Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về Grab và Uber
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan đến việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber.
Thủ tướng cho rằng việc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử sẽ giúp chất lượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao.
Văn bản nêu rõ, ngay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được đề cập từ năm 2011, việc ứng dụng công nghệ đã và được các nước trên thế giới cũng như Việt Nam chú trọng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Việc cải cách hành chính, công khai minh bạch, tăng cường công tác quản lý ngày càng được nâng cao khi ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt, trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ thì ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin và điều hành trên cơ sở công nghệ số, giao dịch điện tử mang lại hiệu quả rất rõ rệt.
Vì vậy, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngành giao thông vận tải đã đẩy mạnh việc áp dụng tổ chức quản lý, điều hành, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin (thu phí tự động, dịch vụ đỗ xe qua phần mềm kết nối điện thoại, quản lý hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình…).
Với xu thế tất yếu nêu trên, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Chính phủ đã cho phép thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng bằng văn bản giấy trong hoạt động vận tải khách bằng xe hợp đồng. Việc thí điểm thay hợp đồng giấy bằng hợp đồng điện tử là đúng với quy định của Luật Giao dịch điện tử, qua đó đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về thời gian và chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như đơn vị vận tải trong cung ứng dịch vụ vận chuyển của xe hợp đồng, thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
Qua xem xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, sự phản ánh tích cực của các chuyên gia, của nhân dân và xu thế phát triển chung, Chính phủ đã đồng ý cho phép thí điểm áp dụng hợp đồng điện tử trong loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng. Thời gian thí điểm 2 năm (từ tháng 1.2016).
Thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép áp dụng với tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đối với xe dưới 9 chỗ và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ (hợp đồng điện tử) phối hợp với đơn vị vận tải. Như vậy, việc thí điểm này không dành riêng cho Grab hay Uer mà được thực hiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi có sự phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối hợp đồng điện tử.
Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Việc thí điểm được ứng dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng (mặc dù theo quy định hiện tại thì ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã còn có các hộ kinh doanh vận tải theo hợp đồng, tuy nhiên trong thí điểm đã hạn chế chỉ áp dụng đến phạm vi đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là đề xuất phù hợp để đánh giá các hiệu quả và bảo đảm được mục tiêu quản lý trong quá trình thí điểm) và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ.
Việc quản lý xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được thực hiện trực tiếp tại cơ quan của tỉnh, thành phố (Sở GTVT cấp phù hiệu cho phương tiện, cấp giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh, phương tiện để được cấp phù hiệu phải đáp ứng đã lắp thiết bị giám sát hành trình) qua đó đảm bảo được sự giám sát, quản lý từ cơ sở.
Cho đến nay, không chỉ có Grab, Uber mà đã có 7 đơn vị của Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ tương tự như của Grab và Uber, trong đó có cả các hãng taxi lớn.
Điều này cho thấy sự thay đổi tích cực trong các doanh nghiệp vận tải và công nghệ của Việt Nam khi Chính phủ cho phép thí điểm, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang không ngừng đổi mới, chủ động nghiên cứu tiếp cận và làm chủ các ứng dụng, cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài.
Qua việc đang triển khai thí điểm cho thấy, chúng ta đã chủ động và hoàn toàn có thể phát triển bằng chính nội lực của các đơn vị vận tải cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải trong nước. Việc phát triển trong lĩnh vực vận tải đang được thực hiện bảo đảm sự ổn định, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy nội lực và làm chủ công nghệ, không lệ thuộc, trên cơ sở bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đã được thành lập và kinh doanh vận tải theo quy định thông qua áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải.
