Thủ tướng: Có kịch bản tái đàn lợn, xử lý nghiêm thao túng giá lợn hơi
Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, phân tích và đưa ra số liệu cụ thể về dự kiến lượng lợn hơi trong từng tháng để có phương án điều hòa cung – cầu thịt lợn.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp, sớm đưa giá lợn hơi giảm về khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5.
Nội dung trên nằm trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý 1/2020.
Sớm đưa giá lợn hơi về khoảng 60.000 đồng/kg
Thông báo nêu rõ, để kiểm soát tốt giá thịt lợn trong thời gian tới, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các giải pháp đảm bảo nguồn cung và kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường; Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm đưa giá lợn hơi giảm về mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5 gắn với việc bảo đảm lợi ích hợp lý, hài hòa giữa người sản xuất, khâu lưu thông phân phối và người tiêu dùng.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm đưa giá lợn hơi giảm về mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, tổ chức chăn nuôi theo từng vùng, từng khu vực (doanh nghiệp, hộ gia đình) với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngay đầu quý III.
Theo dõi, tổng hợp, phân tích và đưa ra số liệu cụ thể về dự kiến lượng lợn thịt (đủ tiêu chuẩn xuất chuồng theo quy định để giết mổ, cung cấp ra thị trường) trong từng tháng để từ đó chủ động có phương án điều hòa cung – cầu thịt lợn. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng từ nay đến hết quý III; đồng gửi Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp chung.
Chỉ đạo các doanh nghiệp chăn nuôi lớn thực hiện đúng cam kết về giảm giá lợn hơi và việc cung ứng số lượng lợn hơi; nếu có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để thao túng giá thì thực hiện xử lý nghiêm.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, trên cơ sở đó đôn đốc các địa phương rà soát, công bố hết dịch để hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi yên tâm tái đàn, thúc đẩy chăn nuôi hộ gia đình, tăng đàn bù đắp nguồn cung thiếu hụt; tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng với giá cả hợp lý và an toàn dịch bệnh cho người dân để thực hiện tái đàn, tăng đàn phù hợp với dự báo về cầu và giá cả theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Đồng thời, đẩy mạnh vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xây dựng các chuỗi đảm bảo cung ứng thịt lợn trong mùa dịch và ổn định thị trường trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Trên cơ sở kế hoạch tái đàn, phát triển sản xuất và sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước hàng tháng, đánh giá cụ thể tình hình cung cầu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án điều hòa cung cầu, trong đó có tính đến tiếp tục nhập khẩu bù đắp nguồn cung thiếu hụt (nếu cần thiết).
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá cả mặt hàng thức ăn chăn nuôi là đầu vào cho sản xuất, chăn nuôi lợn để kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất trình Chính phủ giải pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi góp phần giảm bớt khó khăn cho chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
Video đang HOT
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, nếu cần thiết kiến nghị đưa mặt hàng thịt lợn vào danh mục thực hiện bình ổn giá theo quy định pháp luật về giá gửi Bộ Tài chính tổng hợp đề xuất.
Kiểm tra thực trạng hệ thống kênh phân phối
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng.
Từ đó, làm rõ những bất cập, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập và xử lý vi phạm theo pháp luật (nếu có) trong khâu lưu thông, phân phối nhằm giảm thiểu các khâu trung gian gây tác động tiêu cực làm đẩy chi phí lưu thông trong giá bán tăng lên, tiến tới giảm tầng nấc trung gian, giảm chi phí trong khâu lưu thông về mức hợp lý trong cơ cấu giá bán hàng…
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường từ trung ương đến địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán của các thương nhân mua bán thịt lợn và xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá cao; giám sát chặt chẽ, hạn chế tối đa và xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu lợn sống và thịt lợn trái phép.
Chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp, khuyến khích yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ, các siêu thị triển khai chương trình bình ổn mặt hàng thịt lợn. Mở rộng cung ứng ra thị trường bán lẻ từ nguồn thịt lợn nhập khẩu từ các cơ sở sản xuất trong nước và đơn vị nhập khẩu, định hướng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm thịt từ nguồn nhập khẩu.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý để thúc đẩy việc nhập khẩu thịt lợn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, thống kê sản lượng thịt lợn hơi theo từng tháng để có kế hoạch chủ động cân đối cung – cầu.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn thông quan
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y, Bộ NN&PTNT tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn thông quan đối với lượng hàng thịt lợn nhập khẩu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn qua biên giới; tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT rà soát để hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi theo kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo dõi, giám sát chặt chẽ giá mặt hàng thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật về giá.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị truyền thông, báo chí đưa thông tin chính xác, tích cực, đa chiều, phản ánh đầy đủ về tình hình sản xuất, cung ứng, nhu cầu thịt lợn; chủ trì, phối hợp cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tuyên truyền định hướng người tiêu dùng tăng cường sử dụng đa dạng các loại thịt lợn, trong đó tiêu dùng thịt lợn mát, thịt lợn đông lạnh đảm bảo chất lượng và các sản phẩm thay thế như thịt gia súc, gia cầm và thủy, hải sản.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ NN&PTNT thực hiện ngay việc công bố hết dịch tả lợn Châu Phi khi có đủ điều kiện theo quy định để tạo tâm lý tốt cho hộ chăn nuôi trên địa bàn và thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho người sản xuất trên địa bàn tái đàn, tăng đàn, mở rộng quy mô sản xuất.
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chậm công bố hết dịch khi đã đủ điều kiện công bố và chậm triển khai hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi bị thiệt hại bởi dịch theo quy định…
Giá gia cầm hôm nay 8/5: Tập đoàn lớn gỡ khó đầu ra cho người nuôi nhỏ lẻ
Cập nhật giá gia cầm hôm nay 8/5 chúng tôi nhận thấy việc tiêu thụ các sản phẩm gà vịt có dấu hiệu chậm hơn.
Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay bán ra tại các chợ đầu mối vẫn giữ ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg, trong khi đó giá gà thịt hôm nay bán chậm ở mức trên dưới 50.000 đồng/kg gà Dabaco...
Tiểu thương bán vịt thịt tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội). Giá vịt thịt hôm nay tại chợ dao động ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg
Giá vịt thịt hôm nay: Tiêu thụ chậm
Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều thương lái tại các tỉnh cho biết, giá vịt thịt hôm nay vẫn chưa có thay đổi mà vẫn giữ ở mức khoảng trên dưới 40.000 đồng/kg tại chợ; từ 33.000 - 35.000 đồng/kg tại các trại.
"Cũng giống như mọi năm, vào thời điểm nắng nóng mùa hè nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gà, vịt cũng sẽ giảm khá nhiều, đặc biệt năm nay còn do ảnh hưởng nặng nề cũng đại dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gặp khá nhiều khó khăn hơn", bà Trương Thi Mai, thương lái gia cầm ở Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ.
Tại các trại ở vùng chăn nuôi lớn như Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên... chúng tôi cũng khảo sát thấy giá vịt thịt dao động ở mức trên dưới 34.000 đồng/kg; giá ngan thịt bán ra dược giá từ 47.000 đồng đến 58.000 đồng/kg.
Giá gà thịt hôm nay: Chững giá
Gà thả vườn hôm nay bán ra với giá khoảng trên dưới 60.000 đồng/kg, tùy loại.
Ông Phạm Văn Tuyền, chủ trại nuôi gà thịt ở Văn Giang (Hưng Yên) cho biết, giá gà thịt hôm nay đang chững lại ở mức vừa phải. Đơn cử như loại gà thịt công nghiệp hôm nay bán ra tại trại khoảng trên dưới 27.000 đồng đến 29.000 đồng/kg; gà thịt lai choi bán tốt được giá từ 57.000 đồng đến 62.000 đồng/kg, tùy loại...
Tháo gỡ "nút thắt" cho chăn nuôi nhỏ lẻ
Hiện, Tập đoàn Mavin là một trong số ít các doanh nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn, hoạt động khép kín trong các lĩnh vực: Sản xuất và phân phối con giống; Trang trại chăn nuôi; Thức ăn chăn nuôi; Thuốc thú y và Thực phẩm chế biến. Nhờ đó, Mavin có thể cung cấp giải pháp chăn nuôi hoàn chỉnh và trọn gói cho khách hàng khi tham gia bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi giá trị này của Mavin.
