Thủ tướng: Chống dịch COVID-19 là cuộc chiến trường kỳ
Thủ tướng nhấn mạnh, chống chống dịch COVID-19 là cuộc chiến trường kỳ, cho đến khi nào có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch.
Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19 chiều nay, 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “ Chúng ta xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch thì chúng ta vẫn phải chung sống với dịch bệnh”.
Thủ tướng nêu rõ, dịch vẫn còn phức tạp nhưng đang trong tầm kiểm soát, kể cả ở địa bàn phức tạp nhất như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương và các thành phố lớn.
Qua đợt dịch này, chúng ta rút ra nhiều bài học trong quá trình chỉ đạo, trong đó có tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa” trong chỉ đạo, thực hiện; xét nghiệm nhanh, rộng, ứng dụng các phần mềm như Bluezone, truyền thông thông tin kịp thời, người dân ủng hộ, nhất là hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Trung ương và địa phương chỉ đạo quyết liệt nhưng linh hoạt, bảo đảm an toàn, kiểm soát nhưng vẫn thực hiện mục tiêu kép.
Dịch bệnh vẫn lây lan mạnh trên toàn cầu, nước ta hội nhập sâu rộng, do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, các cấp, các ngành, đặc biệt ngành y tế không được chủ quan, không được coi thường trong quá trình chỉ đạo mà phải tập trung, làm hết sức mình để không có ổ dịch lây lan rộng trong cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19.
Trong bối cảnh toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng âm, là nước mới thoát nghèo, chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép, vừa đề phòng, khống chế bằng được COVID-19, phong tỏa kiên quyết, chặn đứng nguồn lây ở các ổ dịch thì vẫn phải duy trì hoạt động kinh tế- xã hội ở mức độ cần thiết.
Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải cương quyết, sát sao, tỉnh táo chỉ đạo 2 nhiệm vụ này để làm sao đạt hiệu quả tối ưu. Không được để dịch bệnh lây lan bùng phát, đồng thời không để người dân quá lo lắng, bất ổn về cách ly xã hội.
Ngành y tế cần suy nghĩ về việc nhận diện, chẩn đoán sớm nguy cơ mắc COVID-19 đối với các bệnh nhân có biểu hiện dù là nhẹ nhất. Cần tập trung bảo vệ nhóm rủi ro cao, là người có bệnh lý nền, người cao tuổi dễ bị tử vong. Không được để xảy ra ổ dịch, nhất là tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Các cơ sở y tế phải làm nhanh hơn, làm sớm hơn, cương quyết hơn bởi vì đường nào thì đây cũng là nơi chữa bệnh, dễ lây nhiễm.
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, xuất hiện ca bệnh thì phải khoanh gấp, kịp thời, không để xảy ra ổ dịch lây lan diện rộng. Xác định trách nhiệm người đứng đầu trong bao quát công tác phòng, chống dịch. Cần có văn hóa ứng xử trong bối cảnh có dịch, đặc biệt là văn hóa đeo khẩu trang trong trường học, bệnh viện, trên phương tiện công cộng, ở nơi đông người.
Video đang HOT
Thủ tướng nhất trí với ý kiến cho rằng cần có chế tài bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi cần thiết. Cần tuyên truyền, vận động nhân dân cài đặt các ứng dụng phần mềm phòng chống dịch như Bluezone.
Hệ thống khai báo y tế cần phải thuận lợi, tránh mất thời gian. “ Văn hóa ứng xử trong thời kỳ dịch bệnh cần được phổ cập hơn nữa, kể cả rửa tay thường xuyên, giãn cách xã hội phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tinh thần cảnh giác với dịch bệnh”, Thủ tướng nêu rõ. Kiểm soát chặt chẽ người nhập cư trái phép trong nội địa và quản lý biên giới; xử lý các chủ khách sạn, các cơ sở lưu trú sử dụng lao động nhập cư trái phép.
Theo dõi, nắm chắc tình hình, không để dịch bùng phát, nếu có phải nhanh hơn, nhạy cảm hơn, chính xác, kịp thời hơn đối với mọi đối tượng có nguy cơ lây nhiễm là một yêu cầu đặt ra đối với công cuộc phòng, chống dịch. Các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý vào Việt Nam phải được cách ly phù hợp, trong đó có trách nhiệm của người mời, đặc biệt chính quyền địa phương.
Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thảo luận với các địa phương, sớm có phương án để giải quyết vấn đề này, trong đó bàn với Chủ tịch UBND Quảng Nam, Đà Nẵng và một số địa phương có học sinh thuộc diện F1, F2 để tiếp tục tổ chức tốt đợt thi tới trên tinh thần bảo đảm an toàn; chuẩn bị cho khai giảng năm học mới linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi địa phương.
Thủ tướng cho biết, sẽ sớm sửa đổi chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, không có thu nhập một cách thuận lợi hơn nữa, phương án này Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ sớm trình Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu phải tìm cho được các ca F0
Với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải tìm cho được các ca F0, truy tìm mọi dấu vết của 2 ổ dịch tại các địa phương này.
Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương cả hệ thống chính trị đã góp sức trong trận chiến chống dịch Covid-19. Kết quả là Việt Nam có ít ca nhiễm mới hơn, số ca khỏi bệnh ngày càng nhiều, một số bệnh nhân nặng tiến triển tích cực, nhiều người ca ngợi trình độ của y tế Việt Nam.
