Thủ tướng: Chịu khổ 10 ngày, 20 ngày còn hơn chịu khổ cả năm
Chúng ta chịu khổ 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày còn hơn là chịu khổ cả năm, không làm được gì cả.
Chịu khổ thời gian ngắn để cuộc sống sớm bình thường trở lại – Thủ tướng quán triệt.
Sáng 26/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số cơ sở ở TPHCM. Đây là lần thứ 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch của thành phố và là lần đầu tiên ông tới TPHCM trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng: Người dân quyết định chiến thắng trong cuộc chiến với Covid-19
Trong buổi sáng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã có mặt tại điểm an sinh xã hội khẩn cấp ở phường Cát Lái và cảng Cát Lái (thành phố Thủ Đức, TPHCM).
“Đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng cần chú trọng đến công tác an sinh xã hội, không để người dân bức xúc” – là thông điệp xuyên suốt của người đứng đầu Chính phủ khi làm việc với các đơn vị trong chuyến đi lần này.
“Chịu khổ 10 ngày, 20 ngày còn hơn cả tháng, cả năm”
Tại điểm an sinh xã hội khẩn cấp phường Cát Lái, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt, các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương cần chuẩn bị nhu yếu phẩm để cung ứng cho người dân không chỉ trong một tuần, 2 tuần mà là 3 tuần hoặc lâu dài hơn. Công tác chuẩn bị nhằm đảm bảo người dân an tâm “ai ở đâu ở yên đấy”, thực hiện tốt giãn cách xã hội, hạn chế nguồn lây nhiễm.
Video đang HOT
“Cần vừa làm, vừa động viên nhân dân, muốn nhanh hết dịch cần chấp hành nghiêm việc giãn cách. Chúng ta chịu khổ 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày còn hơn là chịu khổ cả tháng, cả năm không làm được gì cả. Chịu khổ thời gian ngắn để cuộc sống sớm bình thường trở lại”, Thủ tướng quán triệt.
Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 nhấn mạnh, trong thời điểm này, chính quyền cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức, đảm bảo an sinh, xã hội. Quá trình thực hiện sẽ phát sinh nhiều thực tiễn phong phú, không thể lường trước, các phường, xã phải phát huy sự năng động, sáng tạo song song với việc thực hiện nghiêm ngặt việc giãn cách, tận dụng thời gian vàng để ngăn chặn đợt dịch.
Ông Phạm Minh Chính lưu ý, các địa phương cần áp dụng nguồn lực của phường, huy động từ người dân, tận dụng sự giúp đỡ của thành phố và bên ngoài để giúp đỡ người dân. Chính quyền phường, xã cũng cần cân đối nguồn lực dựa trên hoàn cảnh, điều kiện khác nhau của từng người dân để hỗ trợ.
“Chúng ta cần thuyết phục, kêu gọi người dân chung tay trong thời điểm hiện tại. Nếu chiến thắng Covid-19 thì đây là chiến thắng của người dân. Người dân quyết định chiến thắng này, chúng tôi chỉ hướng dẫn, chỉ đạo để người dân hưởng ứng”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trong công tác an sinh xã hội, Thủ tướng đề nghị các địa bàn cần tập trung tới người lang thang, cơ nhỡ trong thời điểm dịch bệnh. Trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, nhóm đối tượng này cần được làm xét nghiệm, nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ.
“Phần việc này, chúng ta vừa làm an sinh xã hội, vừa đảm bảo an ninh trật tự. Ở đâu phát hiện người không có nhà, còn lang thang thì tập trung lại trong những ngày giãn cách”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị.
Để người dân tiếp cận y tế sớm nhất có thể
Nhắc lại phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ, lấy xã phường làm pháo đài”, ông Phạm Minh Chính yêu cầu ngoài các biện pháp an sinh xã hội, các địa phương cần để người dân tiếp cận với y tế sớm nhất. Trong đó, các trạm y tế phường cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong quãng thời gian này.
“Chúng ta cần thành lập trung tâm khẩn cấp là vì vậy, cần phản ứng nhanh. Các đường dây nóng đã được triển khai để tiếp nhận thông tin. Khi người dân mệt, không thể ra trạm xá, lực lượng y tế phải nhanh chóng tiếp cận, không những bệnh nhân Covid-19 mà đối với tất cả bệnh khác”, Thủ tướng quán triệt.
Đối với công tác điều trị F0, cơ sở y tế địa phương cần tiếp cận, phân loại, điều trị sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, công tác xét nghiệm phải được thực hiện khoa học theo từng nhóm nguy cơ.
“Chúng ta cần ưu tiên xét nghiệm cho người già, những người có nguy cơ cao chuyển nặng, tử vong nếu nhiễm bệnh. Trong bối cảnh chưa thể xét nghiệm toàn bộ người dân cùng lúc, đối tượng có nguy cơ cao cần được làm trước. Các địa phương cũng cần lưu ý xét nghiệm lại nhiều lần”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ kết quả xét nghiệm trên, các phường, xã cần phân loại, giữ vững được các vùng an toàn. Ngoài ra, khi đã phân loại được vùng xanh, những khu vực này cần giữ chắc, đảm bảo an toàn.
Thời gian qua, lực lượng quân đội từ Trung ương và các địa phương đã được huy động tiếp sức cho TPHCM chống dịch Covid-19. Thủ tướng nhìn nhận, ngoài nhiệm vụ chính trị, lực lượng quân đội có 3 việc lớn là đội quân sản xuất, đội quân chiến đấu và đội quân công tác.
Cụ thể, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quân đội đang ngày đêm chiến đầu vì sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, quân đội cũng làm công tác vận động, giúp đỡ nhân dân và tăng gia, sản xuất tại các địa bàn đảm bảo an toàn.
“Hình ảnh của Bộ đội Cụ Hồ, Quân đội Nhân dân Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên người dân thời điểm hiện tại. Lực lượng quân đội cũng cần kiềm chế những phần tử xấu, kích động trong bối cảnh diễn biến phức tạp, không để ảnh hưởng đến an ninh, trật tự”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Hà Tĩnh nói gì khi bị nhắc làm trái chỉ đạo của Thủ tướng?
Ông Võ Trọng Hải - chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, địa phương quy định giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ chỉ áp dụng cho những trường hợp vào nội tỉnh.
Bộ Giao thông vận tải có văn bản nhắc Hà Tĩnh cùng một số địa phương làm trái chỉ đạo của Thủ tướng về khâu vận chuyển hàng hóa - Ảnh: NGỌC THẮNG
Sáng 26-8, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Võ Trọng Hải - chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh - cho biết, tỉnh đang cho kiểm tra lại thông tin việc Bộ Giao thông vận tải nêu địa phương làm trái chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải nêu việc Hà Tĩnh yêu cầu người ngoại tỉnh đi vào địa bàn tỉnh phải có giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ thay vì 72 giờ như quy định. Việc này gây khó khăn, vướng mắc đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa hoặc gây bức xúc cho lái xe, doanh nghiệp.
Ông Hải cho hay, quy định người vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ chỉ áp dụng cho những trường hợp vào trong nội tỉnh. Còn các xe chở hàng hóa, xe luồng xanh có mã QR lưu thông theo quốc lộ 1A tỉnh chỉ yêu cầu có giấy trong 72 giờ như quy định.
"Hiện 2 tỉnh giáp ranh với Hà Tĩnh là Nghệ An và Quảng Bình dịch đang phức tạp. Việc tỉnh yêu cầu khi vào nội tỉnh phải có giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ mục đích là để làm chặt, tránh việc F0 lây lan ngoài cộng đồng.", ông Hải cho biết.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết thêm, trong thời gian vừa qua tỉnh luôn luôn tạo điều kiện cho các phương tiện chở hàng hóa lưu thông, chỉ đạo tại các điểm chốt để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo hàng hóa được lưu thông.
Tại các chốt kiểm soát, phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận một số trường hợp lợi dụng xe chở hàng hóa để chở người từ vùng dịch về nên tỉnh yêu cầu kiểm tra xử lý.
Các đơn vị liên quan, công an thường xuyên kiểm tra tại các điểm chốt, nếu có tình trạng ùn ứ hay khó khăn gì thì phải giải quyết ngay. Đối với những xe, phương tiện đưa người từ các vùng có dịch thì sẽ kiểm soát chặt chẽ, xử lý đưa vào các khu cách ly theo quy định.
Trước đó, ngày 20-8 UBND tỉnh Hà Tĩnh ra văn bản yêu cầu từ 0h ngày 21-8, các chốt kiểm soát liên ngành phía Nam của tỉnh không cho phép người dân từ miền Nam tự về đi qua địa bàn tỉnh bằng xe máy cá nhân. Yêu cầu đặt ra là phải đi bằng phương tiện trung chuyển do tỉnh bố trí.
Người và phương tiện ngoại tỉnh vào địa bàn (trừ những người đi qua không lưu trú) phải có giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm PCR âm tính tối đa 48 tiếng.
Tỉnh chỉ cho phép phương tiện ra, vào địa bàn trên quốc lộ 1, quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh. Với các tuyến đường còn lại, Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh được giao chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng liên quan bố trí lập chốt kiểm soát và phương án cấm đường tạm thời.
Thủ tướng: 'Tăng cường y tế xã, phường để người dân tiếp cận sớm, giảm ca tăng nặng Thủ tướng nhấn mạnh rằng tăng cường hệ thống y tế xã, phường là để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp, giúp giảm số ca tăng nặng. Theo Thủ tướng, tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong. ẢNH: NHẬT BẮC Kết...