Thủ tướng: Chủ động cho HS nghỉ học tránh bão
“Chủ động cho học sinh nghỉ học, hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão lũ”.
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng tại công điện ngày 9/11 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão HaiYan.
Công điện nêu: Siêu bão số 14 đã vào Biển Đông đang di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Bắc, có khả năng đổi hướng di chuyển dọc theo các tỉnh Trung Bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ.
Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến rất phức tạp. Để chủ động đối phó với siêu bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và UBND các tỉnh từ Bình Thuận đến Quảng Ninh theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp thông báo, kiên quyết kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển về bờ hoặc đến nơi trú ẩn an toàn.
Chủ động thực hiện cấm biển và kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, cửa sông, các tàu du lịch, vận tải; tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền; di chuyển và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè.
Nhiều nhà dân đã di dời khỏi nơi ở để tránh bão
“Tổ chức chặt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi; có phương án cụ thể để sơ tán dân vùng cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở, nhà ở không đảm bảo an toàn; chủ động cho học sinh nghỉ học, hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão lũ”, Công điện nêu yêu cầu của Thủ tướng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, rà soát, kiểm tra và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ đê điều, đập thủy lợi, thủy điện; thực hiện xả nước đón lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du; kiểm tra thực hiện tốt phương án thông tin cảnh báo, phương án sơ tán dân vùng hạ du khi xả lũ.
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai và rà soát ngay các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống để chủ động sơ tán, di dời dân đảm bảo an toàn.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa, lũ sau bão; triển khai phương án chủ động tiêu thoát nước đô thị tại các thành phố lớn; chủ động tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập để bảo đảm sản xuất vụ Đông.
Bên cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, khu vực ngầm tràn qua sông, suối, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi cần thiết…
Theo Khampha
Vùng ảnh hưởng trực tiếp bão HaiYan mở rộng phía Bắc
Từ sáng ngày 10/11, bão số 14 đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, men dọc theo ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Trị. Vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão HaiYan mở rộng nhiều ra phía Bắc.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết như vậy tại cuộc họp tại trung tâm vào chiều nay.
Ông Tăng cho biết, khi còn ở ngoài khơi Thái Bình Dương và trước khi đổ bộ vào miền Trung Philipines bão HaiYan là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử. Bão số 14 sánh ngang với những cơn bão đã gây ra nỗi kinh hoàng như Katrina, Andrew đổ bộ vào Hoa Kỳ và bão Nargis đổ bộ vào Myanmar.
Tuy nhiên, sau khi tràn qua Philipines do ma sát với các đảo, bão đã giảm 2-3 cấp và hiện đang ở cấp 14, cấp 15, giật cấp 16, cấp 17 trên khu vực gần giữa biển Đông.
So với nhận định ngày 8/11, ngày hôm nay bão HaiYan có sự thay đổi. Bão ít có khả năng đổ bộ trực diện vào miền Trung nên khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão mở rộng nhiều ra phía Bắc, thậm chí các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ cũng có thể bị ảnh hưởng của gió bão.
Khu vực tâm bão HaiYan đang mở rộng ra phía Bắc.
Ông Tăng cho biết thêm, hiện tại bão số 14 có hướng di chuyển rất phức tạp. Trong 24h tới bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, với vận tốc 30 đến 35km/h.
Đến sáng ngày 10/11, tâm bão có khả năng vào vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị, cấp bão giảm xuống cấp 12 đến cấp 14, giật cấp 15, 16. Sau đó bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, men dọc ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Trị và suy yếu thêm nữa.
"Đến thời điểm hiện nay, nhận định của chúng tôi khả năng từ chiều đến đêm 10/11 bão sẽ đi vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa. Khi cập bờ cường độ bão khoảng cấp 9 đến cấp 12, giật cấp 13, 14. Sau đó bão số 14 sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ", ông Tăng dự báo.
13h chiều 9/11, tâm bão đang ở vị trí ngang với phần phía Bắc của tỉnh Phú Yên, cách bờ biển các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.
Vùng biển khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Định đến Quảng Trị từ 7h tối nay gió sẽ mạnh dần lên cấp 7-9, đêm tăng lên cấp 10-11, tâm bão đi qua có gió mạnh từ cấp 12-14.
Theo ông Tăng, khi bão số 14 di chuyển lên phía Bắc, bị ma sát với đường bờ và vùng nước có nhiệt độ thấp hơn nên cường độ bão suy giảm, mức hủy hoại của gió bão cũng đỡ hơn so với thời điểm bão ở ngoài khơi Thái Bình Dương.
Lượng mưa bắt đầu từ chiều ngày 9/11 ở khu vực từ Phú Yên cho đến Thừa Thiên Huế. Chiều mai (10/11), cả Bắc Bộ sẽ có mưa với lượng lớn. Đợt mưa này kéo dài 1 đến 3 ngày. Lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, nơi nhiều thì khoảng 500 mm.
"Bắc Bộ tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng có mưa lớn ở phía Đông Bắc Bộ, kể cả thủ đô Hà Nội cũng xảy ra mưa lớn. Khả năng ngập lụt, sạt lở có thể xảy ra", ông Tăng nhận định.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 240km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km. Đến 13 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc, 108,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 30km. Đến 01 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc, 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc, 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8.
Theo Khampha
Dân "chạy" vào khách sạn tránh bão Haiyan Trước sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Haiyan (Hải Yến) tại Philippines, rạng sáng ngày mai (10/11) có thể sẽ đổ bộ vào đất liền miền Trung, người dân thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã chọn khách sạn cao tầng để ở. Toàn bộ khách sạn trên địa bàn Tam Kỳ đã hết phòng từ trưa nay. Có nhà cấp...