Thủ tướng đã cắt bao nhiêu ung nhọt tham nhũng?
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhắc lại ý Thủ tướng khi ông tiếp xúc với cử tri Hải Phòng: Thất thoát ở các tập đoàn là ung nhọt, dù đau xót cũng phải cắt bỏ, để hỏi Thủ tướng đã đề nghị hoặc trực tiếp cắt bỏ bao nhiêu ung nhọt tham nhũng.
Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người chốt phiên chất vấn ở QH. Một loạt ĐB đã đặt câu hỏi cho ông:
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị):
1. Tình trạng nợ đọng các nghị định, quyết định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành luật pháp lệnh kéo dài nhiều năm, làm giảm hiệu lực thi hành, hiệu quả quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương của đất nước. Xin cho biết giải pháp của Chính phủ để khắc phục tình trạng này?
2. Nhiều địa phương không có dầu nhưng vẫn cấp phép xây dựng nhà máy lọc dầu. Dư luận cho đây là một hội chứng. Xin Thủ tướng cho biết quan điểm của Chính phủ về quản lý quy hoạch và cấp phép các cơ sở lọc dầu để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường và phù hợp nguồn lực thực tiễn?
ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM):
Tại kỳ họp này, trong báo cáo của Thủ tướng khi đánh giá những nguyên nhân, tồn tại, yếu kém Thủ tướng nêu thế này: Nhận thức trên một số vấn đề, về chủ trương, quan điểm phát triển đã được đề ra vẫn còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế chính sách trên một số vấn đề ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhất là về vai trò của Nhà nước và vai trò của kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường. Phải chăng đây là nguyên nhân?
Thủ tướng cho biết nếu không xử lý được sự ngập ngừng, thiếu nhất quán này thì làm sao đổi mới mọi mặt, đổi mới thể chế theo tinh thần nghị quyết của Đảng để tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Vấn đề tạo niềm tin thị trường và đặc biệt phải chăng sự thiếu nhất quán này dẫn đến sự chậm trễ trong đổi mới, chuyển đổi tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước, vấn đề thoái vốn, cổ phần hóa v.v… Xin Thủ tướng cho biết làm rõ hướng tới thế nào để có thể có sự nhất quán mà thực thi được vấn đề đổi mới chính sách, thể chế tạo niềm tin thị trường?
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị):
Trong báo cáo của Chính phủ trình QH tại phiên khai mạc kỳ họp về tình hình kinh tế xã hội có một vấn đề được ĐBQH rất quan tâm. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là bài học sâu sắc trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, đó là trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu.
Thưa Thủ tướng, là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng cho biết trách nhiệm giải trình và trách nhiệm người đứng đầu của mình trước QH về kết quả phòng, chống tham nhũng của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 16/10 ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, cử tri hoan nghênh khi Thủ tướng nói: “Thất thoát tham nhũng ở các tổng công ty, tập đoàn, đây là ung nhọt trong một cơ thể, dù đau xót cũng phải cắt bỏ”. Kể từ khi QH giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/6/2006, đến nay trải qua gần 2 nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt quốc nạn tham nhũng?
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh):
Thời gian qua, công tác phòng ngừa và phát hiện tham nhũng còn hạn chế. Tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Các biện pháp phòng ngừa nhiều nơi thực hiện còn hình thức… Các vụ tham nhũng chủ yếu bị phát hiện thông qua báo chí và người tố giác, xử lý và phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Ý kiến của Thủ tướng về nhận định trên? Đúng hay sai? Nguyên nhân và trách nhiệm? Liên quan thi hành án, số tài sản thu hồi được từ các vụ án tham nhũng chỉ khoảng 20%, có vụ chỉ 10%. Vì sao? Sắp tới Thủ tướng có giải pháp gì đột phá, quyết liệt khắc phục hạn chế nêu trên, đặc biệt 10 vụ đại án tham nhũng đã, đang và sắp đem ra xét xử?
ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên):
Xin gửi tới Thủ tướng câu hỏi về kỷ cương, kỷ luật hành chính. Về tồn tại, hạn chế cử tri còn băn khoăn có những thiếu sót, hạn chế được lặp đi lặp lại trong nhiều năm, được nhiều báo cáo chỉ ra nhưng tính đến nay chưa khắc phục được.
Thảo luận tại hội trường, nhiều vị ĐBQH đã nêu vấn đề này và chỉ mặt đặt tên một trong những nguyên nhân, đó là trách nhiệm của người có thẩm quyền chưa được chỉ ra rõ ràng khi có khuyết điểm thuộc lĩnh vực quản lý của mình trong khi có thành tích thì chỉ cá nhân rất rõ, khi có khuyết điểm, có sự cố thì thường quy trách nhiệm cho tập thể.
Nhiều vụ việc bức xúc, những người trực tiếp làm sai đã và đang được xử lý nghiêm minh song chưa thấy xử lý những người quản lý nhà nước. Cử tri cho rằng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói không đi đôi với làm, trên bảo dưới không nghe… Xin Thủ tướng cho biết trách nhiệm của mình về thực trạng trên và có giải pháp gì?
ĐB Lê Nam (Thanh Hóa):
Yêu cầu đổi mới đất nước đặt ra sự cần thiết nhiều chuyên gia giỏi như ở các ngành y tế, giáo dục, ngân hàng… Nhiều chính phủ đã tìm kiếm các nhân tài trên thế giới về giúp quản lý.
Thủ tướng có mong muốn trưng cầu hiền tài từ nguồn nhân lực chất lượng cao quốc tế, trong đó có đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý là người VN ở nước ngoài về giúp Chính phủ quản trị đất nước hay không? Thủ tướng có giải pháp đột phá nào hay đề nghị với Đảng những đột phá giải pháp nào về công tác cán bộ?
ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên):
Việc tạm nhập tái xuất 3000 tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai cũng như giải pháp gì để giúp cho 40 nhà máy đường và hàng triệu người nông dân cũng như hàng vạn người lao động ở các nhà máy đường được đảm bảo cuộc sống để phát triển?
ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam):
Tại kỳ họp này QH đã đồng ý tăng bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3% GDP, đồng ý phát hành 170 ngàn tỷ đồng TPCP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, là ĐBQH, chúng tôi băn khoăn nếu không có giải pháp hữu hiệu thì lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại. Quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận):
Thủy điện đóng góp một phần quan trọng vào đảm bảo điện năng của đất nước nhưng vừa qua vấn đề lập quy hoạch, thi công, vận hành đã gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống người dân. Giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục nhanh những vấn đề này?
ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh):
Quảng Ninh là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, là nơi có nhiều tập đoàn kinh tế, tập đoàn công nghiệp phát triển ở đây. Những năm qua khó khăn kinh tế trong nước và quốc tế đã tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh ở khu vực này.
Báo cáo và giải trình của Chính phủ đã nêu các giải pháp cơ bản về đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên những khó khăn về tiêu thụ các sản phẩm của các tập đoàn, khó khăn về việc làm, đời sống khó khăn của công nhân tập đoàn Vinashin cũng như các tập đoàn, tổng công ty khác. Nó trở thành băn khoăn lớn của cử tri Quảng Ninh. Xin Thủ tướng cho biết kết quả tái cơ cấu DN thời gian qua và giải pháp trong lộ trình từ nay đến cuối 2015?
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam):
Chính phủ còn nợ 51% văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã được QH thông qua. Các văn bản này không được ban hành đồng thời. Xin Thủ tướng cho biết trong khi chưa có văn bản hướng dẫn quy định chi tiết như thế thì Chính phủ đã điều tiết các quan hệ xã hội và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật và người dân sẽ chấp hành quy định nào của pháp luật?
