Thủ tướng: Đẩy lùi suy thoái, đẩy mạnh chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đẩy mạnh việc chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng cảnh sát nói riêng, công an nhân dân nói chung…
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) (20/7/1962- 20/7/2017) do Bộ Công an tổ chức.
Thủ tướng duyệt đội danh dự tại lễ kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký công bố Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp nhất tới lực lượng CSND và biểu dương sự nỗ lực, thành tích của các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng CSND đã đạt được trong những năm qua. Để có được những chiến công xuất sắc, thành tích vẻ vang như ngày hôm nay, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSND đã “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; hàng nghìn đồng chí đã anh dũng hy sinh.
Những cống hiến, hy sinh to lớn đó đã tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát nói riêng, lực lượng Công an nhân dân (CAND) nói chung, góp phần quan trọng tạo dựng môi trường ổn định, phục vụ phát triển đất nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, tình hình thế giới và khu vực thay đổi rất nhanh chóng. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng lớn nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố ngày càng nghiêm trọng. Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, những vấn đề toàn cầu, các loại tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao, tội phạm mạng tiếp tục gia tăng. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy mạnh quá trình phát triển xã hội thông tin, kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thủ tướng và các lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bai “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ ta. Tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp.
Thủ tướng cho rằng bối cảnh và thực tiễn trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Video đang HOT
“Lực lượng CSND cần không ngừng nỗ lực phấn đấu, thể hiện bản lĩnh, vai trò nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Bộ Công an về những chủ trương, quyết sách đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời phải có chiến lược lâu dài xây dựng, phát triển lực lượng, nâng cao khả năng chiến đấu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cảnh sát cần lắng nghe tiếng nói nhân dân
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị lực lượng CSND tập trung thực hiện tốt một số trọng tâm công tác thời gian tới.
Thứ nhất, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lực lượng CSND phải luôn thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, thực hiên tốt 6 điều Bác Hồ kính yêu dạy CAND; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch và tội phạm, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị của đất nước.
Thứ hai, tăng cường công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; các Chương trình, Chiến lược về phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự xã hội. Thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.
Thủ tướng: “Lực lượng cảnh sát cần lắng nghe tiếng nói của nhân dân để tiếp tục hoàn thiện mình”.
Thứ ba, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích, chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, nhất là trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Tổ chức lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở các địa bàn, tuyến trọng điểm, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia…
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, thi hành án hình sự nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đẩy mạnh công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội trên các lĩnh vực, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ; công tác phòng chống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ.
Thứ tư, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế tại các diễn đàn song phương và đa phương để trao đổi kinh nghiệm trong phong, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các điều ước và thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự cho các sự kiện quan trọng của đất nước, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động trong Năm APEC 2017.
Thứ năm, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng. Bộ Công an cần triển khai trong toàn lực lượng thực hiện nghiêm, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng lực lượng CSND có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nội bộ đoàn kết chặt chẽ, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lực lượng CAND.
“Lực lượng của chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của nhân dân để tiếp tục hoàn thiện mình, xứng đáng là CSND”, Thủ tướng nhấn mạnh và tin tưởng lực lượng CSND sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: Không để tình trạng làm thuỷ điện mà dân nghèo, không có điện
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu quan tâm đến những vùng tái định cư thuỷ điện, làm tốt công tác quy hoạch để không "làm việc này lại phá hỏng việc kia", không để tình trạng "làm thủy điện mà người dân không có điện, làm thủy điện mà để dân nghèo".
Chiều 17/7, tại Sơn La, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về tình hình kinh tế-xã hội địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội Sơn La có nhiều chuyển biến đáng mừng với nhiều dự án lớn, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đời sống nhân dân có nhiều tiến bộ. Quan hệ giữa địa phương với nước bạn Lào được đẩy mạnh.
Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La
Biểu dương những thành quả tương đối toàn diện, rõ nét của Sơn La, Thủ tướng nhìn nhận, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác tái định cư thủy điện còn bất cập. Tỉ lệ đói nghèo còn cao. Cải cách thủ tục hành chính, nhất là tạo môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vấn đề cần khắc phục.
Về định hướng năm 2017 và những năm tiếp theo, Thủ tướng đề nghị tỉnh nỗ lực hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách và giảm nghèo. Tiếp tục giữ gìn an ninh biên giới và an toàn cho người dân, đặc biệt là phòng chống ma túy có hiệu quả, triệt để hơn nữa. Quan tâm đến các xã tái định cư thủy điện. Làm tốt công tác quy hoạch để "không làm việc này lại phá hỏng việc kia" trong định hướng phát triển bền vững.
Thủ tướng cũng nêu rõ, tỉnh mới có 2.000 doanh nghiệp và 350 hợp tác xã là còn quá thấp, tỉnh cần chú trọng phát triển doanh nghiệp, các loại hình hợp tác xã.
"Càng khó khăn càng phải vươn lên, càng phải có khát vọng. Đã đi đúng hướng rồi thì quyết tâm chỉ đạo đạt kết quả đến cùng", Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ ra các lĩnh vực cần tiếp tục chỉ đạo phát triển như nông nghiệp công nghệ cao, chọn đầu ra sản phẩm, không để tình trạng "giải cứu", được mùa rớt giá, được giá mất mùa như một số trường hợp vừa qua. Trong nông nghiệp, phải lưu ý đến khâu chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển cây dược liệu.
Tỉnh cần tiếp tục phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc. Đây là "thế mạnh mềm" mà không phải nơi nào cũng có được.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Sơn La.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh, để thực hiện 2 dự án thuỷ điện, tỉnh Sơn La đã di chuyển xong 17.784 hộ gia đình ra khỏi vùng ngập. Dự án tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn I chủ yếu mới thực hiện được việc di chuyển dân đến nơi ở mới, phải tiếp tục đầu tư bổ sung hạ tầng và hỗ trợ sản xuất để nâng cao đời sống người dân. Dự án tái định cư thuỷ điện Hoà Bình mặc dù đã được Nhà nước đầu tư bằng 3 dự án nhưng do mức vốn đầu tư thấp, dự án nhỏ lẻ nên hiện nay còn 5/46 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa và tỉ lệ hộ nghèo của 46 xã còn cao (35%).
Về vấn đề này, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn, không để tình trạng "làm thủy điện mà người dân không có điện, làm thủy điện mà để dân nghèo".
Trên địa bàn tỉnh có 13.000 ha lòng hồ Thủy điện Sơn La và 7.900 ha lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Tỉnh đề nghị Chính phủ cho phép và giúp tỉnh được đầu tư các dự án điện mặt trời trên các lòng hồ thủy điện. Về việc này, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng.
Tỉnh Sơn La đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh được đầu tư các dự án điện mặt trời trên các lòng hồ thủy điện Sơn La và Hoà Bình.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Sơn La, tỉnh đang tập trung thực hiện 7 chương trình trọng tâm, với mục tiêu "Xây dựng Sơn La sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía bắc"; trong đó có chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu du lịch quốc gia Mộc Châu, khai thác tiềm năng các lòng hồ thủy điện...
Sáu tháng đầu năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sơn La đạt 5,15%. Tỉnh có 35.628 ha diện tích cây ăn quả. Năm 2017 cho sản lượng khoảng 150.000 tấn quả, cho thu nhập từ 200-400 triệu đồng/ha. Đàn bò sữa Mộc Châu có 22.000 con bò sữa, sản lượng sữa tươi 6 tháng đầu năm 2017 đạt 37.000 tấn. Sơn La đã có 5 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ.
Sáu tháng đầu năm 2017, tỉnh thu hút được 57 dự án với tổng vốn đầu tư 4.432 tỷ đồng, tăng 3,06 lần so cùng kỳ năm 2016.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: "Giá thuốc tại Việt Nam quá cao, dân nghèo chịu thiệt" Đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu của Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về nhiều vấn đề trong nước như giá thuốc Việt Nam còn cao quá cao, tàu điện ngầm, turbin khí chưa sản xuất được... Thủ tướng mời gọi các nhà đầu tư Đức vào thị trường 100 triệu dân đầy tiềm năng của Việt Nam. Cuộc gặp...