Thủ tướng: Chúng ta không có ước mơ nào khác hơn là nâng cao mức sống người dân
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chúng ta không có ước mơ nào khác hơn là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.
Sáng nay, 21/11, tiếp xúc cử tri tại huyện An Lão (Hải Phòng), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lắng nghe, giải đáp các vấn đề cử tri quan tâm về tình hình kinh tế, xã hội, bão lũ miền Trung, phát triển rừng, Luật Đất đai, công khai dịch vụ y tế, vaccine COVID-19…
Trao đổi, giải đáp các vấn đề cử tri quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn cử tri đã đánh giá cao, tin tưởng về tình hình phát triển đất nước thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại huyện An Lão. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, đó là khống chế được COVID-19 mà nhiều người nhìn nhận là một kỳ tích Việt Nam và giữ được tốc độ tăng trưởng dương. Hôm qua (20/11), tại Hội nghị Cấp cao APEC, Thủ tướng đã tự hào phát biểu về kết quả này.
Từ miền xuôi đến miền núi, từ thành phố đến nông thôn, từ vùng thiên tai cho đến đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chúng ta giảm xuống 3% khi vào đầu nhiệm kỳ là 7-8% và cách đây mấy chục năm lên đến 60%. ” Cuộc sống thay đổi nhanh lắm”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng đánh giá, ít có nhà nào của thành phố Hải Phòng hay ở vùng quê nào mà không có điện thoại di động, có rất ít nhà không có ti vi.
” Chúng ta không có ước mơ nào khác hơn là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Chúng ta thực hiện điều đó trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh khó khăn năm 2020 này” , Thủ tướng nói.
“Chúng ta không có ước mơ nào khác hơn là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Chúng ta thực hiện điều đó trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh khó khăn năm 2020 này”, Thủ tướng nói. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Về câu hỏi của ông Trần Văn Hùng (72 tuổi – nguyên Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng) cử tri rất mong muốn Thành phố Hải Phòng cũng sẽ một số cơ chế đặc thù để phát triển Thành phố như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng cho biết, Bộ Chính trị đã thảo luận và có Nghị quyết mới (Nghị quyết số 45) về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Video đang HOT
Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị Chương trình hành động của Chính phủ và một số cơ chế, tạo nền tảng quan trọng cho Hải Phòng phát triển giai đoạn tới.
” Thậm chí chúng tôi nghiên cứu đến vấn đề chính quyền đô thị của Hải Phòng thế nào, có vận dụng nên như một số thành phố khác hay những cơ chế đặc thù nào để Hải Phòng có thể thành một thành phố động lực cho đất nước, thành phố phát triển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thành phố có tên tuổi ở khu vực Đông Nam Á.
Về các cơ chế và nội dung chương trình hành động như thế nào thì chúng tôi sẽ xem xét ban hành thấu tình đạt lý, cân đối các mặt của nước ta, trong đó có nghiên cứu các đặc điểm của Hải Phòng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Cử tri đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo kịp thời để đồng hành, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của nhân dân miền Trung. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Về câu hỏi của cử tri Ngô Thị Hải Ninh (Bí thư Đảng ủy xã Tân Viên, huyện An Lão) trước thực trạng dù thiên tai liên tiếp xảy ra có nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng cực đoan của thời tiết mấy năm gần đây thì vẫn có nguyên nhân xuất phát từ con người…, Thủ tướng nêu rõ, cùng với thiên tai còn có nhân tai, tác động của con người đến tự nhiên.
Hiện tượng lũ lụt vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trực tiếp là mưa bão với tần suất lớn, kèo dài liên tục nhiều ngày, trên địa hình dốc đứng như ở miền Trung. Nhưng cũng cần xem xét đến trách nhiệm, tác động của con người trong vấn đề này.
Thủ tướng đặt vấn đề, phải tiếp tục phát triển rừng ở mỗi vùng, miền của Tổ quốc, nhất là những vùng hứng chịu nhiều thiên tai thì càng phải chú ý đến môi trường tự nhiên.
Thủ tướng nhắc lại phát biểu trước Quốc hội đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, tương đương với 5 triệu ha rừng. Với số dân gần 100 triệu người thì mỗi người trồng 2 cây một năm, “chưa phải là nhiều”, làm chương trình này rất có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
Cho rằng việc sạt lở ở các dòng sông có trách nhiệm của hành vi khai thác cát trái phép, Thủ tướng nhấn mạnh, tình trạng khai thác gỗ, cát, khai thác rừng trái phép… phải tiếp tục được chấn chỉnh, xử lý.
Trước câu hỏi của ông Nguyễn Văn Kỉnh (cử tri thị trấn An Lão, cán bộ về hưu) nêu vấn đề về việc thực hiện dự án cải tạo sông Đa Độ, hiện cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40% người dân thành phố Hải Phòng), Thủ tướng cho biết, công trình này đã được thành phố đề nghị, được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới, là một trong những dự án được quan tâm.
” Cái gì chống ô nhiễm, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân thì bằng ngân sách của Trung ương hoặc địa phương, chúng tôi sẽ xem xét cái này”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm tra lại mức độ cấp bách của dự án để có hướng xử lý mà cử tri nêu.
Ghi nhận ý kiến của cử tri Đỗ Văn Sóng (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Dân), Thủ tướng nhấn mạnh việc sử dụng đất đai làm sao hiệu quả nhất, tốt nhất. Muốn có sản xuất lớn thì cần có diện tích đất cần thiết.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới cũng sẽ đặt ra vấn đề này, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có cơ sở trình Quốc hội khóa XV sửa đổi Luật Đất đai 2013 để huy động nguồn lực đất đai phát triển đất nước.