Về vấn đề quy hoạch, các địa phương cùng các Bộ, ngành cũng cần xem xét lại sự đáp ứng đồng bộ giữa quy hoạch và nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời cần đẩy mạnh việc tối ưu hóa trong tổ chức giao thông đô thị, qua đó ưu tiên tạo thuận lợi cho xe buýt, taxi, các phương tiện công cộng để người dân sử dụng thay cho dùng phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện nội dung này theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
Với thực tiễn đang diễn ra, việc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã phần nào tác động đến loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, đây là quy luật tất yếu nhưng mang tính tích cực theo hướng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân với chi phí cho các chuyến đi phù hợp hơn, đảm bảo thuận tiện an toàn, chất lượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao, việc thay đổi để ứng dụng quản lý và điều hành hoạt động vận tải đã được chú trọng hơn, công tác quản lý trong vận tải, lĩnh vực thuế được quan tâm và thực hiện sát sao hơn…
Video đang HOT
Mỗi việc thí điểm đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực. Trong việc này, ngoài những kết quả tích cực đã nêu trên thì cũng cần nhìn nhận hạn chế cần điều chỉnh như: Phải có sự phối hợp sát sao hơn và trách nhiệm hơn của các cơ quan từ trung ương đến địa phương; việc tổ chức giao thông cần phù hợp hơn, quản lý chặt chẽ hơn nữa các ứng dụng mới; cần nhanh chóng bổ sung, hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp các quy định trong quản lý hoạt động vận tải, quản lý công nghệ, thuế…
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó bổ sung quy định quản lý phù hợp đối với xe hợp đồng và xe taxi, quản lý và áp dụng hợp đồng điện tử, kết nối quản lý thuế… Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành và phát huy việc ứng dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: Giám đốc nhà hàng quẹt thẻ lấy của khách 700 triệu đồng
Bắt giám đốc nhà hàng quẹt thẻ lấy của khách gần 700 triệu; CSGT bị "treo" trên đầu xe container, húc vào dải phân cách; Hoa hậu Phương Nga trở lại toà sau khi tại ngoại...là những thông tin nóng nhất trong 24h qua.
Bắt giám đốc nhà hàng quẹt thẻ lấy của khách gần 700 triệu
Ngày 30.6, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Tuấn Minh (22 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) để điều tra về tội "Sử dụng thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, tối ngày 10.8.2016, ông Caracciolo David John đến nhà hàng Nightfall ở quận 1 (TP.HCM) ăn uống cùng bạn bè và thanh toán bữa ăn bằng hình thức quẹt thẻ.
Về nước ông mới phát hiện ra tài khoản của mình bị trừ 39.429 AUD (khoảng 700 triệu đồng) khi thanh toán bữa ăn đó nên làm đơn tố cáo từ Úc gửi sang Việt Nam.
Ông Caracciolo David John (thứ 2 từ trái sang)
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Minh là Giám đốc nhà hàng NightFall. Vào thời điểm thanh toán, ông Caracciolo đưa cho nhân viên Nguyễn Thị Kim Sang (tên gọi khác là Ngọc, chưa rõ lai lịch, địa chỉ) 150 đô la Australia và khoảng 2 triệu đồng tiền Việt Nam nhưng Ngọc nói chưa đủ, vì vậy ông đưa 2 thẻ tín dụng để cà thẻ thanh toán.
Nghe Ngọc hỏi ý kiến, Minh đồng ý về việc sẽ cà số tiền nhiều hơn giá trị thực tế phải thanh toán. Ngọc nói với khách là máy POS (máy chấp nhận thẻ) bị hư nên thực hiện cà thẻ nhiều lần với tổng số tiền hơn 663 triệu đồng.
Theo điều tra, thực tế giá trị hóa đơn thanh toán của ông Caracciolo chỉ hết 13 triệu đồng, nếu tính cả tiền bo cho nhân viên thì chỉ gần 19,6 triệu đồng.
CSGT bị "treo" trên đầu xe container, húc vào dải phân cách
Trên mạng xã hội vừa xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh chiếc xe container liên tục đánh võng nhằm hất một chiến sỹ CSGT đang bám trên đầu xe xuống đường để chạy thoát, tránh bị xử phạt khiến dư luận xôn xao.
Trao đổi với PV ngày 30/6, thiếu tá Lê Ngọc Sáng - Đội trưởng CSGT phía Bắc (Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh) cho biết, sự việc trên xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 30/6.
Chiến sỹ Đức bị "treo" trước đầu xe rồi ép vào dải phân cách
Theo đó, tổ CSGT phía Bắc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên QL1A đoạn qua TX.Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh thì phát hiện chiếc xe container biển kiểm soát tỉnh Bình Định vi phạm lỗi tốc độ, nên yêu cầu dừng kiểm tra.
Tài xế bước xuống khẳng định mình không vi phạm tốc độ, sau đó tài xế đã lên xe và bất ngờ nổ máy chạy trốn. Lúc này, có 2 chiến sỹ CSGT đứng phía trước đầu xe, một người né được, còn chiến sỹ Nguyễn Anh Đức phải bám phía đầu xe.
Tuy nhiên, lái xe liên tục đánh võng hất văng chiến sỹ Đức xuống đường, khiến chiến sỹ Đức bị thương nặng.
Hoa hậu Phương Nga cùng mẹ trở lại toà sau khi tại ngoại
Sáng 30.6, hoa hậu Phương Nga cùng mẹ là bà Hồ Mai Phương đã có mặt tại TAND TP.HCM.
Vẻ mặt của hai mẹ con rất tươi nhưng cũng có phần mệt mỏi sau chuỗi những ngày dài xét xử vụ án tại đây.
