Thủ tướng cho xuất khẩu khẩu trang, nới lỏng các hoạt động xã hội
Cần bảo đảm một kỳ nghỉ lành mạnh, an toàn cho người dân, an toàn với dịch bệnh, bảo đảm an toàn giao thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh riêng hệ thống phòng chống dịch bệnh phải tiếp tục hoạt động 100%.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 28-4 – Ảnh: Chinhphu.vn
Thông tin trên được đưa ra trong kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng chủ trì chiều nay 28-4.
Nhắc lại phát biểu tại phần khai mạc cuộc họp là Việt Nam đã cơ bản đầy lùi dịch bệnh, làm chủ được tình hình, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống dịch, bởi “lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn”.
Theo đó, vẫn phải tiếp tục ngăn chặn dịch xâm nhập, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả; tránh tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ các biện pháp phòng dịch thông thường.
Video đang HOT
“Chúng ta bảo đảm một kỳ nghỉ lành mạnh, an toàn cho người dân, an toàn với dịch bệnh, bảo đảm an toàn giao thông” – Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh riêng hệ thống phòng chống dịch bệnh phải tiếp tục hoạt động 100%.
Về các đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng chấp thuận cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, các thuốc điều trị COVID-19 và vật tư y tế trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín quốc gia.
Trước đó, Ban Chỉ đạo đã thống nhất phương án bỏ chế độ cấp giấy phép và cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà không hạn chế số lượng, không bị ràng buộc về điều kiện xuất khẩu. Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước.
Với các hoạt động chung, Thủ tướng lưu ý là cần nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, khởi động tích cực, tăng tốc phát triển kinh tế ở lĩnh vực có hệ số an toàn cao, trên cơ sở phương án phòng dịch.
Theo đó, lãnh đạo các địa phương phải chủ động đề ra các biện pháp chống dịch theo mức nguy cơ lây nhiễm. Cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt là một số ngành đạt quá thấp, bị ảnh hưởng nghiêm trọng như là du lịch, dịch vụ ăn uống và đặc biệt là ngành hàng không.
Các khu công nghiệp, khu du lịch, các đô thị đông dân cư, chợ, siêu thị, các nơi có mật độ giao lưu, giao thương lớn có sự kiểm soát, đôn đốc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch. Bảo đảm an toàn khi học sinh đi học trở lại, triển khai các biện pháp kiểm soát y tế đối với những người về Việt Nam qua đường mòn, lối hẻm.
Bảo đảm an toàn và quyết định việc tăng dần tần suất các chuyến bay nội địa phù hợp, cũng như khách đi tàu lửa, đi ôtô, bảo đảm số chuyến, không để dồn ứ hành khách có nhu cầu đi lại.
Đặc biệt, Thủ tướng cũng lưu ý sớm đưa tiền hỗ trợ đến người dân kịp thời. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong vấn đề mua các thiết bị y tế; nếu phát hiện tiêu cực, tham nhũng phải chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
NGỌC AN
Đề xuất khai thác 20 chuyến bay nội địa/ngày sau ngày 22/4
Ngày 21/4, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch khai thác các đường bay nội địa sau ngày 22/4.
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tăng khai thác các đường bay nội địa lên tổng số 20 chuyến/ngày trong thời gian từ ngày 23 - 30/4/2020. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tăng khai thác các đường bay nội địa lên tổng số 20 chuyến/ngày trong thời gian từ ngày 23 - 30/4/2020.
Lượng chuyến bay này được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất phân bổ theo mức 6 chuyến/ngày cho Vietnam Airlines, 6 chuyến/ngày cho Vietjet Air, 4 chuyến/ngày cho Bamboo Airways và 4 chuyến/ngày cho Jetstar Pacific Airlines (đơn vị thành viên của Vietnam Airlines).
Cụ thể, với đường bay Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng và ngược lại, Vietnam Airlines và Vietjet Air được phân bổ mỗi hãng 3 chuyến/đường bay/ngày. Bamboo Airways và Jetstar Pacific được phân bổ khai thác 2 chuyến/đường bay/ngày.
Cục Hàng không Việt Nam cũng đề nghị các hãng được phép khai thác 1 chuyến/đường bay/ngày với các đường bay từ Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh đi các địa phương khác. Riêng đường bay TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo là 4 chuyến/ngày. Các đường bay giữa các địa phương khác được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất khai thác ở mức mỗi hãng 1 chuyến/ngày.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, các hãng hàng không vẫn sẽ phải thực hiện giãn cách hành khách ít nhất 1 ghế với các chuyến bay xuất phát từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, sau khi kết thúc đợt cách ly xã hội đầu tiên (1/4 - 15/4), Cục Hàng không Việt Nam đã xây dựng kế hoạch, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải từ ngày 16/4, trên đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh khai thác với tổng tần suất 6 chuyến/ngày. Trong đó, Vietnam Airlines 2 chuyến/ngày, Vietjet Air 2 chuyến/ngày, Bamboo Airways 1 chuyến/ngày và Jetstar Pacific Airlines 1 chuyến/ngày.
Các đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được khai thác với tần suất 2 chuyến/ngày/đường bay, chia đều cho 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Ngoài 3 đường bay trên, với các đường bay còn lại, các hãng hàng không có nhu cầu khai thác các đường bay khác ngoài 3 đường bay trên cần lập kế hoạch gửi đến Cục Hàng không Việt Nam để cơ quan này xem xét trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại các địa phương liên quan.
Quang Toàn
Trump cân nhắc hủy bay nội địa tới điểm nóng Covid-19 Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch ngừng các chuyến bay đến những điểm nóng Covid-19 ở Mỹ nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. "Chúng tôi chắc chắn đang xem xét, nhưng khi làm điều đó cũng có nghĩa là bạn đang kìm hãm một ngành công nghiệp rất cần thiết", Tổng thống Trump ngày 1/4 nói trong họp báo...