Với yêu cầu cách ly xã hội, người đứng đầu Chính phủ ghi nhận đã có chuyển động lớn, thay đổi cả nếp sống để ngăn ngừa dịch bệnh.
Chuẩn bị các kịch bản cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm Covid-19
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý không được chủ quan, say sưa với chiến thắng bước đầu mà bỏ qua những nhiệm vụ trong thời gian tới.
Theo ông, dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhiều quốc gia đang phải hứng chịu sự bùng phát của dịch bệnh giai đoạn 2. Vì vậy, để bảo toàn lực lượng và kết quả chống dịch, ngăn chặn, xử lý từ xa và ngay trong cộng đồng, Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương tiếp tục thực hiện cách ly xã hội, để giữ vững thế chủ động chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh : Quang Hiếu/VGP.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định chiến lược phòng chống dịch trong giai đoạn 3 là cách ly xã hội, tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch và tích cực điều trị.
Ông yêu cầu từ nay đến ngày 15/4, cả hệ thống chính trị bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm Covid-19 mà nhiều nước như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản... đang phải đối phó rất vất vả, thậm chí, phải tuyên bố biện pháp mạnh hơn.
Với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Thủ tướng cho rằng phải tìm cho được các ca F0, truy tìm mọi dấu vết của 2 ổ dịch tại các địa phương này.
Thủ tướng cũng lưu ý việc tập trung đông người ở nơi thờ tự, tôn giáo có thể là nguy cơ lây nhiễm lớn trong cộng đồng, phải chủ động ngăn chặn để tránh lây lan.
Cùng với đó, chuẩn bị tốt phương án bệnh viện dã chiến để không bị động trong mọi tình huống.
Một lần nữa, Thủ tướng đề nghị các địa phương cần thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội nhằm làm chậm, không để dịch lây lan trong cộng đồng.
"Nếu chúng ta ngăn chặn được dịch lây lan trong cộng đồng, không tạo nên ổ dịch, vùng dịch lớn và làm tốt cách ly xã hội, Việt Nam sẽ không có đỉnh dịch, không có thiệt hại về người và sức khỏe của nhân dân", Thủ tướng khẳng định.
Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở
Với các địa phương có dịch xuất hiện, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xét nghiệm sớm nhất cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, lượng công nhân đi làm đông, cần thực hiện nghiêm việc ngăn ngừa lây nhiễm cho các đối tượng này, bảo đảm đầy đủ dụng cụ phòng hộ, thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định phòng chống dịch.
Thủ tướng cho rằng nếu cách ly xã hội tốt, Việt Nam sẽ không có đỉnh dịch. Ảnh: Phương Lâm.
Về việc sản xuất máy thở, người đứng đầu Chính phủ cho rằng máy thở là thiết bị quan trọng trong điều trị bệnh về phổi nói chung và đặc biệt Covid-19, vì thế, Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở. Đến nay, có 2 đơn vị rất nhiệt tình với việc này nên Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy thở.
Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh các quốc gia có dịch Covid-19 đều khó khăn, nên sự giúp đỡ nhau lúc này rất có ý nghĩa. Theo ông, Việt Nam có thể xuất khẩu khẩu trang vải, xuất khẩu gạo có kiểm soát, phổ biến các phần mềm chống dịch cho các nước có nhu cầu. Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao để thúc đẩy xuất khẩu, hợp tác với các nước có nhu cầu trong thời điểm hiện nay.
Cùng với đó, tận dụng những tiến bộ trong chống dịch như những công nghệ mới, xét nghiệm mới, thuốc mới, tiến bộ mới trong điều chế vaccine...
Thủ tướng lưu ý Bộ Ngoại giao, các cơ quan có liên quan cần có kế hoạch sớm nhất đón các công dân Việt Nam còn mắc kẹt ở một số sân bay về nước.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tinh thần chống dịch nhưng cũng cần chống doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc, cần quan tâm đến người nghèo, người khó khăn.
Theo ông, đại dịch mang đến nhiều thiệt hại, nhất là về kinh tế, việc làm nhưng cũng có những cơ hội, cần tập trung khai thác, đó là đổi mới phương thức hoạt động, những ngành công nghiệp và dịch vụ mới, có thể đó là những quyết định mạnh mẽ cho những vấn đề mà bấy lâu nay ta đang cân nhắc, có thể là những thay đổi lành mạnh hơn trong lối sống, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số, thương mại điện tử.
Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị tích cực triển khai mạnh mẽ các giải pháp đến ngày 15/4. Phụ thuộc vào tình hình thực tế, Chính phủ sẽ có chủ trương về vấn đề cách ly xã hội.
Bên cạnh thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý việc chuẩn bị chương trình toàn diện phục hồi kinh tế.
Quảng Nam mở rộng bốn khu cách ly tập trung "chia lửa" các địa phương quá tải Các khu cách ly này nhằm điều tiết công dân thuộc diện phải cách ly y tế tập trung theo quy định của các địa phương, khi vượt quá khả năng đến các địa phương khác. "Chia lửa" với các địa phương Ngay 17/8, theo Văn phòng UBND tinh Quảng Nam, đơn vị đã ban hanh kê hoach mở rộng các khu cách...