Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm chống Covid-19 tại Hội nghị G20
Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đoàn kết, hợp tác và phối hợp toàn cầu và khu vực là rất quan trọng để chống dịch Covid-19.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 về ứng phó dịch Covid-19 đã bắt đầu từ 19h đến 21h tối 26/3 (giờ Việt Nam) theo sáng kiến của nước Chủ tịch G20 Saudi Arabia.
Tham dự Hội nghị trực tuyến có các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước thành viên G20 và một số nước khách mời, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cam kết sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các biện pháp kinh tế để giảm thiểu các tác động của dịch Covid-19 đối với phát triển kinh tế – xã hội. Hội nghị nhất trí phối hợp giảm thiểu các tác động của dịch Covid-19 đối với thương mại quốc tế, bảo đảm sự vận hành của các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các nguyên vật liệu, sản phẩm y tế thiết yếu.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung G20 về ứng phó dịch Covid-19, trong đó thể hiện quyết tâm chính trị, cam kết mạnh mẽ và đoàn kết trong phòng chống dịch Covid-19 cũng như thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững, bao trùm.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20. Ảnh: VGP.
Chia sẻ tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm, cam kết của Việt Nam trong chống dịch Covid-19; nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Từ thực tiễn kiểm soát tốt dịch bệnh của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo nhiều biện pháp về thúc đẩy hợp tác, hành động chung trong ứng phó với dịch Covid-19 như tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật trong xét nghiệm, kiểm soát và điều trị; tranh thủ sự đồng lòng, hợp tác, tham gia, vào cuộc của người dân, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang; tập trung chống dịch đi đôi với thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư, duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống người dân; hợp tác bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam và các nước ASEAN đang sinh sống ở các nước G20…
Sự tham dự và chia sẻ những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thúc đẩy hợp tác của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 đã khẳng định sự ủng hộ, hợp tác của Việt Nam đối với G20 và cộng đồng quốc tế trong chống dịch Covid-19, thể hiện Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm vào tăng cường hợp tác toàn cầu trong ứng phó với các thách thức chung.
G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn, gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Italy, Canada. Diễn đàn thành lập vào tháng 9/1999, hiện chiếm hơn 90% nền kinh tế thế giới.
Thủ tướng: 10-15 ngày tới quyết định việc chống dịch thành công hay thất bại
Nhấn mạnh, trong 10- 15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
10- 15 ngày tới sẽ quyết định thành công hay thất bại
Chiều 23/3, phát biểu kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh, trong 10- 15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19. Do đó, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị cần phải tiếp tục quyết liệt, chặt chẽ hơn nữa, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. "Phải thành công chứ không thất bại. Chúng ta quyết không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết tại Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ đó, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người và yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở vấn đề này.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo "đi từng ngõ, gõ từng nhà", yêu cầu Công an cung cấp thông tin về các trường họp đi từ nước ngoài về từ ngày 8/3/2020 để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly.
Đóng góp tự nguyện khi cách ly tập trung
Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng. Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo.
Bộ Y tế có trách nhiệm khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm COVID-19, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Nếu máy xét nghiệm và test kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch.
Thủ tướng cũng đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán.
"Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch", Thủ tướng nói và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự.
Theo Văn Kiên (Tiền Phong)
Bộ Quốc phòng báo cáo khả năng tiếp nhận số người cách ly Covid -19 Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trần Đơn đã báo cáo về công tác phòng, chống Covid-19 của quân đội và số lượng người đã cách ly tập trung tại doanh trại của quân đội Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 của quân đội (ảnh...