Thủ tướng: Chống tham nhũng là mục tiêu ưu tiên của 2015
Nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quyết tâm thực hiện kiên trì, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, xử lý hành vi tham nhũng.
Sáng 5/12/2014, tại Hà Nội đã khai mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (VDPF 2014) với chủ đề “Cải các thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam” với sự tham dự của một số Bộ, ngành Trung ương và các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế. Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam năm nay tập trung thảo luận các khuyến nghị Chính phủ Việt Nam các nhóm chủ đề chính liên quan đến cải cách thể chế kinh tế thị trường và phát triển khu vực tư nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (Ảnh: Chinhphu.vn).
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh chủ đề của Diễn đàn năm nay là phù hợp với trọng tâm chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng khái quát 6 trọng tâm điều hành của Chính phủ trong năm 2015, trong đó tập trung huy động và sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn lực; cải cách mạnh thủ tục hành chính, cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển, nhất là khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo Hiến pháp năm 2013 là động lực và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có, đồng thời tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cơ sở để Chính phủ tiếp tục tạo thuận lợi, khuyến khích thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư trên thế giới.
Video đang HOT
Khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt hơn việc bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu thiên niên kỷ.
Nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quyết tâm thực hiện kiên trì, đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, nhất là tập trung hoàn thiện nhà nước pháp quyền, phát huy quyền dân chủ của người dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, theo pháp luật các hành vi tham nhũng.
Tại Diễn đàn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwacho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Những thách thức đó đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động thích hợp và nghiên túc để tận dụng triệt để lợi thế hội nhập kinh tế cũng như giảm thiểu rủi ro.
Là một nước thu nhập trung bình, trong vòng 5 năm tới tại Việt Nam sẽ diễn ra đồng thời một số tiến trình quan trọng – xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2016-2020), chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đầu năm 2016.
“Đây là cơ hội ít có để chúng ta lên kế hoạch cho một đợt cải cách thể chế mới nhằm nâng cao năng suất, đẩy mạnh tăng trưởng” – Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị.
Bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, Việt Nam đã hết sức nỗ lực và quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư, qua đó đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn so với các nước có cùng trình độ phát triển và kết quả khả quan là Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ gia tăng GDP đầu người nhanh thứ hai trên thế giới trong suốt 20 năm qua. Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Gần đây, Quốc hội cũng thông qua việc sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng như Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,… Đây là thời điểm rất tốt cho việc xây dựng các biện pháp đổi mới thể chế tiếp theo.
Bà Victoria Kwakwa đề xuất cần tăng cường hơn nữa công tác điều phối giữa các cơ quan Chính phủ; tiếp tục tập trung mạnh cho cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm tập trung vào con số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa; quyết liệt hơn trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng;…
“Các đối tác phát triển sẽ luôn sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển” – Bà Kwakwa cam kết.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương lắng nghe và trực tiếp đối thoại thẳng thắn nhiều vấn đề liên quan đến quan điểm, biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với các đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế.
Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, các nhà tài trợ, nay là các đối tác phát triển quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay hơn 80 tỉ USD vốn ODA, trong đó hơn một nửa đã được giải ngân, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Kể từ năm 2013, sau 20 năm là quốc gia nhận tài trợ, Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, thay cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG). Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mạnh của Việt Nam, từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua, đã trở thành quốc gia đối tác phát triển.
Đây là một diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao có tính thực chất hơn, hướng tới hành động và đối tượng bao phủ hơn, tạo điều kiện thảo luận chính sách giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và trong nước. Diễn Đàn được tổ chức vào tháng 12 hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam làm đồng chủ tọa.
P.Thảo
Theo Dantri
Tạm đình chỉ công tác Thiếu tá CSGT rút súng dọa dân
Ngày 3/6, lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã họp bàn ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoà - Đội trưởng CSGT huyện Lộc Bình - vì hành vi ứng xử không đúng mực với dân, xem xét hình thức kỷ luật cụ thể.
Như Dân trí đã thông tin, thời gian gần đây trên diễn đàn mạng xuất hiện một clip ngắn có tựa đề: "CSGT say rượu, chửi bậy, cầm súng dọa bắn người dân". Đây là đoạn clip có độ dài khoảng 3 phút ghi lại hình ảnh một người đàn ông mặc sắc phục CSGT chửi bậy, rút súng đe doạ những người thanh niên có dấu hiệu vi phạm lỗi trong đêm khuya.
Hình ảnh CSGT say rượu, rút súng doạ dân. (Ảnh cắt từ Clip).
Lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn đã xác nhận sự việc trên là có thật, xảy ra trên địa bàn tỉnh này. Theo tường trình của Thiếu tá Hoà, địa điểm xảy ra sự việc là tuyến quốc lộ 4B, đoạn ngã 3 đường đi Cửa khẩu Chi Ma, đêm ngày 29/5 vừa qua.
Cho biết về hướng giải quyết sự việc, ông Nông Văn Định - Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn - cho biết, hành vi không đúng mực của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hòa đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. "Hiện chúng tôi đang làm rõ mức độ sai phạm của Thiếu tá Hoà để xử lý thật nghiêm theo quy định" - ông Định cho hay.
Hiện lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn đã giao Trưởng Công an huyện Lộc Bình yêu cầu Thiếu tá Hoà làm bản giải trình cụ thể sự việc; tiến hành xác minh làm rõ để báo cáo kết quả sự việc lên Ban Giám đốc Công an tỉnh xem xét ra quyết định kỷ luật.
Quốc Đô
Theo Dantri
Tổng quản trị của "thế giới ngầm" giả làm... gái đẹp Để thu hút nhiều thành viên tham gia, kẻ có vai trò là tổng quản trị trang mạng www.viet... đã đội lốt một cô gái trẻ, đẹp với tên gọi "chiếc lá". Với những hình ảnh "nóng bỏng", Mẫn đã thu hút rất nhiều đối tượng tham gia các hành vi vi phạm pháp luật. Tính đến ngày 27/5, Cục Cảnh sát hình...