Thủ tướng Chính phủ nêu 6 vấn đề để thực thi hiệu quả EVFTA
Sáng 6-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.
Tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, các hiệp hội ngành nghề, Đại sứ 7 nước Liên minh châu Âu (EU), đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam. Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tham dự tại các điểm cầu.
Tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Cùng hành động thực thi hiệu quả EVFTA
Hội nghị nhằm mục tiêu trao đổi, thảo luận các biện pháp thực thi EVFTA một cách đồng bộ và hiệu quả trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Hội nghị cũng là dịp triển khai đồng bộ tới các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước kế hoạch thực thi EVFTA.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, EVFTA là hiệp định toàn diện, độ mở lớn và cân bằng lợi ích cho cả hai bên. Riêng với Việt Nam, nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong điều kiện bình thường, EVFTA góp phần giúp GDP tăng bình quân 3,25% giai đoạn 5 năm đầu thực hiện, 3% cho 5 năm tiếp theo và lên đến 7,72% cho 5 năm sau đó.
Trong một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới, nếu thực hiện đồng thời cả EVFTA và CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), GDP của Việt Nam có thể tăng tới 32% trong giai đoạn 2021-2030. Không chỉ thế, EVFTA còn giúp tăng thêm gần 150.000 việc làm mỗi năm. Hiệp định thế hệ mới này được kỳ vọng hỗ trợ Việt Nam và EU đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Tuy có nhiều cơ hội mở ra, song Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Một trong những tồn tại lớn nhất là nhận thức của các doanh nghiệp về EVFTA còn hạn chế và việc tận dụng cơ hội còn khiêm tốn. Nhiều cơ quan còn chậm xây dựng văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn thực thi còn thiếu thống nhất gây khó cho doanh nghiệp. Đồng thời, chúng ta còn nhiều hạn chế về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực chất lượng…”.
Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tập trung thảo luận về một số vấn đề: Thứ nhất, tại sao hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, của EVFTA nói riêng chưa hiệu quả. Thứ hai, tại sao việc tận dụng cơ hội từ EVFTA chưa được như mong đợi. Thứ ba, làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có kinh nghiệm. Thứ tư, phải làm gì để nâng cao chất lượng hạ tầng. Thứ năm, phải làm gì để tất cả người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý quan tâm cùng hành động. Thứ sáu, EVFTA có hiệu lực, nhiều sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh trên thị trường nội địa, không thể đóng cửa hay lập hàng rào bảo hộ, chúng ta sẽ thực hiện đúng cam kết, quản lý tốt thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; vậy Chính phủ và doanh nghiệp cần làm gì?
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, từ kinh nghiệm thực thi CPTPP trong hơn một năm qua, kế hoạch thực hiện EVFTA của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương càng được ban hành sớm với những hoạt động cụ thể, đúng trọng tâm, trọng điểm thì hiệp định sẽ thực sự đi vào cuộc sống càng nhanh và hiệu quả.
Điểm lại 5 nhóm công việc lớn cần làm trong kế hoạch thực thi EVFTA của Chính phủ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang tích cực đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai ngay và hiệu quả các nhóm công việc này. Bộ Công Thương cũng đưa ra kiến nghị các giải pháp cụ thể, tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và EVFTA nói riêng; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao nhận thức của người nông dân và doanh nghiệp sản xuất…
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trên cơ sở kế hoạch của Chính phủ và các nội dung công việc của Bộ Tài chính, kế hoạch thực hiện của Bộ xác định các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Công tác xây dựng pháp luật, thể chế trong lĩnh vực tài chính để thực thi EVFTA tập trung vào những nội dung sau: Trình Chính phủ ban hành Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022; hoàn thiện pháp luật thể chế trong lĩnh vực Hải quan để thực thi cam kết EVFTA; hoàn thiện pháp luật, thể chế trong lĩnh vực bảo hiểm…
Dự kiến khởi công cầu Rạch Miễu 2 trong năm 2021
Bộ GTVT đang chờ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ để có thể tiến hành khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2 trong năm 2021.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Hiện nay Chính phủ đã có chỉ đạo sớm khởi công cầu Rạch Miễu 2. Bộ GTVT cũng đã xong báo cáo xin chủ trương đầu tư. Chính phủ đang giao Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính thẩm định báo cáo, đặc biệt là nguồn vốn. Sau khi có ý kiến của hai bộ này, Thủ tướng sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Cấp bách làm cầu Rạch Miễu 2
Tuyến quốc lộ (QL) 60 là trục hành lang kết nối các tỉnh duyên hải phía Nam với TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ. Đây là trục dọc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hiện nay, QL60 từ Trung Lương đến cầu Hàm Luông đã được đầu tư cơ bản đường cấp III đồng bằng với quy mô bốn làn xe.
Trong khi đó, cầu Rạch Miễu trên tuyến QL60 nằm ở cửa ngõ trung tâm TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và Bến Tre chỉ được đầu tư với quy mô hai làn xe. Vì vậy, từ QL60 lên cầu Rạch Miễu trở thành nút thắt cổ chai nên thường xuyên ùn tắc giao thông, nhất là vào cuối tuần và các dịp lễ, tết.
Hiện nay, cầu Rạch Miễu không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Do đó, theo đánh giá của Bộ GTVT, việc xây dựng cầu Rạch Miễu 2 là hết sức cấp bách.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết thêm: Hy vọng trong tháng 8 hoặc tháng 9-2020, Chính phủ sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2. "Bộ GTVT hiện đang rất trông chờ phê duyệt của Chính phủ để sớm thực hiện dự án này" - Bộ trưởng Thể nói.
Bộ trưởng Thể cũng cho biết: Để dự án được thực hiện thuận lợi, Bộ GTVT đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện với mục đích khi được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, đơn vị chức năng sẽ tiến hành ngay các công việc tiếp theo.
Bộ GTVT cũng cho rằng dự án được phê duyệt trong năm 2020 sẽ tạo tiền đề tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, khi được bố trí đủ vốn mới triển khai công tác xây lắp cầu Rạch Miễu 2.
"Bộ GTVT hy vọng trong năm 2021 sẽ có một số hoạt động liên quan đến việc khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2" - Bộ trưởng Thể nói.
Đoạn dẫn từ quốc lộ 60 lên cầu Rạch Miễu thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Giải cứu cầu Rạch Miễu hiện hữu bằng phà tạm
Sau khi nghiên cứu và trình Chính phủ chấp thuận, được sự đồng ý của Bộ GTVT, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng bến phà Rạch Miễu tạm.
Theo đó, bến phà Rạch Miễu tạm sẽ được đầu tư xây dựng tại bến đò Song Thuận (nối xã Song Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang với xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Bến Tre), cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 10 km.
Hồi đầu tháng 7, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2. Từ đó sớm triển khai thực hiện đưa vào khai thác nhằm giảm áp lực giao thông qua cầu Rạch Miễu hiện tại, giúp Bến Tre tháo gỡ ách tắc lớn tại cửa ngõ của tỉnh.
Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bến Tre, địa phương đang gấp rút hoàn tất thủ tục để khởi công xây dựng bến phà Rạch Miễu tạm. Dự kiến bến phà tạm này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Như vậy, sau hơn 100 năm tồn tại, vào tháng 1-2009 khi cầu Rạch Miễu hoàn thành, đưa vào sử dụng, phà Rạch Miễu được xem như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đưa khách qua sông Tiền.
Thế nhưng sau 11 năm đi vào hoạt động, cầu Rạch Miễu hiện nay đã quá tải và hầu như dịp tết nào cũng "thất thủ". Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã đề xuất xây dựng lại bến phà Rạch Miễu để "chia lửa" với cầu Rạch Miễu hiện tại.
Về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết khi cầu Rạch Miễu thường xuyên xảy ra ùn ứ thì việc làm phà tạm đưa khách qua sông là rất hợp lý. Đây là phương án giải tỏa áp lực giao thông cho cầu Rạch Miễu trong khi trông chờ cầu Rạch Miễu 2. Trước hết, bến phà tạm này sẽ phục vụ đưa rước xe hai bánh và ô tô con.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GTVT, năm năm nữa, khi có cầu Rạch Miễu 2 thì bến phà Rạch Miễu tạm cũng không để lãng phí. Cụ thể, chính quyền địa phương hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang có thể sử dụng hai bến ở hai bờ làm bến cảng thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch hoặc các hoạt động khác vì đã có sẵn các điều kiện phục vụ.
Thủ tướng chỉ đạo 3 tháng, Bộ Công Thương mới lập đoàn... kiểm tra giá thịt lợn Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm rà soát, đánh giá thực trạng toàn bộ chuỗi chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thịt lợn. Theo Bộ Công Thương, việc thành lập đoàn kiểm tra là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tổng...