Sự không hành động này của cơ quan công quyền có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Nếu là vi phạm thì tại sao trong báo cáo những giải pháp không thấy nói đến việc xử lý các cá nhân, cơ quan liên quan để đảm bảo pháp luật được thực thi?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM):
Rất quan tâm đến vấn đề tam nông, có nhiều chủ trương chủ trương chính sác sách đi vào cuộc sống, đời sống người nông dân được cải thiện. Nhưng báo cáo nêu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thông nhưng chưa thấy đánh giá hiệu quả các việc đầu tư đó.
Đề nghị trong báo cáo của Thủ tướng và báo cáo của Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của công tác chỉ đạo, đầu tư.
Tình hình sản xuất nông nghiệp, đời sống bộ phận nông dân còn khó khăn, thu nhập chất lượng sống chưa tương xứng với những gì mà người nông dân đã cần cù sáng tạo lao động và đóng góp của họ cho vấn đề phát triển đất nước, sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với kỳ vọng, quy hoạch cho phát triển nông nghiệp chưa rõ, bằng giải pháp gì để chính sách chủ trương về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống để người nông dân đảm bảo cuộc sống, sống được sống khá bằng nghề nông, tránh tình trạng người lao động nông thôn già hóa như hiện nay.
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên):
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ trong vấn đề để làm sao tránh mùa mưa bão sang năm các cơ quan không tiếp tục đổ lỗi cho nhau còn người dân thì tiếp tục than thở?
ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM):
Vì sao có sân gofl trong sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình)? Vì sao 1 số sân bay (Biên Hòa, Cần Thơ) và 1 số sân bay khác hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả thì lại đầu tư sân bay Long Thành?
ĐB đã hỏi Bộ trưởng Bộ Công thương và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc xả lũ thủy điện, Thủ tướng đã có chỉ đạo gì không từ hôm qua về vấn đề này?
Dưới đây là phần trả lời của Thủ tướng:
Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Thị Hiền, Thủ tướng nói:
Tăng bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu có tăng lạm phát không? Băn khoăn này là chính đáng. Việc tăng bội chi từ 4,8% lên 5,3% cho năm 2013 và 2014 và phát hành, bổ sung thêm 170 tỷ trái phiếu chính Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016 có làm bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại không là băn khoăn chính đáng. Các đồng chí đặt câu hỏi, nêu vấn đề là có trả nợ được không. Hết sức ghi nhận ý kiến đó, tôi sẽ cố gắng trình bày với các ĐBQH.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước QH chiều 21/11
Cuối trang 4 tôi có trình bày ý, giải trình báo cáo thêm với Quốc hội là phát hành thêm trái phiếu và tăng bội chi ngân sách nếu như ta thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêu trong báo cáo từ đầu phiên họp cũng như giải trình bổ sung hôm nay, ngay trong nghị quyết của QH về phát triển kinh tế xã hội năm 2014, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đó thì mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014 và 6% năm 2015 và kiểm soát lạm phát như mục tiêu đề ra là khoảng 7%, đồng thời giữu được ổn định kinh tế vĩ mô, trả được nợ, bảo đảm nợ công của quốc gia trong giới hạn an toàn là khả thi.
Về câu hỏi của ĐB Hà Sỹ Đồng, Thủ tướng cho hay:
Việc nợ đọng các văn bản quy định hướng dẫn thi hành các luật và pháp lệnh thì giải pháp khắc phục thế nào? Chính phủ và Thủ tướng nhận thức rõ, luôn xem việc xây dựng và trình các dự án luật, pháp lệnh theo chương trình của QH xây dựng ban hành các nghị định, quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Chính phủ. Phiên họp thường kỳ tháng nào của Chính phủ cũng dành thời gian làm việc này, cần thì họp phiên chuyên đề để thực hiện nhiệm vụ này, tức là thảo luận về nghị định, quyết định, để thi hành luật, pháp lệnh.
Tình hình nợ văn bản, hướng dẫn thi hành luật, pháp luật diễn ra nhiều năm rồi nhưng từ 2012 Chính phủ đã nhận thấy thấy hạn chế yếu kém này để tập trung khắc phục. 2012 đến cuối năm còn nợ 27 văn bản (nghị định, quyết định của Thủ tướng) để hướng dẫn chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Nợ 27 văn bản này cũng là bước tiến bộ, so với 10 năm trước là nợ thấp nhất.
