Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân
Sáng nay, 12.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề “ Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại Bắc Giang.
Cùng dự buổi đối thoại tại điểm cầu chính có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn; Phó Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái; đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành và lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành nghề…
Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng các ý kiến của người lao động
Chương trình gặp gỡ, đối thoại có 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân sáng nay,12.6
Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2022 nhằm “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” theo tinh thần của Thông báo số 77-TB/TW ngày 24.2.2012 của Ban Bí thư kết luận về tổ chức Tháng Công nhân.
Chương trình là hoạt động tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội đối với công nhân lao động; tiếp tục triển khai chương trình Công đoàn đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời, khẳng định quyết tâm, khát vọng của công nhân lao động tích cực thi đua lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.
Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ban Tổ chức chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới đội ngũ công nhân trên cả nước.
Thủ tướng nhắc lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt chặng đường cách mạng, mục tiêu cao nhất đất nước ta được độc lập, nhân dân ta được tự do, được ấm no và hạnh phúc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. “Chúng ta luôn xác định rõ quyền con người, xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển, trong đó có công nhân. Chúng ta luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng các ý kiến của người lao động, trên cơ sở đó hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các chủ thể có liên quan – Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong 2 năm qua, do tình hình Covid-19, chúng ta không có nhiều điều kiện để tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp, nhưng các cấp, các ngành, các cơ quan đã có nhiều hình thức để gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại với công nhân lao động. Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm, chăm lo, đồng hành để tìm giải pháp khắc phục những hậu quả, tác động của dịch bệnh Covid-19 tới đời sống và công việc của công nhân, giải quyết vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách để bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với các cơ quan tổ chức cuộc đối thoại hôm nay để lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và cùng có trách nhiệm với nhau để thực hiện mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước.
Thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông đối với những mất mát, nhọc nhằn, khó khăn, vất vả mà anh chị em công nhân, người lao động phải chịu đựng trong hơn 2 năm qua do dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu và sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh chị em sớm vượt qua những khó khăn, trở lại lao động, làm việc, ổn định đời sống.
Video đang HOT
Quang cảnh cuộc gặp gỡ, đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với công nhân sáng nay,12.6
Chia sẻ tại đối thoại, Thủ tướng nói: “Đời sống nhiều công nhân còn rất vất vả. Tôi vừa đi thăm khu nhà trọ công nhân tại Bắc Giang và thời gian qua cũng đã đi nhiều nơi để gặp gỡ, tìm hiểu đời sống công nhân. Chúng ta cùng đối thoại để tìm ra giải pháp phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta, phù hợp với nguyện vọng anh chị em công nhân và phù hợp với tình hình thực tiễn”.
Tin vui được Thủ tướng thông báo trong sáng nay đó là, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Từ những vấn đề thực tiễn đặt ra, Thủ tướng mong cuộc đối thoại diễn ra trong không khí cởi mở, gần gũi, thân tình, các công nhân chia sẻ suy nghĩ , các bộ ngành trả lời thể hiện trách nhiệm của mình về những vấn đề còn băn khoăn, trăn trở, lo lắng của công nhân.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ý kiến tập trung vào 10 vấn đề mà đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổng hợp, báo cáo, trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, chân thành, trách nhiệm, hiệu quả, tìm giải pháp tốt nhất cả trước mắt và lâu dài để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
10 nhóm vấn đề lớn gửi lên Thủ tướng Chính phủ
Phát biểu tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, năm 2021, Chính phủ bắt đầu nhiệm kỳ mới với đầy những khó khăn, thách thức và bộn bề lo toan. Dịch Covid-19 làn sóng thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ khôi phục sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó quan tâm chăm lo, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu
Đồng hành cùng Chính phủ, tổ chức Công đoàn dồn toàn lực chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động, chia sẻ với doanh nghiệp, vượt mọi khó khăn. Trong khó khăn, quan hệ bền chặt, hướng tới mục tiêu chung giữa Chính phủ với tổ chức Công đoàn và người lao động được khẳng định hơn bao giờ hết.
Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động ngày hôm nay là minh chứng sinh động cho quan hệ phối hợp hiệu quả, là hoạt động cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, đó là “Người đứng đầu chính quyền các cấp định kỳ đối thoại và chỉ đạo giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động”. Đây là dịp để Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, truyền thông điệp động viên, khích lệ công nhân lao động cả nước, phát huy truyền thống, vượt mọi khó khăn, chung sức, đồng lòng thi đua lao động sản xuất với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thực hiện khát vọng dân tộc.
Để chuẩn bị cho Chương trình này, ngày 16.5.2022, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn lấy ý kiến, tổng hợp đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động thông qua tìm hiểu trực tiếp, nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, thu thập ý kiến trên hệ thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội của Công đoàn; chỉ đạo các cơ quan báo chí Công đoàn mở diễn đàn tuyên truyền, vận động và tập hợp đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, công nhân lao động cả nước. Đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước đối với 126 vấn đề gửi đến người đứng đầu Chính phủ. Qua tổng hợp, các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất tập trung chủ yếu xung quanh 10 nhóm vấn đề lớn như sau:
Một là, về tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Hai là, việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hệ quả là công nhân không có lương hưu trong tương lai.
Ba là, cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động.
Bốn là, vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Năm là, về chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cần nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng công nhân lao động mắc bẫy “tín dụng đen”.
Sáu là, về công tác đào đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bảy là, về tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Tám là, về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho công nhân lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập.
Chín là, về tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.
Mười là, vấn đề giá nhà trọ, giá điện, giá nước sinh hoạt bị một bộ phận chủ nhà trọ đẩy lên cao; việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú; việc cấp bách phải hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp và gần các doanh nghiệp đông công nhân.
Bên cạnh những kiến nghị, đề xuất, nhiều công nhân lao động bày tỏ sự tri ân đối với Đảng, Nhà nước, cá nhân Thủ tướng Chính phủ, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp về công tác phòng chống dịch và những chăm lo kịp thời đối với người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; bày tỏ niềm tin tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và Công đoàn; thể hiện mong muốn, khát vọng cống hiến, xây dựng, phát triển doanh nghiệp, địa phương và đất nước.
“Trong Chương trình hôm nay, đại diện công nhân lao động tại các điểm cầu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, những kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động sẽ được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, giải đáp và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng và kỳ vọng của công nhân lao động cả nước” – Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nói.
Song Hà
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động
Ngày 18/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động. Ảnh: TTXVN
Quyết định nêu rõ, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Ủy ban có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về phương hướng, cơ chế, chính sách và các biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động; các giải pháp xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị, tham gia ý kiến với cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động; các biện pháp xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, Ủy ban Quan hệ lao động có nhiệm vụ xây dựng, công bố các báo cáo định kỳ và đột xuất về quan hệ lao động; hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, thiết lập và vận hành cơ chế ba bên về quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quan hệ lao động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban có 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ba Phó Chủ tịch Ủy ban, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Các thành viên Ủy ban còn lại, gồm: Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Ủy ban có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận giúp việc, trong đó, Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giúp Ủy ban chuẩn bị các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban.
Chủ tịch Ủy ban thành lập Bộ phận kỹ thuật gồm các thành viên là người của các cơ quan, tổ chức tham gia thành viên Ủy ban và cơ quan, tổ chức liên quan. Bộ phận giúp việc có trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Ủy ban.
Ủy ban sử dụng đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Bộ phận giúp việc.
Các thành viên Ủy ban, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban; có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban.
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động - Bài cuối: Tiếp sức người lao động Gần đây, nhiều thông tin xoay quanh về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được phản hồi tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có chỉ đạo xử lý và giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm...