Thủ tướng đang chủ trì họp ứng phó bão số 16 với 19 tỉnh, thành
TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 16, có 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 5 tỉnh Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
Bão Tembin (cơn bão thứ 22) đổ bộ vào Philippines, hồi 6h00 ngày 23/12, theo thông tin ban đầu thiệt hại do bão gây ra rất lớn với gần 200 người chết, hơn 160 người mất tích.
Bão Tembin (cơn bão thứ 22) đổ bộ vào Philippines, hồi 6h00 ngày 23/12, theo thông tin ban đầu thiệt hại do bão gây ra rất lớn với gần 200 người chết, hơn 160 người mất tích.
Hiện nay, bão số 16 đang ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Trường Sa, đến chiều ngày 25/12, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Côn Đảo; tối và đêm ngày 25/12, bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau với gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; sau đó tiếp tục gây nguy hiểm cho vùng biển Cà Mau – Kiên Giang và các địa phương trong đất liền với gió cấp 8, giật cấp 11.
Về vị trí bão hiện nay, TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo chiều tối và đêm nay bão số 16 duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 10m sẽ đi qua khu vực đảo Trường Sa Lớn và Huyền Trân; cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).
Đến 16 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao từ 8-10 mét.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.
Video đang HOT
Bão vẫn sẽ hoạt động mạnh khi vào quần đảo Trường Sa, sóng biển trên 10 mét, khi đến Côn Đảo, bão suy yếu thành cấp 11, giật cấp 14.
Đánh giá về cơn bão, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Đây là cơn bão mạnh, trái quy luật (đổ bộ vào cuối năm), tốc độ di chuyển rất nhanh, khả năng bão đổ bộ vào vùng rất ít xảy ra bão, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động trên sông trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông.
Bão đi qua khu vực ngư trường truyền thống, đang chính mùa khai thác, tàu thuyền đánh bắt hải sản rất đông, đồng thời rất nhiều tàu vận tải, tàu vãng lai. Vùng biển có nhiều đảo với số lượng dân cư sinh sống khá lớn, trong đó có nhiều khách du lịch, nơi có nhiều tàu thuyền trú tránh khi bão xảy ra.
“Khu vực này có nhiều hoạt động kinh tế trên biển, nhất là các giàn khoan, nhà giàn. Trên đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt vùng có nhiều nhà dân ở ven sông, ven biển, trên các cù lao không có khả năng chống chịu với bão, thiếu nơi khu trú; bờ biển, vùng cửa sông có 18 điểm đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nhiều công trình đang thi công.
Khu vực dự báo bão đổ bộ ít khi có bão lớn, cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu còn hạn chế; dân cư vùng cửa sông, ven biển đông đúc, ít có kinh nghiệm ứng phó với bão, thậm chí một số nơi có tư tưởng chủ quan; hoạt động kinh tế khá lớn, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, du lịch nên khi bão đổ bộ nếu không chủ động ứng phó, thiệt hại bão sẽ rất lớn” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Danviet
Giật mình điểm giống nhau kỳ lạ giữa bão số 16 và thảm hoạ bão Linda 1997
Nhìn vào đường đi và khu vực đổ bộ của bão số 16 - Tembin và cơn bão lịch sử Linda năm 1997, nhiều người không khỏi giật mình vì chúng giống nhau đến lạ.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 16 - Tembin (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVTƯ)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tối qua (23/12), bão Tembin đã vượt qua Philippines đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 16 hoạt động ở khu vực này trong năm 2017.
Hồi 13 giờ chiều nay (24/12), vị trí tâm bão số 16 (Tembin) đang cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Trong 24 giờ tới, bão chủ yếu di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và có khả năng mạnh thêm.
Theo dự báo, đến khoảng chiều ngày 25/12, bão sẽ đi vào vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10 mét.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.
Nếu nhìn vào đường đi và khu vực dự kiến đổ bộ của bão số 16, nhiều người không khỏi giật mình khi nó rất giống với cơn bão lịch sử Linda cách đây đúng 20 năm. Thậm chí, bão số 16 còn được dự báo có cường độ mạnh hơn rất nhiều so với bão Linda khi đổ bộ đất liền.
Trước đó, ngày 1/11/1997, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 có tên quốc tế là Linda với sức gió cấp 8, giật trên cấp 8.
Đến tối 2/11, bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9.
Bão Linda được coi là thảm họa lịch sử vì đã làm 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; số nhà bị sập là 107.892;... thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỉ đồng. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.
Ông Lê Đình Quyết - Phó phòng Dự báo (Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ) nhận định: "Nhìn về đường đi thực tế của bão Linda đúng là có sự tương đồng với bão số 16 (Tembin). Kể cả khu vực hình thành bão cho tới diễn biến bão".
Đường đi và vị trí đổ bộ của cơn bão lịch sử Linda năm 1997 có nhiều điểm tương đồng với bão số 16.
Ông Quyết phân tích, bão Linda khi đi vào biển Đông cường độ cũng tăng lên. Cơn bão Tembin cũng vậy, sáng nay, sau khi vượt qua phía Nam đảo Pa-la-oan (Philippines) và đi vào Biển Đông, bão số 16 tiếp tục mạnh lên đạt cấp 12, giật cấp 15. Cường độ cấp 12 giật cấp 15 sẽ duy trì cho đến tối 24/12, sau đó giảm xuống gần cấp 12. Khi đi vào sát đất liền và đổ bộ, bão 16 có cường độ mạnh cấp 9 cấp 10, giật cấp 14.
Đánh giá về cơn bão số 16, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTT cho hay, bão số 16 là cơn bão trái mùa với cấp độ và cường độ rất lớn lại đổ bộ vào vùng kinh tế trọng điểm rất ít đón bão trong khi khả năng thích ứng với bão ở khu vực này chưa cao.
Đặc biệt là khu vực này vừa qua đã chịu nhiều ảnh hưởng của bão số 12 còn nhiều tổn thương chưa kịp khắc phục về cơ sở hạ tầng, nhà dân, nếu chủ quan, thiệt hại sẽ rất nặng nề.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, các lực lượng cứu hộ cứu nạn hiệp đồng với các địa phương từ Quảng Nam đến Kiên Giang kêu gọi tàu thuyền và ứng trực tại các trọng điểm xung yếu, sơ tán dân và ứng phó khi xảy ra tình huống xấu.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Tin bão khẩn cấp: Bão số 16- Tembin đã đổ bộ lên quần đảo Trường Sa, gió giật cấp 15 Cập nhật tin bão mới nhất- cơn bão số 16 (Tembin). Lúc 14 giờ 30 chiều nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương đã phát bản tin- tin bão khẩn cấp- cơn bão số 16 (Tembin). Theo đó, hồi 13 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách...