Thủ tướng chính thức cho phép bầu Đức đưa 50.000 tấn đường về Việt Nam
50.000 tấn đường này của Hoàng Anh Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt – Lào là 2,5%.
Việc HAGL đưa đường về Việt Nam thường xuyên gặp phải phản ứng từ các doanh nghiệp mía đường trong nước
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản Thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào với số lượng 50.000 tấn, thuế suất trong hạn ngạch 2,5%.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định phương thức điều hành nhập khẩu đường và hướng dẫn về thuế suất trong hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo đúng quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Trước đó, đề xuất này cũng đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức đồng ý về nguyên tắc. Vào đầu tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn thống nhất với Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường là 81.000 tấn.
Video đang HOT
Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ về quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô quý I/2015 tổ chức hồi cuối tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành mía đường. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc xóa bỏ bảo hộ đối với ngành nghề này, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cơ cấu lại doanh nghiệp và đưa công nghệ mới vào sản xuất.
“Hiện nay chúng ta có mấy trăm nhà máy đường mà 90 triệu dân vẫn phải ăn đường giá cao. Chúng ta phải cơ cấu lại doanh nghiệp, bản thân từng doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu, đưa công nghệ mới vào, tích vốn, nguyên liệu tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng đường tốt và giá thành rẻ” – Thủ tướng yêu cầu.
Vấn đề này cũng đã được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/4/2015. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, sau các thoả thuận tại kỳ họp 37 Uỷ ban liên Chính phủ Việt – Lào tháng 1 vừa qua, hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 3/2015 và đang khẩn trương tiếp tục đàm phán Hiệp định biên mậu, trong đó sẽ đề cập tới quản lý hạn ngạch nhập khẩu đường sản xuất tại Lào của Công ty Hoàng Anh Gia Lai để phù hợp với tính chất quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Theo khẳng định của Bộ trưởng Nên, cơ chế quản lý nhập khẩu đường được thực hiện theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó đường thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, bảo đảm phù hợp với cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, khuyến khích người sản xuất cải tiến quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm mía đường trong nước.
Theo đó, việc nhập khẩu đường từ Lào của Công ty Hoàng Anh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất phương án điều hành nhập khẩu đường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bích Diệp
Theo Dantri
Quy định đăng ký khai sinh, kết hôn của người di cư khu vực biên giới Việt - Lào
Từ ngày 16/5, người Lào di cư sang các huyện của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới quốc gia Việt Lào sẽ được áp dụng đăng ký khai sinh, kết hôn theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BTP.
Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 03/2015/TT-BTP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam và đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào.
Ảnh minh họa.
Theo đó, đối tượng áp dụng theo Thông tư số 03/2015/TT-BTP gồm: Người Lào di cư sang các huyện của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới quốc gia Việt Lào thuộc đối tượng được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thoả thuận được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt; Công dân Việt Nam di cư sang các huyện của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc gia Lào Việt không thuộc đối tượng được phép cư trú tại Lào theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thoả thuận và do phía Lào trao trả được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Lào phê duyệt và được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam tiếp nhận.
Người Lào thuộc đối tượng trên nếu có nguyện vọng và có đủ các điều kiện sau đây thì được xem xét giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam: Tự nguyện có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; Không vi phạm pháp luật hình sự; Có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác tại nơi đang cư trú; Không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ. Mỗi người lập 02 bộ hồ sơ; mỗi bộ gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Tờ khai lý lịch theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của phía Lào và danh sách người Việt Nam được nhập quốc tịch Lào, Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Lào kèm theo danh sách người Việt Nam được nhập quốc tịch Lào. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản sao quyết định và danh sách người Việt Nam được nhập quốc tịch Lào, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước và cập nhật vào cơ sở dữ liệu những người được thôi/mất quốc tịch Việt Nam đang được lưu trữ tại Bộ Tư pháp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2015 và sẽ hết hiệu lực khi Thoả thuận chấm dứt hiệu lực. Sau khi Thông tư hết hiệu lực mà việc giải quyết đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn cho những đối tượng quy định tại Thông tư này chưa kết thúc thì tiếp tục được giải quyết theo Thông tư này cho đến khi kết thúc. Đối với những việc xin nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn phát sinh sau ngày Thông tư này hết hiệu lực, thì được xem xét giải quyết theo quy định chung của pháp luật.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Mưa đá xuất hiện ở xã biên giới, kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ Chiều 29/3, một cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện và kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã làm cho nhiều nhà cửa, công trình trên địa bàn xã biên giới Mai Sơn (huyện Tương Dương - Nghệ An) phải hứng chịu hậu quả. Hàng trăm viên đá ti li nằm lăn lóc trên nền đường (Ảnh: Bùi Thị Lan). Chiều 29/3,...