Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn mới của khu vực Mekong
Chiều 12.9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự với tư cách diễn giả tại phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mekong”.
Cùng dự có Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong.
Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo các nước Mekong đã thảo luận các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của các nước Mekong như tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối số, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng mềm, vấn đề môi trường, quản lý nguồn nước sông Mekong…
Phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mekong”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo đánh giá khu vực Mekong cần nỗ lực phát huy nội lực, lợi thế thị trường, nhân lực trẻ dồi dào để tranh thủ cơ hội, lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển nhanh và bền vững hơn. Các nhà Lãnh đạo chia sẻ những định hướng, biện pháp về thúc đẩy hội nhập trong khu vực Mekong cũng như hội nhập của khu vực này trong ASEAN và thế giới; phối hợp tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông; thúc đẩy liên kết kinh tế, phát huy lợi thế bổ sung nhằm tăng cường sức cạnh tranh của khu vực Mekong; tăng cường phối hợp thúc đẩy kết nối hạ tầng mềm, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư…
Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ tầm nhìn về khu vực Mekong hòa bình, ổn định, hội nhập và kết nối, phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh hội nhập của các nước Mekong đã đóng góp quan trọng vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế bổ sung của các nước Mekong, thúc đẩy đổi mới và cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế và góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng đánh giá Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội rất lớn thúc đẩy hội nhập của khu vực Mekong, trong đó kết nối mềm, kết nối số ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh bên cạnh các kết nối sử dụng nguồn nước hiệu quả, kết nối năng lượng, kết nối giao thông và kết nối đào tạo nhân lực, khu vực Mekong có tiềm năng rất lớn về kết nối hạ tầng số với thị trường khoảng 250 triệu người tiêu dùng có thu nhập ngày càng tăng. Thủ tướng cho biết tại các cuộc họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018, Việt Nam đã nêu sáng kiến về mở rộng mô hình hợp tác về hòa mạng di động một giá cước giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam cho cả tiểu vùng Mekong và ASEAN nhằm tiến tới xây dựng một “ASEAN phẳng” nơi người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất về viễn thông với mức giá cước chuyển vùng quốc tế trong phạm vi khu vực ASEAN như cước nội địa. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả hơn cho các nước ở khu vực.
Theo Đức Tuân (Báo điện tử Chính Phủ)
Lào nỗ lực tìm kiếm những người mất tích trong vụ vỡ đập thuỷ điện
Chính phủ Lào sẽ tiếp tục và sẽ làm hết khả năng để tìm kiếm những người mất tích càng nhanh càng tốt.
Chiều 29/7, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã xuống Trung tâm tiếp nhận hàng cứu trợ người dân Attapue tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào và đã khẳng định: Chính phủ Lào sẽ tiếp tục và sẽ làm hết khả năng để tìm kiếm những người mất tích càng nhanh càng tốt.
Ông Thongloun Sisoulith cho biết thêm, kể từ ngày xảy ra sự cố vỡ đập đến nay, Chính phủ luôn ở bên cạnh nhân dân và làm hết sức mình để cứu sống người dân và sẽ tìm cho bằng được những người dân đã mất tích.
C huẩn bị hàng cứu trợ tại trung tâm huyện Sanamxay
Nhân dịp này, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith kêu gọi toàn thể nhân dân trên cả nước và các nước bạn bè, các tổ chức có tấm lòng mong muốn giúp đỡ hộ trợ nhân dân, Chính phủ sẵn lòng nhận sự hộ trợ để tiếp tục giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng trở lại cuộc sống bình thường.
Cũng theo thông báo mới nhất của lãnh đạo tỉnh Attapue, với tinh thần chỉ đạo tích cực khẩn trương của Chính phủ Lào và sự hỗ trợ của các nước bạn bè, cho đến thời điểm ngày 29/7 công tác cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ sau sự cố vỡ đập Xepian-Xe Nam Noy đã diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tích cực.
Như vậy cho đến thời điểm này, nhà chức trách Lào đã đưa được toàn thể nhân dân trên 6 bản đến khu vực an toàn và cứu trợ cho gần 6000 người dân. Tính đến ngày hôm qua, Lào đã tìm được 9 thi thể nạn nhân bị mất tích trong cơn thảm họa.
Hiện số người bị mất tích còn lại chưa thể tìm thấy được thi thể, do công tác cứu hộ đang gặp rất nhiều khó khăn, vì nước đã rút và nhiều bùn non./.
Theo Vân Thiêng - Cảnh Thành/VOV-Vientiane
Từ rốn lũ sau sập đập thủy điện Lào: Bùn phủ đỏ Attapeu Phóng viên Zing.vn đã tới Attapeu, nơi bị ngập sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào. Nước đã rút nhưng việc cứu hộ vẫn gặp nhiều khó khăn vì địa bàn đồi núi bị chia cắt, cô lập. Sau ba ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu (Lào), chiều 26/7, nhiều bản làng huyện Sanamxay...