Tuy là nợ thấp nhất nhưng nợ thì vẫn là khuyết điểm, hạn chế yếu kém, nên 2013 này các luật và pháp lệnh có hiệu lực nhiều hơn. Chính phủ và Thủ tướng phải ban hành 129 nghị định và quy định để thi hành 38 luật, pháp lệnh. 129 so với số phải ban hành của 2012 là gấp đôi, ngay từ đầu năm Thủ tướng đã hết sức quan tâm vấn đề này.
Đến hôm qua, đồng chí Vũ Đức Đam báo cáo với tôi là bàn giao cho đồng chí Bộ trưởng mới Nguyễn Văn Nên, tôi có hỏi nợ đọng văn bản, nghị định, quy định đến 20/11 là bao nhiêu thì được báo cáo là còn nợ 19 văn bản.
129 thì đã ban hành được 110. Nếu so với 2012 nợ 27 văn bản, mà 2013 số văn bản lại tăng gấp đôi, thì có thể nói là bước tiến, sự cố gắng. Nhưng còn nợ 19 là vẫn còn nợ, phấn đấu từ nay đến cuối năm tôi yêu cầu thúc đẩy ban hành tất cả các văn bản còn lại.
Nhưng qua kiểm tra thì các đồng chí báo cáo cơ bản ban hành xong, 19 cái này có những cái chưa quá cấp bách và khó ban hành. Ví dụ ban hành quy định về đền bù thiệt hại do điện hạt nhân gây ra thì phải tham khảo quốc tế nên nợ đọng. Việc chậm trễ ban hành, nợ là một khuyết điểm, Chính phủ đã hết sức cố gắng với tinh thần là không còn tình trạng nợ đọng.
Đến hôm qua còn nợ 19 cái vì năm vừa rồi ra đến 38 luật. Có nghị định đến hàng trăm trang, quy định chi tiết thi hành. Sẽ nghiêm túc cố gắng.
Bên cạnh số lượng là chất lượng các văn bản từng bước được nâng lên, tiến bộ, nhưng vẫn còn một số quy định khi ban hành không phù hợp thực tiễn, cuộc sống, thiếu khả thi, tuy là số ít so với rất nhiều quy định nhưng gây bức xúc.
Giải pháp gì? Có 4 nhóm. Thứ nhất, đề cao tách nhiệm người đứng đầu, kỷ luật kỷ cương thi hành pháp luật, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm xây dựng dự án luật trình QH theo chương trình, soạn thảo xây dựng ban hành nghị định quy định trong phạm vị, vừa qua đã đẩy nhanh được tốc độ ban hành các nghị định quy định.
Thứ 2, nguyên nhân là cán bộ chuyên trách, các bộ đều phải có vụ pháp chế, thu hút cán bộ am hiểu pháp luật giúp lãnh đạo, bộ trưởng làm tốt hơn việc làm luật.
Thứ 3, rà soát để sửa đổi bổ sung những quy trình thủ tục còn làm kéo dài, đảm bảo chặt chẽ, cắt bớt những cái làm chậm trễ kéo dài.
Thứ 4, nguyên nhân đưa lên xuống, sửa đi sửa lại là do tư tưởng chưa rõ ràng, giải pháp chưa thống nhất nên soạn thảo khó khăn, phải ý kiến đi lại, bổ sung lên xuống, kéo dài.
Các biện pháp đã thực hiện theo hướng đó, khác phục được tình trạng nợ đọng văn bản.
Về câu hỏi của ĐBQH Hà Sỹ Đồng liên quan quản lý quy hoạch và cấp phép các cơ sở lọc dầu:
Thủ tướng đã ban hành Quy hoạch phát triển nhà máy lọc dầu đến 2020, tầm nhìn đến 2025. Thực tế đang có nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành tốt, hết công suất và hiệu quả kinh tế cao, công suất 6 triệu tấn sản phẩm/năm. Hiện ta đang đàm phán với Nga, nhân Thủ tướng Putin sang thăm vừa rồi, để đối tác Nga mua cổ phần nhà máy này, sau đó sẽ cùng nhau đưa công suất lên 10 triệu tấn/năm, không cần bổ sung vốn của ta. Ta cũng đã thỏa thuận cấp doanh nghiệp, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Gazprom, đang chờ hiệp định hai chính phủ.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa công suất 10 triệu tấn/ năm, gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Kuwait và Nhật, đã chính thức khởi công. Kuwait cam kết cung cấp nguyên liệu dầu thô cho cả đời dự án.
Nhà máy lọc dầu Phú Yên, với một doanh nghiệp lớn của Nga, đã xin đầu tư, các cơ quan chức năng Việt Nam đã thẩm định và cấp phép, công suất 8 triệu tấn/năm, chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công.
Bí thư tỉnh Phú Yên mời Thủ tướng vào, tôi sẵn sàng vào, đây là dự án 100% vốn nước ngoài, đối tác tự đảm bảo nguyên liệu dầu thô. Nhà máy lọc dầu số 3 ở Long Sơn, Vũng Tàu, có trong quy hoạch từ thời Tổng bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hiện đang kêu gọi đầu tư, khu vực này cũng đang có một dự án hóa dầu, nhưng lọc dầu thì chưa có.
Thứ 5 là nhà máy lọc dầu ở Cần Thơ, đã cấp phép rồi nhưng khó khăn chủ đầu tư có khả năng không đầu tư được nên Thủ tướng yêu cầu Cần Thơ xem xét rút giấy phép.
Một dự án trong quy hoạch kêu gọi đầu tư là nhà máy ở Nam Vân Phong thuộc Khánh Hòa, nằm trong quy hoạch.
Một cái không nằm trong quy hoạch nhưng Thủ tướng đã đồng ý bước đầu để làm thủ tục. Một tập đoàn lớn của Thái Lan xin đầu tư nhà máy lọc dầu với công suất 30 triệu tấn/năm tại khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định).
Thủ tướng đồng ý cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy bước đầu, để khi nào có báo cáo đầu tư để cơ quan chức năng Việt Nam xem xét nếu bảo đảm pháp luật, có lợi cho ta lẫn nhà đầu tư thì xem xét bổ sung vào quy hoạch lọc hóa dầu của đất nước.
Về quy hoạch hóa dầu thì đảm bảo quy hoạch, chặt chẽ.
Trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Thị Phúc và Trần Thị Dung về tình hình thủy điện:
Đây là điều bức xúc, tôi xin được báo cáo:
Thưa ĐBQH, tiềm năng thủy điện là lợi thế lớn của nước ta cần phải khai thác, sử dụng để phát triển. Thủy điện đã đóng góp quan trọng vào đảm bảo diện năng cho phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Mặt được, tích cực, hiệu quả là thế.
Nhưng bên cạnh đó, đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế yếu kém, cả về quy hoạch, trong lập dự án thẩm định phê duyệt dự án, cả trong thi công xây dựng dự án và hạn chế trong di dân tái định cư, những hạn chế trong bảo đảm môi trường sinh thái.
Những hạn chế yếu kém này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nhân chủ quan chủ yếu là yếu kém trong quản lý nhà nước của Chính phủ, của chính quyền địa phương, trực tiếp là cơ quan chức năng của Chính phủ, chính quyền địa phương, Chính phủ và Thủ tướng đang tập trung tiếp tục chỉ đạo để khắc phục yếu kém trên lĩnh vực này.
Tại kỳ họp này Chính phủ đã có báo cáo tổng thể về quy hoạch tổng thể về thủy điện ở nước ta, cả được lẫn hạn chế, chúng tôi lắng nghe nhiều ý kiến của các ĐBQH thảo luận tâm huyết về vấn đề này.