Hoa hậu Phương Nga trở lại tòa
Phương Nga tâm sự: "Hôm qua sau khi tại ngoại, mẹ cho em vào thẳng khách sạn để ngủ nghỉ sau chuỗi ngày mệt mỏi. Hiện hai mẹ con vẫn mặc chiếc áo cặp màu hồng nhạt trước đó, đang lo lắng về việc báo cáo đăng ký với chính quyền địa phương về việc tại ngoại mà toà vừa tuyên vào chiều qua. Bởi căn nhà ở quận 2 trước khi bị bắt là Nga thuê, hiện hai mẹ con đang nhờ luật sư hỗ trợ có thể đăng ký tại nơi ở quận 12 hay không".
Công an xem xét kiến nghị cho bác sĩ Lương tại ngoại
Đại tá Phạm Văn Sử, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, khi nhận được đơn kiến nghị, cơ quan điều tra sẽ xem xét theo các quy định pháp luật. Nếu cần thiết thì có thể không cần áp dụng biện pháp tạm giam đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.
Bác sĩ Hoàng Công Lương, cán bộ của Khoa Điều trị tích cực, đơn nguyên thận nhân tạo bị khởi tố và bắt giam
Đại tá Phạm Văn Sử cho rằng, những ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y tế là phân tích từ góc độ chuyên môn, còn trách nhiệm của cơ quan điều tra phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập và các quy định của pháp luật để xử lý vụ việc một cách khách quan.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình khẳng định, hành vi vi phạm của bác sĩ Lương trong vụ án đã rõ ràng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra sẽ xem xét các điều kiện khách quan, chủ quan để có biện pháp xử lý phù hợp với bác sĩ Lương.
Yêu cầu GĐ Sở TN-MT Yên Bái giải trình khoản vay 20 tỉ xây biệt thự
Ngày 30/6, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho biết ông và Đoàn thanh tra đang có mặt ở Yên Bái để thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý và gia đình.
Khu đất xây dựng "biệt phủ" do vợ ông Phạm Sỹ Quý đứng tên.
Về thông tin gia đình ông Quý vay khoảng 20 tỉ đồng từ ngân hàng đề xây biệt thư, ông Phạm Trọng Đạt cho biết, Đoàn thanh tra sẽ yêu cầu giải trình.
"Nguồn gốc tài sản họ (gia đình ông Quý) giải trình như thế nào phải có cơ sở, vay ngân hàng cũng phải có cơ sở, thuộc trách nhiệm phải giải trình"- ông Phạm Trọng Đạt bày tỏ.
Chủ nhân jackpot "bỏ giải" gần 38 tỉ đồng
Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) cho biết, chủ nhân giải jackpot trị giá gần 38 tỉ đồng của kỳ quay 122 đã không tới nhận giải. Đây là giải thưởng được xác định từ hôm 30/4 và theo quy định, người trúng giải có thời hạn 60 ngày để lĩnh thưởng (tức hạn chót là hết ngày 29/6).
Kết quả kỳ quay 122 tìm ra một giải jackpot trị giá gần 38 tỉ đồng, nhưng chủ nhân đã "bỏ giải"
Như vậy, giải jackpot nói trên đã chính thức vô chủ. Theo đại diện Vietlott, trong những ngày tới, nếu chủ nhân của tấm vé trúng thưởng có bất ngờ xuất hiện thì cũng không thể nhận giải.
Đây là trường hợp chủ nhân jackpot "bỏ giải" xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử gần 12 tháng Vietlott triển khai chương trình xổ số Mega 6/45 tại Việt Nam.
Trước đó, theo thông tin công bố từ Vietlott, tấm vé này được phát hành tại một điểm bán hàng trên đường Ba Tháng Hai, P.12, Q.11, TP.HCM vào chiều ngày 28/4. Chỉ 2 ngày sau khi phát hành, vé đã được xác định là trúng giải độc đắc gần 38 tỉ đồng nhờ bộ số 02 - 06 - 08 - 11 - 12 - 25 in trên vé.
Theo Danviet
Nóng trong ngày: Mua hổ sống nặng 200kg nấu cao, 5 đối tượng bị khởi tố Mua hổ sống nặng 200 kg ra Hà Nội nấu cao, 5 đối tượng bị khởi tố; Giải jackpot hơn 112 tỉ của Vietlott đã có chủ; Công an tỉnh Hưng Yên thông tin chính thức vụ thi thể bị rạch bụng, cắt mất "của quý" nạn nhân... là những tin nóng 24h qua. Mua hổ sống nặng 200 kg ra Hà Nội...