Thủ tướng: Chúng ta không thể coi thường những đốm lửa nhỏ
“Chúng ta không coi thường những đốm lửa nhỏ, những đốm lửa nhỏ nếu gặp nắng nóng và gió lớn, dễ bốc cháy cả cánh đồng, cả cánh rừng”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu “đừng có chủ quan”.
Ngày 19.5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, lãnh đạo các bộ, ngành và 27 tỉnh, thành phố có khiếu kiện đông người, phức tạp.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian qua, các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình khiến kiện đông người, vượt cấp kéo dài còn diễn biến phức tạp. Chính phủ tổ chức hội nghị lần này, triệu tập lãnh đạo 27 địa phương để cùng tìm nguyên nhân, giải pháp xử lý vấn đề. Từ việc xác định những nguyên nhân và tồn tại, các đại biểu cần nêu giải pháp, kinh nghiệm và những đề xuất với Trung ương.
“Chúng ta không coi thường những đốm lửa nhỏ, những đốm lửa nhỏ nếu gặp nắng nóng và gió lớn, dễ bốc cháy cả cánh đồng, cả cánh rừng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Nhấn mạnh văn hóa đối thoại, trách nhiệm với nhân dân, Thủ tướng cho biết ông từng đi xử lý một vụ việc, xuống gặp, nói chuyện và hỏi người dân có biết mặt Chủ tịch huyện hay không thì người dân trả lời “chưa từng gặp Chủ tịch huyện này”. Câu trả lời đó của người dân khiến Thủ tướng trăn trở và đặt câu hỏi: “Những vấn đề gay cấn như vậy mà Bí thư, Chủ tịch huyện không xuất hiện thì còn làm cái gì?”. “Cần làm rõ trách nhiệm đối thoại với dân”, Thủ tướng nói.
Một vấn đề quan trọng nữa mà Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận là giải quyết sinh kế cho người dân, nhất là khi làm công tác giải phóng mặt bằng. Thủ tướng nhấn mạnh dân địa phương nào đi khiếu kiện (vượt cấp) thì Chủ tịch, Bí thư địa phương đó phải chịu trách nhiệm đưa người dân về và đối thoại với dân. “Chúng ta không coi thường những đốm lửa nhỏ, những đốm lửa nhỏ nếu gặp nắng nóng và gió lớn, dễ bốc cháy cả cánh đồng, cả cánh rừng”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu “đừng có chủ quan”.
Kết luận Hội nghị, nhấn mạnh tình hình khiếu kiện, tố cáo, nhất là khiếu kiện tố cáo đông người còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng cho rằng một số cấp, nhất là cấp địa phương còn lơ là, không thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với người dân, đặc biệt là không nắm vững tình hình, bị động, còn chủ quan. Nhận thức của một số cán bộ còn mang nặng tư tưởng “đối đầu” với người dân mà chưa thấy trách nhiệm của mình. Một vấn đề nữa là đối tượng phản động lợi dụng tình hình để kích động người dân.
Thủ tướng cũng cho rằng, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, sơ hở, yếu kém, nhất là công tác quản lý sử dụng đất đai. Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Cho rằng một số quy định của pháp luật còn bất cập, không phù hợp với thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực đất đai, Thủ tướng nêu rõ trong phát triển kinh tế – xã hội thì cần hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân, không vì bên này mà bỏ qua lợi ích chính đáng của bên kia. Thủ tướng cũng chỉ ra nguyên nhân là công tác tiếp công dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế.
Video đang HOT
Toàn cảnh hội nghị
Nhiều cơ quan hành chính chưa thực hiện nghiêm túc, chưa làm hết trách nhiệm với dân, xác minh thẩm tra sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, phương hướng giải quyết thiếu thuyết phục, thiếu khách quan, công tâm. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hời hợt trong thực thi công vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo. “Tiếp dân không phải là công tác văn thư, chuyển văn bản mà cần đối thoại, chỉ đạo xử lý hiệu quả những vấn đề đặt ra”.