Sắp tới QH có nghị quyết về việc này và Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện với tinh thần tiếp tục phát huy mặt hiệu quả tích cực của thủy điện, góp phần đảm bảo điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời thực hiện mọi giải pháp để khắc phục nhanh những tồn tại yếu kém như trong báo cáo nêu và ý kiến của ĐBQH với tinh thần dự án thủy điện bên cạnh hiệu quả kinh tế phải đảm bảo an toàn về môi trường, sinh thái.
Thủ tướng và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo 3 nhóm giải pháp.
Với các dự án nhà máy thủy điện đang vận hành (268) với công suất hơn 14 ngàn MW, ta phải:
- Rà soát, đánh giá lại kỹ sự an toàn của hồ đập, cái nào không an toàn thì ngừng hoạt động.
- Rà soát, bổ sung những quy trình vận hành hồ chứa, quy trình đã có đã được phê duyệt phải rà soát lại để bổ sung cho nó phù hợp với khí hậu thời tiết thực tế, mùa mưa lũ, mùa cạn kiệt thì quy trình khác nhau, vì nhiều cái vượt ngoài dự báo.
- Công khai cho nhân dân biết quy trình vận hành này, không phải đợi khi có lũ hay mùa cạn kiệt thì mới báo.
- Yêu cầu UBND các địa phương tăng cường thực hiện trách nhiệm của mình, chịu trách nhiệm quản lý, buộc chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa. Chủ đầu tư nào thực hiện không đúng quy trình vận hành hồ chứa phải xử lý nghiêm, từ hành chính tới kinh tế và pháp luật.
- Như hôm qua Bộ trưởng NN&PTNT được giao chủ trì với Bộ Công thương nghiên cứu chính sách bổ sung đối với hộ nghèo ở vùng tái định cư do thủy điện. Bộ trưởng cho biết cơ bản xong rồi. Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát bổ sung chính sách di dân tái định cư các dự án hiện hành để phục vụ các dự án mới.
- Rà soát lại, bổ sung cơ chế chính sách yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết là trồng lại rừng, diện tích rừng đã mất do làm dự án thủy điện. Có thực tế là có nơi có đất trồng rừng, có nơi không có đất trồng rừng, nhưng thu thế nào thì Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT ban hành các quy định cụ thể.
Với nhóm 205 dự án đang khởi công xây dựng:
- Chính phủ yêu cầu rà soát đánh giá thiết kế kỹ thuật có ạ toàn không, không an toàn dừng.
- Rà soát phương án tai định cư có đúng chính sách pháp luật không, có thể rà soát từng dự án để đưa dân đến nơi ở mới có chính sách tốt hơn.
- Trồng lại rừng cụ thể như thế nào? Để bổ sung, yêu cầu chủ đầu tư buộc phải thực hiện.
- Quy trình vận hành hồ chứa khi thiết kế kỹ thuật đã có, nhưng quy trình này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải sớm hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để dự án đi vào hoạt động là đảm bảo bốn mục tiêu: hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội và an toàn.
Nhóm 3: Sau khi rà soát rồi, còn lại số dự án nằm trong quy hoạch chưa khởi công xây dựng (248 dự án).
Chúng tôi sẽ theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch và chấp thuận đầu tư mới thì phải quản lý chặt chẽ hơn, trách nhiệm cụ thể cao hơn. Theo đó sẽ làm mấy việc:
- Quy hoạch 248 dự án chưa khởi công phải do Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý thống nhất quy hoạch trong cả nước, tiếp tục rà soát các bộ liên quan, địa phương rà soát và tổ chức thẩm định, trước khi phê duyệt báo cáo Thủ tướng đồng ý mới phê duyệt.
- Chấp thuận đầu tư, khởi công mới phải chặt chẽ hơn. Dự án nhóm B, C phải do Bộ Công thương chấp thuận. Trước khi chấp thuận phải lập dự án, có hội đồng ký thông qua mới cho phép đầu tư.
