Thủ tướng đề nghị Chính phủ có 5 Phó Thủ tướng
Trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, hiện đã có đủ điều kiện để bổ nhiệm thêm một Phó Thủ tướng, tăng số lượng cấp phó từ 4 lên 5 người trong nhiệm kỳ này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc có một Phó Thủ tướng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là cần thiết. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13, Thủ tướng cũng đã đề nghị, khi có đủ điều kiện sẽ bổ nhiệm thêm một Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đã được Quốc hội chấp thuận.
“Nay đã có đủ điều kiện, Thủ tướng trình Quốc hội xem xét phê chuẩn việc tăng thêm một Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao” – người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 4 Phó Thủ tướng trong Chính phủ hiện tại.
Trình bày báo cáo thẩm tra về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết UB này nhất trí với đề nghị của Thủ tướng. Ông Lý nhận định, việc phân công một Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao là cần thiết cho công tác đối ngoại.
Hiện tại, Chính phủ đang có 4 Phó Thủ tướng là các ông: Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân. Nếu việc miễn nhiệm ông Nguyễn Thiện Nhân, phê chuẩn nhân sự thay thế và việc bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao làm Phó Thủ tướng được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ có 5 Phó Thủ tướng gồm ông Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải, Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh.
Video đang HOT
Cũng trong nội dung công tác nhân sự tại buổi làm việc sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân đã được cử giữ chức Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, ông Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn, xin Quốc hội cho miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng và cho thôi không phát biểu trước Quốc hội.
Thời gian còn lại của buổi sáng, Quốc hội dành thời gian cho các đại biểu thảo luận tại đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ.
Sáng mai, 12/11, Quốc hội sẽ biểu quyết về 2 nội dung đề nghị này.
P.Thảo
Theo Dantri
'TP HCM cố hết sức vẫn không thể đạt chỉ tiêu ngân sách'
Làm việc với Phó thủ tướng Võ Văn Ninh, Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, "dù có cố hết sức thì năm nay thành phố chỉ đạt được gần 221.000 tỷ đồng thu ngân sách (đạt 93%) do chỉ tiêu được giao quá cao".
Sáng 30/8, đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND TP HCM để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước từ năm 2011 đến nay, dự kiến cho năm 2013 và những giải pháp trọng tâm đến năm 2015.
Báo cáo với Phó thủ tướng, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP cho biết, giai đoạn 2011 - 2013, thành phố đã tập trung triển khai 3 khâu đột phá chiến lược về kinh tế gắn với 6 chương trình đột phá trong các lĩnh vực. Tổng sản phẩm nội địa bình quân trong 3 năm tăng 9,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố gấp 1,8 lần so với cả nước, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra, trong đó khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 11%/năm, kế đến là công nghiệp và xây dựng với tốc độ 7,7%.
Riêng năm nay, do tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn hơn 2 năm trước, nên dù đã nỗ lực rất lớn nhưng trong 8 tháng đầu năm thành phố mới thu được hơn 150.000 tỷ đồng (đạt 63% so với chỉ tiêu 236.830 tỷ đồng được giao).
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với lãnh đạo TP HCM sáng 30/8. Ảnh: Hữu Công.
Trước tình hình khó khăn đó, tại buổi làm việc mới đây, thành phố và Bộ Tài chính đã thống nhất số liệu ước thu năm 2013 trên địa bàn là hơn 216.900 tỷ đồng (đạt 91% dự toán). Như vậy, so với dự toán đầu năm, tổng thu ngân sách hụt gần 19.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã đề nghị thành phố phấn đấu tối đa, cố gắng thu thêm 4.000 tỷ đồng nữa (3.000 tỷ thu nội địa và 1.000 tỷ từ tiền sử dụng đất).
"Nếu cố gắng lắm để đạt được mức phấn đấu này thì tổng thu ngân sách của thành phố trong năm nay là gần 221.000 tỷ, chỉ đạt hơn 93% chỉ tiêu được giao", bà Hồng cho biết.
Vì vậy, vị Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế của TP HCM đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh cơ cấu trong tổng thu ngân sách theo hướng giảm chỉ tiêu thu nội địa và tăng chỉ tiêu thu từ dầu thô để tạo điều kiện cho thành phố hoàn thành được nhiệm vụ trung ương giao, cũng như phản ánh thực tế trách nhiệm của thành phố trong việc đạt được số thu cao nhất.
Đồng thời, bà Hồng cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội xem xét miễn 100% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho các thành phần trực tiếp tham gia thực hiện an sinh xã hội (kinh doanh nhà trọ, kinh doanh giữ trẻ...) trong năm nay. Bên cạnh đó, TP HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho thành phố áp dụng một mức thuế suất thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 2% trên doanh thu để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tránh hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế.
Riêng về tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, UBND TP cho biết, tính đến đầu năm 2011, tổng số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố được tổ chức lại là 116. Từ đó đến nay, không có thêm doanh nghiệp nào được tái cơ cấu.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu đánh giá TP HCM đã nỗ lực rất nhiều trong việc đóng góp cho ngân sách. Bằng chứng là thành phố đóng góp 23% GDP và 30% cho ngân sách quốc gia và đây cũng là địa phương đi đầu cả nước về cải cách thủ tục hành chính.
"Tuy nhiên, thành phố cần cố gắng hơn nữa để đóng vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì có nhiều vấn đề chỉ một mình TP HCM thì không thể giải quyết được", Thứ trưởng Thu cho biết.
Về việc đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Phạm Viết Muôn đề nghị thành phố cần đẩy mạnh tiến độ hơn nữa để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. "Từ năm 2011 đến nay, tức là sau 31 tháng TP HCM không cổ phần hóa được thêm một doanh nghiệp nhà nước nào, trong khi 7 mục tiêu đột phá của thành phố cũng không có mục tiêu nào đề cập đến vấn đề này", ông Muôn nói.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao kết quả về kinh tế - xã hội cũng như nỗ lực của TP HCM trong việc đóng góp vào ngân sách 3 năm qua. "Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, đối ngoại rất lớn. Đặc biệt là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, có tác động rất quan trọng đến vùng và cả nước, thành phố cần có nhiều giải pháp đột phá hơn để hoàn thành các mục tiêu từ nay đến năm 2015; nhất là hoàn thành chỉ tiêu năm 2013", Phó thủ tướng chỉ đạo và cho biết đây cũng là cơ sở để Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tại các địa phương và có những cơ chế, chính sách hỗ trợ để hoàn thành các nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Hữu Công
Theo VNE
Khối doanh nghiệp vẫn tăng lương theo lộ trình Kiến nghị giãn lộ trình tăng lương của Chính phủ là để áp dụng riêng cho khu vực hành chính sự nghiệp. Khu vực doanh nghiệp vẫn tăng lương theo lộ trình Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao đổi xung quanh vấn đề tăng lương cơ bản bên lề phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng...