trung Quốc thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi thẳng thắn về những vấn đề tồn tại, bất cập trong một số lĩnh vực hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước hiện nay; nhấn mạnh hai bên cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp tích cực trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại phát triển cân bằng, bền vững. Theo đó, Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác, cùng triển khai các biện pháp thiết thực để từng bước cân bằng thương mại, tiếp tục tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế, nhất là nông, lâm, thủy hải sản, trong đó có mặt hàng gạo, sớm cấp phép cho sản phẩm thịt, sữa và nước hoa quả chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Về hợp tác đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong chiến lược phát triển bền vững đang triển khai, Việt Nam coi trọng các yêu cầu về công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện với môi trường; đề nghị Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ, năng lượng tái tạo; sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến; sớm hoàn thiện quy hoạch tuyến đường sắt khổ rộng tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; nghiên cứu việc ký kết Thỏa thuận về quản lý tài chính các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng dùng tín dụng ưu đãi giữa hai nước nhằm đảm bảo hiệu quả, tiến độ giải ngân cho các dự án. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở đảm bảo tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của cả hai bên.
Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong việc điều tiết lưu lượng xả nước trên thượng nguồn sông Mê Công vào mùa khô; sớm trao đổi việc tiếp tục sử dụng đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của các hoạt động nghề cá trên biển, phối hợp xử lý thỏa đáng vấn đề này; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện hiệu quả những thỏa thuận tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp khoa học và công nghệ Việt Nam – Trung Quốc; khẩn trương bàn bạc ký kết Hiệp định vận tải đường sắt mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không; tạo sự bình đẳng cho các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách của hai bên đi vào lãnh thổ của nhau; thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác du lịch giai đoạn 2016 – 2018, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm trật tự, an toàn du lịch.
Khẳng định lập trường không thay đổi về Biển Đông
Về vấn đề trên biển, Thủ tướng nhấn mạnh lập trường nhất quán, không thay đổi của Việt Nam là kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trên biển vừa qua, đề nghị hai bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với Công ước Luật Biển 1982, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất; xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá; tiếp tục thúc đẩy hợp tác về tìm kiếm cứu nạn; cùng với các nước ASEAN thực hiện toàn diện và hiệu quả (DOC), sớm xây dựng, hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2017 nhân dịp 15 năm ký DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc; nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Quốc hội mới được bầu của Việt Nam, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam; kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài với Việt Nam; bày tỏ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất; khẳng định Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cân bằng thương mại song phương, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung – Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có: “Hiệp định gia hạn bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2021″; “Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”; “Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông”, “Danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất”; “Hiệp định thương mại biên giới sửa đổi”; “Bản ghi nhớ xây dựng Quy hoạch hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020″; “Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa hai Bộ Giáo dục giai đoạn 2016 – 2021″; “Bản ghi nhớ về việc trao tặng thiết bị hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (trị giá 20 triệu Nhân dân tệ)”.
Theo Danviet
ASEAN- Trung Quốc áp dụng Bộ Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển
"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) ở Biển Đông", Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết khi trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
Xin Thứ trưởng cho biết những nội dung và kết quả nổi bật của các Hội nghị lần này?
Tại các Hội nghị, các Lãnh đạo đã tập trung trao đổi về tình hình và phương hướng tăng cường hợp tác giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm với 03 trọng tâm sau:
Về chính trị, an ninh, các nhà Lãnh đạo đã trao đổi nhiều nội dung và biện pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch tổng thể về chính trị-an ninh của ASEAN đến 2025, đóng góp thiết thực vào việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, coi đây là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mỗi thành viên và Cộng đồng ASEAN; tập trung phát huy thế mạnh của ASEAN trong việc xây dựng và phát huy các chuẩn mực ứng xử như mở rộng các nước tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á-TAC, thúc đẩy thực hiện hiệu quả DOC và xây dựng COC; tiếp tục đề cao tầm quan trọng của đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, coi đây là nhân tố quan trọng không chỉ quyết định thành công của ASEAN, nâng cao khả năng xử lý các thách thức khu vực, mà còn nâng cao uy tín và vị thế của ASEAN ở khu vực và quốc tế; cam kết tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả các dòng hành động trong thời gian tới.
Về kinh tế, thúc đẩy kinh tế, thương mại, đầu tư là một nội dung được các nhà Lãnh đạo ASEAN và các đối tác rất quan tâm và có nhiều cam kết cụ thể nhằm thuận lợi hóa hơn nữa các hoạt động thương mại, đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ASEAN. Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thúc đẩy cụ thể hóa Kế hoạch Tổng thể Kinh tế đến 2025. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao lần này, Lãnh đạo các nước ASEAN đã có các hoạt động gặp gỡ, trao đổi với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC).
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29.
Về văn hóa-xã hội, kết nối khu vực, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã xem xét và thúc đẩy triển khai chương trình công tác cụ thể của các kênh chuyên ngành văn hóa-xã hội như về lao động, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, thông tin truyền thông, thanh niên, văn hóa... hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; thông qua Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 và Chương trình Công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3 về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm hỗ trợ tiến trình xây dựng Cộng đồng; nhất trí gắn kết triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 với Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững; hoan nghênh Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân bắt đầu có hiệu lực, qua đó tạo thuận lợi hơn nữa cho việc đi lại của người dân, người lao động, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
ASEAN hiện có 11 đối tác đối thoại, trong đó có 7 đối tác chiến lược là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Úc, Niu Di-lân. Tại các Hội nghị lần này, tất cả các đối tác đều khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, mong muốn tăng cường hợp tác thực chất và toàn diện với ASEAN thông qua nhiều chương trình, sáng kiến và biện pháp cụ thể và cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với các thách thức chung của khu vực và toàn cầu cũng như ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Về phần mình, ASEAN khẳng định cam kết tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác , đề nghị triển khai hiệu quả các kế hoạch hợp tác hiện có, tập trung vào các lĩnh vực các bên cùng quan tâm và có thế mạnh như thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển bền vững, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, du lịch, giáo dục, công nghệ thông tin, văn hóa, giao lưu nhân dân, ứng phó các thách thức xuyên quốc gia.
Trong thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các Lãnh đạo đều chung nhận định tình hình quốc tế và khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề mang tính đa diện, xuyên quốc gia, đòi hỏi nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế như khủng bố, bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải, tội phạm mạng, buôn bán người, di cư, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch truyền nhiễm như zika. Các nước đều nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ nâng cao năng lực để ứng phó hiệu quả với các thách thức này.
Các nước cũng trao đổi về diễn biến phức tạp tại một số khu vực như Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Trung Đông. Về Biển Đông, các nhà Lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, xác định đây là điều kiện tiên quyết cho hợp tác và phát triển.
Trước những diễn biến gần đây, các nhà Lãnh đạo kêu gọi các bên thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông; cùng nỗ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử để tránh va chạm bất ngờ trên biển ở Biển Đông; Tài liệu hướng dẫn vận hành đường dây nóng giữa Quan chức Cao cấp của các Bộ Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc về ứng phó với các sự cố khẩn cấp trên biển.
Kết thúc các Hội nghị, đã có gần 50 văn kiện được ký kết, ghi nhận hoặc thông qua. Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN, Một Ứng phó: ASEAN cùng ứng phó với các thảm họa trong và ngoài khu vực. Nhiều văn kiện được thông qua về các lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó đáng chú ý có Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025, Chương trình Công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3 về thu hẹp khoảng cách phát triển; và nhiều tuyên bố khác về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, chống khủng bố, ứng phó với khủng hoảng di cư và buôn bán người...
Có thể nói, Lào là nước Chủ tịch ASEAN 2016 và nước chủ nhà đã có những nỗ lực và đóng góp lớn, góp phần tạo nên thành công chung của các Hội nghị lần này.
Xin Thứ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các Hội nghị lần này?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các Hội nghị Cấp cao liên quan lần này. Bên lề các Hội nghị Cấp cao, Đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tiếp xúc song phương quan trọng với Lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác.
Tại tất cả 11 Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều có các phát biểu quan trọng, chia sẻ các đánh giá và đề xuất các phương hướng và biện pháp thiết thực để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN và g
iữa ASEAN với các đối tác, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ Việt Nam chia sẻ lo ngại sâu sắc của khu vực và quốc tế về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông chuyển biến theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển, đề nghị các đối tác tiếp tục đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy các bên tự kiềm chế, không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện hiệu quả DOC và sớm hoàn thành COC.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) ở Biển Đông, lập đường dây nóng giữa các Bộ Ngoại giao về các tình huống khẩn cấp trên biển; đồng thời đề nghị hai bên phấn đấu hoàn tất COC ngay trong năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký DOC (2002) và 50 năm thành lập ASEAN.
Trong ba ngày từ 6-8.9.2016, tại Thủ đô Viên-chăn, đã diễn ra 11 Hội nghị Cấp cao, gồm Cấp cao ASEAN lần thứ 28 và 29, các Cấp cao ASEAN 1 với các đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Liên hợp quốc), Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á (EAS). Đây là dịp đầu tiên Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác nhóm họp sau khi ASEAN chính thức hình thành Cộng đồng vào ngày 31.12.2015.
Theo Danviet
Việt Nam-Campuchia nhất trí giải quyết vấn đề Biển Đông phù hợp UNCLOS Sáng ngày 22.6.2016, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn. Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhiệt liệt chào mừng ông Prak...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Có thể bạn quan tâm

Blackpink bị hung thần đeo bám, zoom cận mặt mộc ở Met Gala, lộ làn da sốc
Sao châu á
18:48:56 10/05/2025
Chật vật khi làm mẹ đơn thân cùng món nợ khổng lồ từ chồng cũ
Góc tâm tình
18:41:50 10/05/2025
Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật
18:26:43 10/05/2025
Ngân 98 "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ, chuẩn bị "đập mặt xây lại" lần thứ 12
Sao việt
18:24:53 10/05/2025
Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo
Netizen
18:24:01 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
18:22:14 10/05/2025
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư
Tv show
17:54:20 10/05/2025
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!
Ẩm thực
17:48:11 10/05/2025