Hiện, Tập đoàn Mavin đang cung cấp ra thị trường cho người nuôi trong nước khoảng 6 triệu con gà giống lông màu chất lượng cao.
Được biết, năm 2018, Tập đoàn Mavin đã triển khai nuôi khảo nghiệm nhiều giống gà Ri bản địa tại một số tỉnh phía Bắc, trên cơ sở đó đưa ra yêu cầu cải tiến giống đối với đối tác chiến lược là hãng gà giống Sasso nổi tiếng của Pháp.
Năm 2019, Mavin đầu tư và đưa vào hoạt động Trung tâm Gà giống chất lượng cao tại Hòa Bình, nhập khẩu gà giống bố mẹ của hãng Sasso, chính thức cung cấp con giống Ri Mavin 233 và Gà vàng Mavin 232 ra thị trường với nhiều đặc tính di truyền tiến tiến.
Cụ thể, nếu giống gà Ri thông thường trên thị trường hiện nay lần lượt có trọng lượng 1,6 kg và 2,1 kg ở mốc 80 ngày và 110 ngày, gà Ri Mavin 233 có thể đạt 1,8 kg và 2,4 kg ở các mốc thời gian tương ứng. Hơn nữa, gà Ri Mavin 233 còn có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 5 - 10 ngày, giúp người chăn nuôi tiết kiệm tới 300g thức ăn trên 1kg tăng trọng.
Trong vòng 1 năm, gà Ri Mavin 233 và gà Vàng Mavin 232 được cung ứng ra thị trường, quy mô của hệ thống này tăng lên nhanh chóng nhờ đáp ứng ngay được nhu cầu của người nông dân về hiệu quả chăn nuôi, mỗi ngày, hàng vạn con giống được vận chuyển đi khắp mọi miền đất nước.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, Việt Nam có lợi thế sở hữu nhiều nguồn gen gà lông màu quý hiếm và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đó là cơ sở quan trọng để Mavin lựa chọn các giống gà bản địa thuần chủng, kết hợp với hãng gà Sasso chọn tạo và phát triển, hướng tới mục tiêu cải tiến chất lượng con giống cho thị trường.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Mavin không chỉ là con giống chất lượng mà còn là bộ giải pháp chăn nuôi hoàn chỉnh, gồm: Quy trình chăn nuôi, công thức dinh dưỡng và quy trình phòng dịch bệnh.
Đặc biệt, khách hàng có sẵn quỹ đất và trang trại có thể hợp tác chăn nuôi với Mavin, qua đó sẽ được đảm bảo đầu ra sản phẩm, bảo toàn được thu nhập trước biến động thị trường.
Mavin hiện có liên kết với các hãng sản xuất thiết bị chuồng trại nổi tiếng thế giới như Big Dutchman, Roxell,... có thể giúp người nuôi gà nâng tầm quản lý chuồng trại tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, một con gà từ lúc xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 3 - 4 tầng trung gian và mỗi tầng giá lại đội lên vài chục phần trăm, khiến cho giá mua từ người chăn nuôi rất thấp nhưng đến tay người dùng lại cao gấp nhiều lần.
Gà ri Mavin tại trại của khách hàng ở Chí Linh (Hải Dương).
Để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, con đường duy nhất là phát triển các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đó cũng là hướng phát triển ngành chăn nuôi gà của Mavin hiện nay.
Từ năm 2019, sau khi hoàn thành mục tiêu cải tiến giống, Mavin đã mở rộng liên kết với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, giải quyết trọn vẹn 3 nút thắt của người nuôi gà nhỏ lẻ truyền thống về: Con giống, công nghệ và quy trình chăn nuôi, giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra ổn định của sản phẩm.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, hệ thống liên kết này đến cuối năm 2020 dự kiến sẽ mở rộng 200 trang trại gà lông màu trên toàn quốc, hướng tới mục tiêu mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 60 triệu con gà.
Bộ Công Thương chỉ ra những vấn đề về giá thịt lợn Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 5/4, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Chính phủ muốn thực sự kiểm soát và không cho tăng giá quá mức mặt hàng này thì phải đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đưa mặt hàng thịt lợn vào mặt hàng bình ổn...