Thủ tướng: Cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng hài hòa, cân đối, phù hợp hơn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.
Chiều ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và các nhiệm vụ, định hướng lớn trong thời gian tới.
Báo cáo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, kịp thời, thực hiện quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã chi hơn 2.590 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Theo báo cáo của Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, GRDP thành phố tăng 5,09%, song do ảnh hưởng nặng của dịch bệnh trong quý III nên 9 tháng đầu năm giảm 1,25%. Đến nay, thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh nhanh, hiệu quả, đồng thời từng bước nới lỏng một số hoạt động thiết yếu của xã hội, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần đoàn kết, thống nhất sau Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng, công tác xây dựng, chính đốn Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị, vận động nhân dân được làm tốt. Lĩnh vực văn hóa, xã hội rất được coi trọng, nhất là việc xây dựng hạ tầng y tế và giáo dục đạt nhiều kết quả, vượt các tiêu chí chung của cả nước.
Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Đà Nẵng tăng trưởng không cao do các lý do khách quan và chủ quan, như việc xử lý các vấn đề tồn đọng mất nhiều thời gian; chưa tìm ra động lực phát triển mới; dịch bệnh tác động mạnh tới khu vực dịch vụ vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng. Mặt khác, dịch bệnh cũng cho thấy cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng chưa hợp lý, quy mô còn hạn chế.
Thủ tướng yêu cầu, các bộ ngành phải cùng nhau chung tay, chung sức, tìm cách tháo gỡ cho Đà Nẵng trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tạo thuận lợi nhất cho người dân và sự phát triển. Việc nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ ngành thì phải làm ngay, những đề xuất nào hợp lý nhưng vượt quá quy định thì nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Video đang HOT
Thủ tướng nhấn mạnh các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới. Trước hết, Đà Nẵng cùng các bộ ngành tập trung triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống đổi mới, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”…
Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể cần tập trung triển khai trong thời gian tới . Theo đó, trước hết phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, lãnh đạo cả hệ thống chính trị thực hiện thật tốt các nhiệm vụ được giao, khắc phục các bất cập, tồn tại, hạn chế.
Phải kiểm soát được dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố, trên cơ sở đó phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Đẩy mạnh nghiên cứu, cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng hài hòa, cân đối, phù hợp hơn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh diện tích hẹp, nguồn lực hạn chế, Đà Nẵng cần đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, lựa chọn trọng tâm trọng điểm, tìm ra động lực phát triển mới. Thủ tướng gợi ý một số hướng đi như cùng với phát triển dịch vụ, cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội trên các lĩnh vực. Rà soát lại, xây dựng các quy hoạch, cùng các bộ, ngành, địa phương tính toán không gian phát triển trên cơ sở bài toán tổng thể lợi ích quốc gia.
Cùng với đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hạ tầng chiến lược (cả hạ tầng cứng và mềm, nhất là hạ tầng cho y tế, giáo dục); quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, công nghiệp văn hóa, giải trí đi đôi với phát triển du lịch.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội với vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng của Đà Nẵng; khắc phục khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện và xử lý dứt điểm những vi phạm theo các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án để khơi thông các nguồn lực cho sự phát triển thành phố.
3 trụ cột chính để Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Theo lãnh đạo Đà Nẵng, thành phố tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển để trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sáng ngày 30/11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức "Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng".
Đối tác chiến lược
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt bùng phát dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng dương, đứng thứ 40 thế giới.
"Với kết quả thu hút FDI tích cực trong năm 2020 (gần 29 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký), Việt Nam lần đầu tiên được đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới", Thứ trưởng Phan Tâm thông tin.
Hội nghị Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng sáng 30/11. Ảnh: S.T
Nhận định Hàn Quốc là thị trường nước dẫn đầu cả về vốn đầu tư và về số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây, Thứ trưởng Bộ TTTT cho hay, mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia đứng đầu về Chính phủ số và nền kinh tế số đóng góp 30% GDP. Việt Nam sẽ tạo ra một nền kinh tế số bao trùm trong tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải-logistic ... từ đó hình thành một thị trường và không gian hợp tác đủ lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
"Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là chuyển đổi từ gia công, lắp rắp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng "Make in Viet Nam" - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam", Thứ trưởng Tâm nói thêm.
Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Ảnh: S.T
Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương kiêm Tổng Giám đốc KOTRA Hanoi cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt con số tích cực là 69 tỷ USD.
"Hàn Quốc dẫn đầu với vị trí số 1 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng quy mô đầu tư luỹ kế khoảng 74 tỷ USD. Con số này đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như tình cảm của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Năm 2022, đánh dấu sự kiện quan trọng, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi hy vọng, Hàn Quốc và Việt Nam tiếp tục trở thành quốc gia có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược, cùng nhau phát triển mạnh mẽ", Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương bày tỏ.
Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông-PV) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới, trong đó có Đà Nẵng.
"Đà Nẵng tự hào là một trong những thành phố đi đầu cả nước trong lĩnh vực ICT. Mặc dù đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội hai năm qua nhưng ngành ICT Đà Nẵng vẫn phát triển, tổng doanh thu vượt ngưỡng 1,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt gần 90 triệu USD", ông Sơn nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng của địa phương về đầu tư, thương mại, du lịch khi chiếm hơn 50% trong tổng số lượt du khách quốc tế đến TP và có số lượng dự án, vốn đầu tư cao nhất vào TP với 233 dự án với tổng vốn đạt 378 triệu USD.
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn. Ảnh: S.T
Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay, Đà Nẵng định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á, Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
Trong đó, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số sẽ tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn được chú trọng phát triển. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu về 2,34 tỷ USD tổng doanh thu toàn ngành ICT và đến năm 2030, ngành công nghiệp ICT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của TP. Để thực hiện mục tiêu này, TP chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống - làm việc và tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm: Đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và ứng dụng thông minh.
"Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và mong muốn đẩy mạnh kết nối, kêu gọi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ICT của TP", ông Sơn nhấn mạnh.
Thủ tướng: Lạng Sơn cần phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, trong đó cần xác định phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương. Một góc thành phố Lạng Sơn. ( Nguồn: Báo Lạng Sơn) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 320/TB-VPCP kết...