- Nếu là dự án nhóm A, Bộ KH-ĐT phải lập Hội đồng thẩm định nhà nước, trình Thủ tướng phê duyệt. Đây là tài nguyên không tái tạo nhưng phải làm hết sức chặt chẽ, còn nếu dự án nào thuộc thẩm quyền QH thì phải lập rồi trình QH.
Theo chúng tôi rà soát thì chắc không còn dự án nào phải trình QH vì cái lớn ta làm hết rồi.
Trên đây tôi xin báo cáo một số ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Phúc và Trần Thị Dung.
Theo chương trình của Đoàn chủ tịch thì thời gian tôi trực tiếp trả lời chất vấn đến đây cũng là không còn, còn 15 phút tôi xin được dừng ở đây.
Theo Vietnamnet
Đôi đồng tính ở Tiền Giang không sợ khi làm đám cưới
Một cặp đôi đồng tính nữ ở Tiền Giang đã bày tỏ sự vui mừng khi biết rằng Nghị định mới của Chính phủ đã rõ ràng hơn về việc tổ chức đám cưới đồng tính.
Phạm Thị Thanh Loan (thường gọi là Tony Phạm) và người bạn đời Kiều Loan đã quen nhau được 4 năm. Cả hai hiện đang sinh sống tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Cặp đôi này vừa thực hiện một bộ ảnh cưới nhằm kỷ niệm khoảng thời gian quen nhau.
Thanh Loan và Kiều Loan.
Cách đây vài ngày, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được ban hành. Theo đó bãi bỏ cụm từ "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" trong luật Hôn nhân & Gia đình. Việc tổ chức đám cưới đồng tính từ nay rõ ràng là không hề phạm luật. Nếu như các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới thì đó là quyền riêng tư cá nhân và chính quyền địa phương không thể can thiệp hay đình chỉ.
Về sự kiện này, cặp đôi cho biết: "Mặc dù Việt Nam vẫn chưa cho phép đăng ký kết hôn nhưng chúng tôi vẫn muốn tổ chức đám cưới. Trước đây đã có một vài đám ở Cà Mau và Kiên Giang nhưng sau đó lại bị chính quyền địa phương đình chỉ, nay thì không còn nữa. Luật đã rõ ràng hơn. Gia đình hai bên đều chấp nhận hết cho nên chúng tôi cũng muốn có một cái đám cưới đàng hoàng với người ta".
Năm 2012, một cặp đôi đồng tính nữ ở Cà Mau đã tổ chức đám cưới dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên nhưng sau đó lại bị chính quyền địa phương ngăn cản.
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Đầm Dơi khi đó, ông Trần Trung Kiên, đã phát biểu: "Đúng là có chuyện đám cưới đồng tính xảy ra ở khóm 6 nhưng không có đăng ký kết hôn. Đây là chuyện rất nhạy cảm, vì thế, chính quyền đã vào cuộc động viên ngăn chặn kịp thời. Nhưng về cơ bản, cách tốt nhất vẫn là thuyết phục gia đình tác động đến hai bạn trẻ để họ có suy nghĩ đúng đắn hơn. Hiện hai bên gia đình đã chấp nhận ký vào biên bản làm việc và hứa không có chuyện quan hệ đồng tính xảy ra tại địa phương. Nếu phát hiện sai phạm tới đâu họ sẽ bị xử lý tới đó".
Xử phạt trong khi không hề phạm pháp? Việc tổ chức đám cưới là một quyết định nằm trong quyền cá nhân và không chịu sự can thiệp của pháp luật. Chính việc hiểu sai của những người thi hành luật đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho những người trong cuộc.
Sau khi bị lập biên bản, cặp đôi ở Cà Mau khi đó dưới áp lực của chính quyền và những con mắt hiếu kỳ đã bỏ nhà ra đi. Một đám cưới vốn dĩ mỹ mãn với sự chúc phúc của cha mẹ hai bên nay lại có một kết thúc buồn.
Theo Một thế giới
Vinashin hay "Vinachia" thỏa hiệp đen bòn rút tài sản "Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước" - ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi giờ giải lao phiên họp QH ngày 31/10. Trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho...