Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu du lịch thác Bản Giốc
Phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng và của Quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thác Bản Giốc
Đó là nội dung trong Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc (tỷ lệ 1/5.000 và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc (tỷ lệ 1/500). Phạm vi lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc có quy mô 1.000 ha; phạm vi lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc có quy mô 156,7 ha.
Đến năm 2020, khách du lịch khoảng 750.000 lượt khách; tổng số buồng phòng phục vụ nhu cầu lưu trú khoảng 1.010 phòng; đến năm 2030, khách du lịch khoảng 1.200.000 lượt khách; tổng số buồng phòng phục vụ nhu cầu lưu trú khoảng 1.750 phòng.
Theo Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc, cảnh quan Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc được tổ chức thành 4 khu vực: Khu vực cảnh quan thác Bản Giốc; khu vực cảnh quan dọc theo sông Quây Sơn; khu vực cảnh quan sinh thái lâm nghiệp đồi núi và Khu vực cảnh quan sinh thái nông nghiệp.
Trong đó, khu vực cảnh quan thác Bản Giốc có tổng diện tích khoảng 20 ha, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các khu vực cảnh quan đặc trưng hiện hữu gồm: Khu vực thác nước chính, thác nước phụ; cánh đồng lúa; đồi thông; lạch suối; hệ thống cây xanh lâu năm. Cải tạo hệ thống cây bụi, cây tạp bằng cây xanh cảnh quan phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên tại khu vực và không che chắn tầm nhìn đến khu vực thác nước.
Bên cạnh đó, cải tạo chỉnh trang các công trình xây dựng và xen cấy một số công trình dịch vụ du lịch thiết yếu phục vụ du lịch.
Khu vực cảnh quan mặt nước sông Quây Sơn có tổng diện tích khoảng 22 ha, phạm vi xác định trong hành lang thoát lũ của sông Quây Sơn. Gìn giữ, bảo tồn, chỉnh trang cảnh quan hiện hữu. Tổ chức các loại hình du lịch đặc trưng gắn với dòng sông. Bổ sung hệ thống cầu gỗ cảnh quan liên kết các cồn trên sông để phục vụ đi bộ, khai thác du lịch. Tổ chức bến thuyền du lịch kết hợp công trình dịch vụ tiếp giáp với bờ sông với quy mô xây dựng khoảng 1000 m2. Quá trình bảo tồn, cải tạo chỉnh trang và xây dựng không được ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước và cảnh quan tự nhiên của dòng sông.
Theo Danviet
Về Cao Bằng khám phá miền biên viễn
Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, suối Lênin... đều là những điểm đến mà du khách luôn muốn ghé thăm khi đến Cao Bằng.
Video đang HOT
Con đường đưa chúng tôi đến huyện Trùng Khánh của Cao Bằng. Cả đoàn như bị mê hoặc trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống bình dị của người dân.
Khác xa với cuộc sống ồn ào nơi đô thị phồn hoa, về với mảnh đất nơi biên cương Tổ quốc, chúng tôi như được hòa mình vào với thiên nhiên trong lành, tươi mát.
Điểm đến đầu tiên mà chúng tôi đặt chân đến là thác Bản Giốc, một trong những thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã àm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thác nước hùng vĩ cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng, làm tung lên bọt nước trắng xóa làm mờ cả một vùng rộng lớn.
Đối nghịch với thác nước dữ dội bên trên, phía dưới thác là mặt sông rộng, hiền hòa, phẳng như gương.
Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt với những chú ngựa thong dong gặm cỏ.
Sau khi nô đùa thỏa với thiên nhiên, chúng tôi nghỉ ngơi và có bữa tiệc nướng ngoài trời bên dòng thác thơ mộng.
Sau thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao cũng là một điểm đến hấp dẫn tại Cao Bằng. Đây là một động lớn, được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Động có chiều dài 2.144 m.
Hệ thống nhũ đá của động rất phong phú với nhiều hình thù, khiến người xem bất ngờ và thích thú.
Các vòm động cứ đóng vào rồi lại mở ra khiến du khách như lạc vào một mê cung thần tiên. Ngườm Ngao không chỉ thu hút khách Việt Nam mà còn có các vị khách nước ngoài.
Đèo Mã Phục là một trong 5 điểm đến không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng. Đèo quanh co bên những dãy núi đá vôi cao chót vót, ôm gọn thung lũng vào lòng. Mùa lúa chín, cả cung đường bừng lên sắc vàng rực rỡ.
Đèo Mã Phục còn có một điểm đặc biệt là trên đỉnh đèo có một phiên chợ được họp thường xuyên, luôn tấp nập người mua, kẻ bán.
Bên cạnh đèo Mã Phục, trên hành trình từ Bắc Kạn lên Cao Bằng, chúng tôi còn đi qua đèo Gió.Cảnh đẹp ở đây không hề thua kém bất cứ cung đường đèo nổi tiếng nào.
Hoàng hôn nhẹ buông xuống làm cảnh vật thêm mộng mơ, quyến rũ khiến cho những kẻ lữ khách bùi ngùi không nỡ bước chân đi.
Khu di tích Pác Bó thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía bắc. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng mà có lẽ ai lên Cao Bằng cũng phải ghé qua.
Khu di tích bao gồm nhà tưởng niệm Bác Hồ, suối Lênin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc... Nhưng điểm khiến du khách thích thú nhất là nước suối Lênin có màu xanh ngọc tự nhiên, rất lạ mắt.
Dòng nước suối chảy hiền hòa, sạch trong khiến ta có thể nhìn rõ đáy với từng đàn cá nhởn nhơ bội lội.
Hàng cây cổ thụ hai bên dòng cũng vươn mình soi bóng xuống mặt nước, tạo nên khung cảnh yên ả, thanh bình.
Nguyễn Hoàng Phi
Theo Zing
Việt - Trung thúc đẩy thực hiện thỏa thuận thác Bản Giốc Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay sẽ thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận liên quan đến thác Bản Giốc và tàu thuyền ở cửa sông Bắc Luân. Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc hợp tác tại thác Bản Giốc/Đức Thiên. Ảnh: Bùi Tuấn Hùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam Nguyễn...