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết của một bộ phận người dân còn hạn chế, đưa ra các yêu cầu vượt quá quy định của pháp luật. Có trường hợp chây ỳ, đã được giải quyết có lý có tình nhưng vẫn khiếu nại kéo dài. Có trường hợp do phần tử xấu kích động, xúi giục đi khiếu kiện để lấy tiền. Từ các nguyên nhân này, Thủ tướng yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương đối chiếu với tình hình nội bộ của địa bàn mình, tự xác định các nguyên nhân từng vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, từ đó có giải pháp phù hợp, khả thi.
“Nếu cán bộ không làm sai, làm việc công tâm, khách quan, lắng nghe ý kiến của người dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân thì chắc chắn ít xảy ra hoặc không xảy ra khiếu kiện phức tạp”, Thủ tướng nêu rõ. Thủ tướng đề nghị từ Trung ương đến địa phương, các ngành có liên quan như Thanh tra Chính phủ, Tài nguyên và Môi trường, Công an…, đặc biệt là các địa phương cần vào cuộc để có thể thay đổi căn bản tình hình, không để vì vấn đề khiếu nại tố cáo gây mất ổn định tình hình đất nước. Phải cầu thị, nghiêm túc đánh giá sự việc theo đúng quy định của pháp luật. Việc đúng thì kiên trì thuyết phục, vận động người dân. Việc không đúng thì phải nghiêm túc sửa sai, khắc phục, không ngoan cố, không vì vấn đề nhiệm kỳ này, nhiệm kỳ kia mà không dám nhận lỗi.
“Xác định rõ yêu cầu này để từng cán bộ, từng cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo cho dân có cách thức làm việc đúng đắn”, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ và đặc biệt các địa phương phải lập kế hoạch cụ thể về giải quyết các vụ khiếu kiện, tố cáo đông người phức tạp. Thanh tra Chính phủ rà soát, lập danh sách tất cả các vụ việc phức tạp kéo dài tại 27 địa phương.
Các tỉnh, thành phố phải cung cấp đầy đủ danh sách các vụ việc cho Thanh tra Chính phủ, cùng Thanh tra Chính phủ lập kế hoạch, có định hướng tiến độ cụ thể để giải quyết từng vụ việc, công khai trên mạng. Địa phương cần phân công rõ cơ quan chủ trì giải quyết từng vụ việc, phân công mỗi đồng chí trong thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc, giải quyết một số vụ việc. Đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hàng năm gắn với việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khiếu kiện trên địa bàn. Cần lập chương trình tiếp công dân, giải quyết vụ việc, không ỷ lại, khoán trắng cho một phó chủ tịch phụ trách. Mọi khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, giải quyết đúng quy định, đối thoại, lắng nghe, giải quyết hợp lý, hợp tình để không tạo thành điểm nóng. Cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục các bất cập trong các chính sách pháp luật, nhất là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng.
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát đánh giá việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ, chuyển chợ dân sinh, chợ truyền thống sang trung tâm thương mại để có giải pháp tổng thể. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân. Khi đã giải quyết hết sứ, đối thoại hết sức, có lý có tình nhưng vẫn còn khiếu kiện thì đưa ra tòa hành chính. Chính quyền địa phương phải có giải pháp kịp thời, bảo đảm tốt an ninh trật tự liên quan đến các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp, nắm chắc tình hình, có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, phải coi trọng công tác dân vận, mặt trận. Các đoàn thể chính trị phải phân tích, giải thích pháp luật cho người dân hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Làm tốt công tác truyền thông thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc đưa tin phải khách quan, trung thực, không đưa tin một chiều, sai lệch nội dung, bản chất sự việc, gây tác động tiêu cực đến dư luận để các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc.
Dẫn lời dạy của Bác Hồ: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ”, Thủ tướng cho rằng, tất cả các cấp, các ngành cần phải coi trọng việc giải quyết khiếu nại tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Theo Danviet
Thủ tướng thăm hỏi ngư dân vùng ảnh hưởng sự cố Formosa
Chiều 16/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn làm việc đã đến thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp gỡ các ngư dân tại đây.
Đi cùng Thủ tướng có ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TN-MT.
Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Ngọc Thọ - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho biết, sau gần 2 năm từ sự cố Formosa đến nay, hoạt động khai thác hải sản biển, đặc biệt là vùng xa bờ đã ổn định và dần tăng về sản lượng. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã khôi phục trở lại nhờ sự lãnh đạo sâu sát của các cấp, các ngành, thị trường tiêu thụ hải sản đã ổn định, người dân buôn bán bình thường như trước đây, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.
Đến 15/3/2018, toàn tỉnh đã hoàn thành công tác chi trả với hơn 46.200 đối tượng được chi trả bồi thường với tổng kinh phí hơn 980 tỷ đồng.
Người dân vùng biển Thuận An trong buổi gặp Thủ tướng đã đề xuất Thủ tướng cần chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp, không để xảy ra thêm sự cố tương tự Formosa; đồng thời cảm ơn Chính phủ đã giúp đỡ, hỗ trợ. Bà con cho biết đã dành số tiền nhận được từ nguồn hỗ trợ, đền bù để mua sắm ngư lưới cụ, phương tiện tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Thủ tướng đến thăm hỏi, động viên người dân thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành sớm có hướng dẫn thực hiện các dự án từ nguồn vốn bồi thường sự cố môi trường biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh; đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt cơ chế đặc thù về đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; dự án khôi phục hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản của tỉnh; đề nghị Bộ NN&PTNT sớm thẩm định danh mục các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc đã rất vui mừng khi chứng kiến cảnh phấn khởi của người dân được nhận tiền đền bù thỏa đáng, sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù, hỗ trợ. Vui mừng vì đời sống của nhân dân tốt hơn, thương yêu nhau hơn, đoàn kết hơn sau những khó khăn do sự cố môi trường. Thủ tướng đánh giá cao sự công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác trong hỗ trợ, đền bù của tỉnh, nhờ sự giám sát của nhân dân, của chính quyền, cấp ủy nên hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo, không phát sinh khiếu kiện đông người vượt cấp.
Thủ tướng nhấn mạnh, số tiền hỗ trợ, đền bù đã đi vào đúng các hộ trực tiếp thiệt hại, đã giải quyết được đời sống trước mắt và hỗ trợ cho bà con mua sắm công cụ, phương tiện đánh bắt lâu dài, nuôi trồng thủy hải sản.
Về các đề xuất của tỉnh và ngư dân, Thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phục hồi hệ sinh thái biển, tạo nghề nghiệp ổn định cho bà con. Thủ tướng quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, chuyển đổi nghề với phương châm đa nghề, đa lĩnh vực, cơ cấu lao động hợp lý. Trước hết, cần quy hoạch lại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, vừa phát triển du lịch vừa nuôi trồng thủy sản, Thủ tướng giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh làm tốt hơn việc này.
Về đầu tư xây dựng một số cơ sở vật chất, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ dành nguồn lực hỗ trợ cho tỉnh sớm khắc phục khó khăn, trong đó chú trọng tới âu neo đậu tàu thuyền, hậu cần nghề cá. Thủ tướng mong muốn lãnh đạo tỉnh và các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm hỗ trợ tốt hơn nữa đời sống người dân vùng ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho 20 ngư dân; đồng thời, đến tận nhà thăm hỏi, động viên 2 hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho ngư dân thị trấn Thuận An
Hôm nay (17/5), Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm về hỗ trợ khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tỉnh Quảng Trị sẽ được khai mạc. Tại hội nghị, Chính phủ sẽ cùng với các bộ, ngành, 4 địa phương sẽ đánh giá, tìm giải pháp hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển.
Đại Dương
Theo Dantri
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về giải pháp ổn định đời sống, sản xuất 4 tỉnh miền Trung Sáng nay 17.5 tại TP. Đông Hà, Quảng Trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng chủ trì Hội nghị Tổng kết hoat đọng cua Ban Chỉ đạo vê cac giai phap đê ôn đinh đơi sông va sản xuất, kinh doanh cho nhan dan 4 tinh miên...