Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến về Chính phủ điện tử
Chiều nay, 26/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các Ban chỉ đạo xây dựng CPĐT bộ, ngành và Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố.
Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.
Hội nghị hôm nay là dịp nhìn lại các kết quả thực hiện CPĐT thời gian qua, đặc biệt là việc triển khai các nhiệm vụ mà các bộ, ngành, địa phương được giao tại Hội nghị đầu năm 2020, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, từ đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, xây dựng CPĐT là vấn đề lớn, vấn đề mới, thúc bách để đưa đất nước phát triển. Thời gian qua, công việc này đạt được một số bước tiến như xếp hạng chỉ số phát triển CPĐT chung của Việt Nam tăng 2 bậc (theo báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển CPĐT năm 2020 của Liên Hợp Quốc công bố tháng 7/2020). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đưa ra các chủ trương, biện pháp mới để tháo gỡ, thúc đẩy CPĐT ở Việt Nam. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, có các ý kiến thẳng thắn, nêu cao trách nhiệm để đóng góp vào xây dựng CPĐT.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về tinh hinh phat triên CPĐT va mọt sô cach nghi, cach lam mơi đê thuc đây phat triên Chinh phu sô, đối với triên khai nên tang tich hơp, chia se dư liẹu câp bọ, tinh, về “cách nghĩ”, nêu co cai gi mơi, cac noi chua thưc sư hiêu no la gi, giup ich đuơc gi thi cân co 1 san phâm mâu đê cac noi sư dung thư và sau khi dung thư, trai nghiẹm thư se hiêu, thây hiẹu qua va ho se tim cach triên khai. Và “cách làm” là nang câp nên tang quôc gia NGSP (nên tang tich hơp, chia se dư liẹu quôc gia), cung câp cho tât ca cac đon vi co nhu câu; thơi gian triên khai ky thuạt 1 ngay. Thơi gian phôi hơp kêt nôi, đao tao, chuyên giao 3-5 ngay.
Video đang HOT
Đối với triên khai dich vu cong trưc tuyên, phải chuyên tư tu duy cung câp nhưng gi đang co sang tu duy chu đọng phuc vu, triên khai hẹ thông hô trơ thanh toan trưc tuyên PayGov…
Về theo doi, đon đôc, giam sat, thì muôn quan ly tôt thi phai đo đac đuơc, phai co sô liẹu và “cách làm” là Triên khai hẹ thông giam sat CPĐT – EMC, thu thạp, đo đac mưc đọ sư dung Công dịch vụ công, mưc đọ truy cạp, nọp, xư ly va tra kêt qua dịch vụ công.
Hang nam, đia phuong chi ngan sach trung binh khoang 0,3% danh cho công nghệ thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, con số này phải tăng lên ít nhất 1%.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, sau hon 8 thang hoat đọng, đên nay Công Dich vu cong quôc gia đa tich hơp, cung câp 1.039 dich vu cong trưc tuyên/6.842 thu tuc hanh chinh tai 4 câp chinh quyên. Công Dich vu cong quôc gia nhạn đuơc sư quan tam rât lơn cua nguơi dan, doanh nghiẹp, đa đat tren 60 triẹu luơt truy cạp, tren 235.000 tai khoan đang ky; hon 15 triẹu hô so đông bọ trang thai, tren 295.000 hô so thưc hiẹn trưc tuyên tren Công; tiêp nhạn, hô trơ tren 24.000 cuọc goi va 7.800 phan anh, kiên nghi. Tư thang 3/2020, hẹ thông thanh toan trưc tuyên cua Công Dich vu cong quôc gia đuơc đua vao vạn hanh, đên nay đa co 9.000 giao dich, rieng trong thang 8/2020 co tren 3 nghin giao dich vơi sô tiên khoang 5 ty đông.
Tại Hội nghị, một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sẽ chia sẻ kinh nghiệm, cách làm về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số…
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về hội nghị này.
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Theo quyết định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban và các Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 701/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban và các Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy viên Ủy ban gồm Bộ trưởng các Bộ Công an, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Đồng thời, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Ủy ban còn có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Quyết định cũng nêu rõ nội dung về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây dựng, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Công an, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chủ động ứng phó thiên tai trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Ngày 30-7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 105/BCH về rà soát phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh. Ảnh minh họa Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối 29-7, vùng áp thấp đã...