Về câu hỏi của cử tri Phạm Thị Nga (Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện An Lão) đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo ngành y tế làm tốt hơn nữa việc đảm bảo tính minh bạch về viện phí, kiểm soát tốt hơn chi phí dược phẩm, phác đồ điều trị, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, đặc biệt là nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống COVID-19… để mọi người dân đều được hưởng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật của ngành y, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Y tế đã khai trương Cổng Công khai y tế.
Trước đó, Thủ tướng đã nêu rõ không để tình trạng “nhập nhèm” giá thuốc, giá vật tư y tế, tạo tham nhũng, tiêu cực. “Vấn đề chủ động vaccine rất quan trọng. Chính phủ đang hợp tác với các nước, nghiên cứu tích cực để có các loại vaccine cần thiết, nhất là vaccine COVID-19″, Thủ tướng nói.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cải tạo đường 359, đoạn từ xã Thủy Triều đến đường trục giao thông Khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng, huyện Thủy Nguyên.
Khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến
Là sự kiện quan trọng nhất trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao lần thứ 27 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị trực tuyến các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 vừa khai mạc trọng thể lúc 19h00 (giờ Việt Nam) ngày 20/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lãnh đạo Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) và Ban Thư ký ASEAN.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, Hội nghị Cấp cao được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.Trong vai trò chủ nhà, Malaysia chọn chủ đề của năm APEC 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên: xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; cải thiện thương mại và đầu tư; bao trùm, kinh tế số và bền vững sáng tạo. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, Malaysia tổ chức phần lớn các hội nghị trong Tuần lễ APEC theo hình thực trực tuyến.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin nhấn mạnh, trước những những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực, cũng như trước những thách thức chưa từng có, với chủ đề "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung", Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27 khẳng định quyết tâm của các nhà Lãnh đạo APEC đưa châu Á - Thái Bình Dương phục hồi thành công, hướng đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bao trùm, sáng tạo và an toàn.
Theo ông Muhyddin Yassin, đại dịch COVID-19 đã có những tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đặt ra những ưu tiên về thương mại và đầu tư. "Đối với APEC hôm nay chúng ta hợp tác để cùng nhau giảm thiểu những tác động của COVID-19, nhờ đó vai trò của chúng ta ngày càng trở nên nổi bật hơn". Trong giai đoạn khó khăn nhất, thì tính nhân văn là điểm nổi trội. "Chúng ta cần hợp tác cùng nhau, thống nhất để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Hiện nay thế giới đang cố gắng tìm kiếm cách tiếp cận vaccine một cách công bằng và giúp mọi người có thể tiếp cận được. APEC chiếm 60% GDP thế giới nên đóng góp rất lớn cho việc thúc đẩy khôi phục kinh tế.
"Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì thương mại và sát cánh cùng nhau để đưa khu vực của chúng ta hướng tới phát triển và phục hồi kinh tế mạnh mẽ và bền vững", Thủ tướng Malaysia nói. Kể từ năm 1994 đến nay, khi APEC đặt ra mục tiêu Bogor, thương mại nội khối của APEC đã tăng hơn 4 lần, hiện chiếm khoảng 50% thương mại toàn cầu, thể hiện sự liên kết kinh tế của APEC. Về mặt đầu tư, kể từ năm 2000, đầu tư vào các nền kinh tế APEC cũng đã tăng gấp 2 lần.
Thủ tướng Malaysia đề xuất 3 ưu tiên mà APEC nên hướng tới và thúc đẩy. Đó là, khẳng định cam kết hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Tính ổn định và dễ dự báo của thị trường là trụ cột quan trọng giúp cho thương mại và đầu tư tiếp tục được duy trì ngay cả trong thời gian khủng hoảng. Ưu tiên thứ hai là tăng cường và phát triển nền kinh tế số, qua đó, tạo thêm công ăn việc làm và giúp cho người lao động trở lại thị trường lao động. Thứ ba là tăng trưởng kinh tế bao trùm. Phục hồi kinh tế và sau đó là tăng trưởng kinh tế cần phải đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.
Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại Hội nghị Cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng đối với thế giới và khu vực, nhất là triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng cường hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19, đẩy mạnh liên kết kinh tế, duy trì các chuỗi cung ứng, thúc đẩy kinh tế số và công nghệ số.
Một nội dung hết sức quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần này là thảo luận và thông qua Tầm nhìn APEC sau năm 2020, nhằm triển khai sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra vào tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.
Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC đang tiếp tục thảo luận sâu sắc để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất ứng phó với các khủng hoảng hiện nay, đồng thời đưa ra những định hướng hợp tác để tiếp tục duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đi đầu về phát triển và liên kết kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo toàn cầu trong những thập kỷ tới.
Hội nghị lần này dự kiến thông qua 2 văn kiện là Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 và Tuyên bố về Tầm nhìn APEC sau năm 2020.
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị này.
Bảo vệ rừng đầu nguồn biên giới Sin Suối Hồ Do làm tốt công tác tuyên truyền, đồng bào các dân tộc ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên rừng. Bà con đều hiểu chỉ có giữ rừng tốt, con người mới được thụ hưởng những giá trị to lớn từ rừng xanh đem lại, nhờ đó mà những...