Thủ tướng chủ trì hội nghị phòng chống hạn mặn
Đây là lần thứ hai trong vòng một năm qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị phòng chống hạn mặn vào chiều ngày 23/9. Ảnh: Minh Đảm.
Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2020-2021, khu vực ĐBSCL”.
Thủ tướng nhấn mạnh, theo dự báo, năm 2020-2021 hạn mặn vẫn rất nặng nề. Vấn đề đặt ra cho trước mắt và lâu dài là tìm giải pháp hạn chế thấp nhất tổn thất cho người dân.
Chúng ta nhớ lại năm 2016 hạn mặn rất nặng, nhiều cánh đồng khô cháy dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Năm vừa qua cũng xảy ra hạn mặn nặng tương tự nhưng thiệt hại giảm đáng kể là nhờ chủ động phòng chống, né thời vụ, xử lý tốt vấn đề nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Năm 2019-2020 sản xuất lúa được mùa trúng giá. Nếu chúng ta chủ động ngay từ đầu thì thiệt hại sẽ giảm thiểu rất lớn.
Video đang HOT
Thủ tướng nhấn mạnh, mùa khô 2021 sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn. Ảnh: Minh Đảm.
Thủ tướng nêu vấn đề, tại hội nghị này cần thảo luận, tìm giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chủ trương ứng phó sớm ngay từ bây giờ, câu hỏi đặt ra là chuyển đổi cây trồng, giảm diện tích lúa đông xuân không? Hiện nay đang mùa mưa nên việc chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu rất quan trọng. Bằng mọi cách chúng ta phải đảm bảo nước sinh hoạt, không để xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt.
Bên cạnh đó, tuy theo hướng thuận thiên nhưng vẫn phải có các công trình thủy lợi cứng hóa cho ĐBSCL. Chiến lược chuyển đổi trong mùa khô phải đặt ra ngay từ bây giờ.
Buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng đã đi thăm mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại xã Hiệp Đức, TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Quảng Nam: Huyện Tây Giang thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập
Do ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn đã gây ra tình trạng lũ lụt, sạt lở đất tại huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), làm thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Ngày 21/9, UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có báo cáo về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 5 gây ra, tổng thiệt hại ban đầu lên đến 173,4 tỷ đồng.
Cụ thể, mưa lũ đã làm mất điện trên toàn địa bàn huyện Tây Giang từ 5h sáng 18/9. Đến nay, chỉ các xã vùng thấp có điện trở lại, dự kiến đến ngày 22/9 mới cung cấp điện trở lại cho toàn huyện. Ước tính thiệt hại của ngành điện khoảng 3 tỷ đồng.
Cây cầu Achiing - Zrượt nối từ trung tâm huyện Tây Giang về xã A Nông bị nước lũ làm gãy. (Ảnh: A.N)
Cùng với đó, mưa lớn đã khiến toàn bộ tuyến đường đi vùng cao và các tuyến giao thông liên xã tại địa bàn các huyện Tây Giang đều bị sạt lở, nhiều tuyến đường bị đứt gãy gây cô lập hoàn toàn, nhất là 4 tuyến đường lên các xã vùng cao; nhiều cây cầu bê tông, cầu treo bị lũ cuốn trôi.
Đặc biệt, cây cầu Achiing - Zrượt nối từ trung tâm huyện Tây Giang về xã A Nông, có chiều dài khoảng 30m, rộng hơn 4 mét, được xây dựng năm 2007, với kinh phí khoảng 7 tỷ đồng. Cây cầu này bị nước lũ làm gãy, khiến cho 279 hộ dân ở xã A Nông với gần 700 nhân khẩu bị cô lập hoàn toàn.
Ước tính thiệt hại trong lĩnh vực giao thông khoảng 126 tỷ đồng. Hiện nay, mới chỉ có tuyến đường Hồ Chí Minh đến trung tâm huyện Tây Giang được khắc phục thông tuyến.
Do ảnh hưởng bão số 5, toàn địa bàn huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thiệt hại lên đến 173,4 tỷ đồng (Ảnh: A.N)
Theo thống kê ban đầu, tất cả 70 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tây Giang bị sạt lở, bồi lấp, cuốn trôi, hư hỏng..., ước thiệt hại 15 tỷ đồng; 97 công trình nước sinh hoạt bị ảnh hưởng, thiệt hại 12 tỷ đồng; trường học bị thiệt hại khoảng 3,2 tỷ đồng; nhà cửa, tài sản bị thiệt hại khoảng 5,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây nông nghiệp, cây dược liệu bị hư hỏng; gần 400 con gia súc, hơn 3.900 con gia cầm, nhiều hồ cá của người dân bị cuốn trôi..., gây thiệt hại khoảng 8,9 tỷ đồng.
Trước những thiệt hại trên, UBND huyện Tây Giang đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ khẩn cấp 65 tỷ đồng để huyện kịp thời khắc phục giao thông trên tuyến đường huyết mạch, cầu treo, nước sinh hoạt, thủy lợi, xử lý các điểm giao thông xung yếu, hỗ trợ khôi phục sản xuất cho nhân dân.
Công trình Thủy lợi Cửa Đạt: Bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa mưa, bão Công trình thủy lợi (CTTL) Cửa Đạt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban Quản lý (BQL) Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 khai thác, vận hành. CTTL Cửa Đạt có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế và dân sinh của Thanh Hóa, vì vậy việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho...