Thủ tướng: ‘Có những con đường 400-500 tỉ đồng 13 đời bộ trưởng chưa xong’
Đầu tư dàn trải, manh mún, kéo dài dự án không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng đầu tư, mà còn lãng phí nguồn lực rất lớn, cần có các giải pháp cho vấn đề này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ chiều 24-7 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí từ góc độ đầu tư công và xây dựng thể chế – Ảnh: L.H.
Thảo luận tại tổ chiều 24-7 về nội dung phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 và công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đây là vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm.
Theo Thủ tướng, mặc dù chính sách đã được hoàn thiện nhiều, nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng lãng phí. Do đó cần vừa giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng thể chế, vừa có kỷ luật, kỷ cương để công tác tiết kiệm thực sự hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Thủ tướng cho rằng cần chú ý đến hoạt động chi kinh tế có tính chất sự nghiệp, sửa sang đường sá bởi quy định hiện nay còn có sơ hở, dễ bị tác động. Hay việc chi tiêu đi lại, sử dụng điện nước, xe công cần siết chặt hơn,
Thủ tướng cũng chỉ ra thực tế là những dự án kéo dài, được nhận diện là chia cắt, manh mún, gây lãng phí, cần có các giải pháp kết hợp “từ dưới lên và từ trên xuống”.
Phân tích rõ hơn, Thủ tướng nói kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới là 2,87 triệu tỉ đồng nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của bộ ngành và địa phương. Thủ tướng cho rằng rất khó xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu, “huyện nào cũng muốn có công trình, nhất là hạ tầng, an sinh xã hội”.
Thủ tướng dẫn chứng thêm thời kỳ ông làm bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từng tiếp nhận 3.650 dự án, vốn 3.000 tỉ đồng, chia ra mỗi dự án chưa đến 1 tỉ đồng nên đã yêu cầu rà soát lại vì thấy lãng phí nguồn lực quá lớn.
“Tôi không nói cụ thể, các tỉnh lên trao đổi với tôi, có những con đường 400-500 tỉ đồng thôi mà 13 đời bộ trưởng vẫn chưa xong, nên ta làm từ dưới lên phải kết hợp hài hòa từ trên xuống”, Thủ tướng cho hay.
Cũng chỉ ra tình trạng lãng phí, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước), phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – giáo dục, cho rằng thực hành tiết kiệm chưa đáp ứng yêu cầu, báo cáo thống kê còn sơ sài, thiếu sót nhiều nội dung quan trọng liên quan đến trách nhiệm cơ quan, đơn vị, dẫn tới kéo dài, bức xúc chưa có nhiều chuyển biến.
“Điều trăn trở nhất là tình trạng lãng phí lớn trong quản lý, sử dụng nguồn lực quốc gia, đặc biệt là tài sản công”, ông Lượng nói và cho rằng hạn chế xuất phát từ việc chậm tổ chức thực hiện, như chậm đầu tư, xây dựng, quy hoạch và sử dụng đất đai được xem là khâu yếu nhất, gây lãng phí lớn.
Quốc hội rút ngắn thời gian họp 3 ngày, bế mạc ngày 28-7
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ kết thúc sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua và dự kiến bế mạc ngày 28-7, thay vì ngày 31-7 như ban đầu.
Toàn cảnh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV - Ảnh: QUOCHOI.VN
Chiều 24-7, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình và được Quốc hội thống nhất thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Đây là lần thứ 2 Quốc hội điều chỉnh thời gian của kỳ họp này. Trước đó, chương trình kỳ họp đã được rút ngắn xuống còn 12 ngày (từ 20 đến 31-7), thay vì đến ngày 5-8 như dự kiến ban đầu.
Theo chương trình vừa điều chỉnh lần 2, Quốc hội sẽ làm việc thêm vào ngày chủ nhật 25-7, giảm 1 ngày thảo luận ở hội trường của một số nội dung về tài chính, ngân sách, đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia do các nội dung này đã được các vị đại biểu thảo luận ở tổ.
Quốc hội cũng tận dụng 1 ngày thời gian họp nội dung nhân sự và kéo dài một số phiên họp (đến sau 11h30 hoặc 17h).
Như vậy, kỳ họp sẽ kết thúc sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua tại phiên trù bị, và sẽ bế mạc vào ngày 28-7.
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nới room tín dụng cho ngân hàng Sau nửa đầu năm ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao tại một số ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu nới tỷ lệ tăng trưởng này tại một số nhà băng. Theo nguồn tin của Zing , trong ngày 14/7, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 cho...